Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

MỤC LỤC

Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

- Tổ chức tín dụng Nhà nước được Nhà nước cấp vốn pháp định, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và theo điều lệ được Nhà nước phê duyệt. + Đối tượng cho vay được giới hạn, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có.

Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức tín dụng khác

+ Tổ chức quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Nhà nước thành lập và chỉ đạo về cơ chế, nghiệp vụ cũng như tổ chức hành chính, nhân sự. + Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ dành để cho vay đầu tư dự án, không cho vay vốn lưu động.

Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu hoàn vốn

Huy động vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đặt trong mối quan hệ ràng buộc và tương tác với các kênh huy động khác, đảm bảo sự cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối trong mối quan hệ điều tiết tiền – hàng, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của một thị trường tài chính lành mạnh. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn sai đối tượng sẽ làm mất cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực cần điều tiết của Nhà nước, và vì nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là có hạn, việc phân bổ nguồn vốn không đúng dự toán hoặc chậm so với tiến độ thực hiện sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng xấu tới kết quả đầu tư của dự án.

Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ Hỗ trợ Phát triển. - Đối với khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân (x) với 35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.

Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới

Chính phủ đã hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các biện pháp chủ yếu như: cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu một số sản phẩm quan trọng, cho vay với lãi suất ưu dãi với lãi suất ưu dãi đẻ sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu khẩu nguyên liệu thô và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay để chuyển đổi nhà máy sang sản xuất hàng xuất khẩu,…. Như vậy, từ đầu thập kỷ 80, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được điều chỉnh, ưu tiên cho khu vực bất lợi trước đây, đồng thời tăng cường kiểm soát tín dụng và khống chế đầu tư đối với các tập đoàn lớn nhằm giảm bớt ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đối với các tập đoàn này.

Quỹ Hỗ trợ Phát triển với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước

Các dự án này sau khi hoàn thành đi vào cung cấp gần 1 triệu tấn thép, và 700 nghìn phôi thép mỗi năm, không những chủ động được nguồn phôi thép tại chỗ cung cấp cho nhà máy cán thép thay thế nguồn phôi nhập khẩu hàng năm mà còn sản xuất ra các sản phẩm thép chuyên dùng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước mà trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đẩy mạnh sự nghiệp công nghệ hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Nhìn chung, các dự án ngành dệt may hoàn thành đi vào sử dụng đã giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, hàng năm đóng góp đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đáp ứng cho nhu cầu thị trường hơn 45.000 tấn sợi, 110 triệu m2 vải thành phẩm, 23 triệu sản phẩm dệt kim… như vậy, nguồn vốn tín dụng nhà nước đầu tư cho ngành dệt may đã góp phần từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưỡng kinh tế, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả.

Bảng 2.1  Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế (vốn tín dụng trong nước)
Bảng 2.1 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế (vốn tín dụng trong nước)

Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Trong các năm qua, Chi nhánh đã tiến hành cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển rất nhiều dự án thuộc các ngành nghề, chương trình kinh tế trọng điểm của Thành phố như chương trình kích cầu, chương trình cơ khí, chương trình cung cấp nước sạch, nhà ở cho người có thu nhập thấp…đến các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước như phát triển ngành điện, dệt may, xuất khẩu thủy hải sản, đánh bắt xa bờ, đóng tàu biển, đường sắt, đường giao thông …. Quỹ Hỗ trợ Phát triển (Quỹ chịu 50% và tổ chức tín dụng chịu 50% trên số nợ mà chủ dự án không trả được) hoặc trong quá trình xem xét tài trợ, nếu thấy có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn, các tổ chức tín dụng sẽ độc lập cho vay, ngược lại nếu thấy dự án có rủi ro các tổ chức tín dụng sẽ từ chối, không yêu cầu bảo lãnh.Sang năm 2003, Chi nhánh chỉ mới thực hiện bảo lãnh cho 1 dự án đầu tiờn với., vỡ vậy cú thể núi, nghiệp vụ bảo lónh tại chi nhỏnh vẫn cũn bỏ ngừ.

