MỤC LỤC
Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng chính sách tỷ giá còn một số chính sách như chính sách đất đai, tài chính, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất mới, chính sách lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hóa như: chính sách kích thích tiêu thụ, chính sách phát triển thị trường trong nước, khuyến khích sản xuất rau quả, xúc tiến thương mại..có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một kinh nghiệm mà các nhà kinh doanh thành công đã thực hiện để hiểu được phong tục tập quán của một dân tộc là: muốn hiểu biết tường tận phải “mắt thấy, tai nghe, tại chỗ” chỉ cần sống 3 – 4 ngày có thể cảm nhận được phong cách của thị trường và cũng chính là cách tiếp cận với phong tục của một dân tộc.
Trong kinh doanh hơp tác làm ăn với nước ngoài các chủ thể đàm phán từ các quốc gia khác nhau, với ngôn ngữ và tập quán trong kinh doanh cũng khác nhau làm cho việc đàm phán trở nên phúc tạp hơn. Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp phải xỏc định rừ trỏch nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, những thiệt hại đáng tiếc, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Chất lượng sản phẩm rau quả thể hiện ở thuộc tính kỹ thuật là độ tươi ngon, mẫu mã bao bì, các chỉ tiêu an toàn, công dụng và sự tiện dụng…Ngoài ra còn thể hiện ở mặt kinh tế như chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi phí sử dụng và chi phí môi trường. Chi phí sản xuất ngoài những chi phí về mua nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, nhân công, thì trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn cả chi phí cho các thủ tục xuất khẩu, chi phí cho các dịch vụ xuất khẩu chi phí bảo quản, nhất là chi phí vận chuyển, trong khi giá cước vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực như chi phí vận chuyển của ta luôn cao gấp 1,5 lần đối với hàng không và từ 200-500 USD/công lạnh 40 fit.
Vì trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là thị trường xuất khẩu, với mục đích hướng đến khách hàng, sản phẩm được chấp nhận cho nên các dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất cũng tạo ra một lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp. Kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng xuất khẩu, các chiến lược marketing, xúc tiến thương mại, …các kết quả này chính là những lợi nhuận cho quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới nhằm thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn….
Trong đó: Hxk: Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu TR: Doanh thu ngoại tệ xuất khẩu. TC: Chi phí cho hàng hóa xuất khẩu. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí xuất khấu có thể tính cho cả trường hợp xuất khẩu từng mặt hàng, từng nhóm và từng chuyến hàng. Chỉ tiêu phản ánh: 1 đơn vị tiền tệ trong nước chi phí cho hàng xuất khẩu sẽ thu về bao nhiêu đơn vị ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu: Hxk > 1: doanh nghiệp đang xuất khẩu có hiệu quả tức là xuất khẩu có lãi. Hxk = 1: doanh nghiệp đang hòa vốn trong lĩnh vực xuất khẩu. Hxk < 1: doanh nghiệp đang bị thua lỗ trong hoạt động xuất khẩu. Ngoài các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng nói trên còn có các chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính đó là:. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường. Kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng xuất khẩu, các chiến lược marketing, xúc tiến thương mại, …các kết quả này chính là những lợi nhuận cho quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới nhằm thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn…. Kết quả về mặt xã hội: xuất khẩu sẽ tăng thu nhập cho người lao động, tạo thêm việc làm cho họ. 2.Kinh nghiệm thành công của một số nước trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. 2.1.Kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. của Thái Lan là EC, Hà Lan, Tây Đức, Đông Âu), doanh nghiệp Thái Lan cũng rất nỗ lực trong việc phát triển ngành rau quả. Công ty còn tiếp nhận dây chuyền rửa, làm khô và đóng gói thanh long từ Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã hoàn thành việc chuyển giao dây chuyền rất phấn khởi với dây chuyền này vì quả thanh long được làm sạch mà không bị dập, gãy tai như lau chùi thủ công, đồng thời quả cũng được làm khô triệt để hơn nên không còn hiện tượng bị nhũn do nước đọng.
Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả trong những năm qua không ổn định, diễn biến của các tháng trong năm 2008 như biểu đồ thể hiện có sự lên xuống là do các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, đa số theo mùa vụ tự nhiên, hàng hoá chất lượng thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm…Ngoài ra, thiếu thông tin, trình độ tiếp cận thị trường còn yếu, chất lượng vệ sinh thực phẩm còn thấp, vì vậy để rau quả của Việt Nam có thể cạnh tranh thành công trong hội nhập, thì vấn đề nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và hỗ trợ xây dựng thương hiệu là những giải pháp cần thiết và cần phải thực hiện ngay. +Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích về tài chính, về đầu tư, về thuế đối với người sản xuất phục vụ xuất khẩu; chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm thị trường, trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành rau quả.
−Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị thành lập và bổ nhiệm, có nhiệm vụ giúp Hội đồng quản trị kiểm tra giám sát tính hợp pháp, hợp lệ và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, điều lệ của tổng công ty, Nghị quyết, và quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị đối với các đơn vị thành viên. +Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa rau, quả, nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu; các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hóa chất, vật tư, bao bì chuyên ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng.
Mặc dù có nhiều biến động về khí hậu, kinh tế, tuy nhiên trong những năm gần đây 2006, 2007, 2008 với mức tăng của doanh thu như vậy càng cho thấy mặt thuận lợi của việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Những năm 2007, 2008 Tổng công ty đã dần ổn định với mô hình đó kèm theo sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, và thuận lợi khi nhiều đơn vị thành viên chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. +Một trong những rủi ro lớn nhất đối với kinh tế thế giới là giá dầu tăng cao và đứng ở mức cao trong thời gian dài, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải thắt chặt hầu bao, từ đó làm chậm lại hoạt động kinh tế.
Mặt khác, Cayen là giống dứa có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…) và tổng công ty đầu tư trồng dứa Cayen để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy và thuận lợi cho chế biến sản phẩm dứa. Có các loại dứa đóng hộp như: dứa miếng nhỏ trong nước đường, dứa khoanh trong nước đường, dứa rẻ quạt trong nước đường, dứa hộp dạng nguyên liệu quả, dứa khoanh, dứa cắt lát nửa rẻ quạt, dứa lát cắt gãy, dứa miếng nhỏ, dứa dạng cắt khúc, dạng quân cờ, dứa nghiền nhỏ.
Chuyển sang cơ chế thị trường, do phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía, thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới hiệu quả kinh doanh chưa cao cho nên trong giai đoạn 1991 – 1995 xuất khẩu của Tổng công ty chỉ đạt khoảng 10.000 tấn dứa các loại sang thị trường này. Cho đến nay, việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng dứa chế biến đã được phục hồi, tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và Bộ NN & PTNT, cùng những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty nên việc sản xuất kinh doanh dần dần khôi phục được kim ngạch xuất khẩu Dứa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty.
Lý do được đưa ra của việc xuất khẩu sản phẩm dứa sang Nga không đa dạng sau khi nghiên cứu thị trường Nga là: khí hậu Nga khắc nghiệt mùa đông kéo dài trên 6 tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào dịp này các loại hoa quả chủ yếu trồng trong nhà kính, chi phí cao, chất lượng chưa hẳn đã tốt, hoặc rau quả tươi bảo quản trong các kho lạnh, kho mát từ vụ này sang vụ tiếp theo, với chi phí bảo quản lớn giá thành cao, hoặc chất lượng cũng kém đi. Trong những năm qua, Tổng công ty cũng đã có những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm rau quả xuất khẩu: như xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để tự cung tự cấp nguồn nguyên liệu sao cho tiết kiệm chi phí thu mua, áp dụng những giống mới có năng suất cao, cho ra đời nhiều sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức giá phù hợp.
Giữ vững thị trường truyền thống là một giải pháp rất hữu ích cho công việc ký kết được các hợp đồng lớn và có tính chất lâu dài như thị trường Nga… đã được nghiên cứu ở phần thực trạng cho thấy đây vẫn là một thị trường rất tiềm năng, với cơ sở là Tổng công ty đã xuất sang Nga đạt kim ngạch lớn nhất trong những năm đầu giai đoạn 2004 – 2008 do đó đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa sang thị trường Nga là một giải pháp thị trường cho Tổng công ty trong những năm sau cổ phần hóa. Đề có thể chiếm lĩnh được thị trường mới Tổng công ty còn phải tìm hiểu các thông tin về thị trường, tổng công ty có thể thông qua trung tâm thương mại quốc tế, tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc (UNCTAD)14, tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), các hiệp hội quốc tế…Bên cạnh đó cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thương mại, Sở thương mại và các cơ quan khác như Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp, Ngân hàng, Tổng cục thống kê, Văn phòng đại sứ quán các nước.