Bảng 2.3                                Tổng hợp nguồn vốn hoạt động
Bảng 2.3 Tổng hợp nguồn vốn hoạt động

Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về xóa dần bao cấp trong đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội đất nước: kết quả lớn nhất trong 5 năm thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn của Chi nhánh Quỹ TPHCM là đã tạo ra được nhận thức mới, phương pháp mới, cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, làm giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng hoàn vốn mà trước đây vẫn được Nhà nước cấp không hoàn lại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà cả mục tiêu phát triển xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố: việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của Chi nhánh Quỹ TPHCM trong các năm vừa qua cho chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình cơ khí, chương trình dệt may, chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp, dự án cấp nước sạch..ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế còn nhằm giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt khó khăn cho hàng chục ngàn người lao động.

Bảng 2.7                 Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn tín dụng
Bảng 2.7 Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn tín dụng

Các nguyên nhân cho những tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến naêm 2010

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Thành phố cần phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, phát huy tính năng động sáng tạo để đi đầu cả nước về phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hình thành đồng bộ cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế với Thế giới. - Qui hoạch, sắp xếp lại công nghiệp Thành phố theo hướng ưu tiên phát triển các ngành hàng, sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, sử dụng công nghệ hiện đại trở thành mũi nhọn của kinh tế Thành phố như : Cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới,.

Bảng 3.1                     Hệ số ICOR và tổng nhu cầu vốn đầu tư
Bảng 3.1 Hệ số ICOR và tổng nhu cầu vốn đầu tư

Chính sách kinh tế vĩ mô

- Cùng với việc nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn và trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án để loại trừ các yếu tố rủi ro do đánh giá không chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án, Quỹ Hỗ trợ Phát triển cũng cần được tham gia thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của các dự án sử dụng vốn ODA trước khi cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để ràng buộc trách nhiệm của cơ quan cho vay lại với trách nhiệm thu hồi nợ vay nhằm thống nhất quá trình sử dụng vốn vay với việc trả nợ nước ngoài. Ngoài ra, kính đề nghị Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương có biện pháp phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cho các dự án có đủ nguyên liệu hoạt động; phát triển đầu tư nghiên cứu (hoặc nhập khẩu) các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu Việt Nam để nâng cao năng suất cây trổng vật nuôi nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hết công suất, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và có nguồn thu để trả nợ vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

Giải pháp cho Quỹ TW

Vấn đề đảm bảo tiền vay: Quỹ TW cần ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất về bảo đảm tiền vay: do hệ thống văn bản pháp quy quy định về bảo đảm tiền vay của Nhà nước ban hành rất nhiều: các nghị định, các thông tư, thông tư liên tịch… Vì vậy, Quỹ Hỗ trợ Phát triển cần có văn bản hướng dẫn thống nhất về quy định trình tự, thủ tục các phần việc, lựa chọn tài sản đảm bảo, ký kết hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch đảm bảo, xử lý tài sản đảm bảo. Quỹ Hỗ trợ Phát triển là một tổ chức tài chính của Chính phủ được thành lập để thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển cho nền kinh tế, về lâu dài, mô hình sẽ được tổ chức theo hướng như một ngân hàng hỗ trợ phát triển: theo đó tổ chức này không những thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển trong nước mà còn thực hiện cả nhiệm vụ hỗ trợ các đối tác nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Vieọt Nam.

Giải pháp cho Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM

Việc phân loại nợ vay có thể kết thúc sau khi đã xử lý nợ hoặc thanh lý hợp đồng tín dụng còn việc xếp hạng tín dụng khách hàng được tiến hành ngay cả khi đã thanh lý hợp đồng tín dụng, kết hợp với các thông tin khác, sự đánh giá này có ý nghĩa quan trọng trong tương lai khi Quỹ có quan hệ với khách hàng này, bởi lẽ chỉ thu hồi nợ vay chưa chắc đã phản ánh đầy đủ về năng lực và ý thức của khách hàng. - Công nghệ thông tin trong tổ chức nội bộ phải đáp ứng được: lưu trữ, xử lý và truy xuất thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác; truyền tin thông suốt không ách tắc đường truyền; đảm bảo an toàn bảo mật số liệu cao; xử lý và kiểm soát tự động các lệnh thanh toán tức thời; kết nối với hệ thống phần mềm kế toán, hạch toán tự động và xử lý đối chiếu các lệnh thanh toán trong ngày tại Chi nhánh Quỹ.