Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dệt may Hà Nội trong ngành Dệt may

MỤC LỤC

Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cạnh tranh 1. Khái niệm

    Đối với nền kinh tế quốc dân: cạnh tranh là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động xã hội, cho phép sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất và phục vụ ngày càng tốt nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Do cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả nên buộc các doanh nghiệp phải nhạy bén với nhu cầu luôn biến đổi của thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để cải tiến phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm ngày một tốt hơn, chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn cho thị trường.

    Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh

      Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện ở: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành. Tức là khách hàng có quyền nêu những nguyện vọng cũng như mong muốn có lợi cho mình đến các doanh nghiệp, vì suy cho cùng, các sản phẩm sản xuất ra nhằm phục vụ khách hàng và đây cũng chính là lực lượng phản ánh năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.Áp lực của khách hàng thường được thể hiện khi: khách hàng mua số lượng lớn - họ có thể dùng ưu thế của mình để mặc cả giảm giá, ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ trọng lớn, khách hàng có thể vận dụng liên kết dọc có xu hướng khép kín sản xuất, khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả càng lớn.

      Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

      • Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm: kênh tiêu thụ sản phẩm là hệ thống tổ chức và công nghệ điều hoà, cân đối, thực hiện hàng hoá để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng nhanh nhất. • Các lĩnh vực cạnh tranh khác: đó là các lĩnh vực yểm trợ nhằm phục vụ mục đích bán hàng tốt nhất như dịch vụ sau bán hàng, có thể là vận chuyển miễn phí, chính sách bảo hành sản phẩm và chăm sóc khách hàng, các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, triển lãm giới thiệu sản phẩm, in ấn tài liệu cùng với catalogue các danh mục sản phẩm của doanh nghiệp…Đây vừa là các biện pháp, cũng là nghệ thuật để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua về phía mình để bán được nhanh và nhiều hàng hoá hơn.

      Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nội

      Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 1. Tình hình chung của công ty

      10 năm qua, công ty đã đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-400 của Ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và Ý. Sau đầu tư, Nhà máy Dệt Hà Đông được mở rộng, tăng thêm 400 tấn khăn/năm.Các dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may được hiện đại hóa tăng 15% năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng. Chính bởi sự đầu tư quan trọng nhưng có chiều sâu như vậy mà trong những năm gần đây, giới kinh doanh thời trang khi nói đến sản phẩm hàng dệt kim là nhắc đến các sản phẩm của Hanosimex, vì các sản phẩm này có nhiều dòng sản phẩm và mẫu mã đẹp, bền.

      Với đà tăng trưởng này, công ty tiếp tục thể hiện mình là một trong những trụ cột của tổng công ty dệt may Việt Nam, trên đà hội nhập và khẳng định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

      Bảng 2 :   Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2004 đến năm 2006
      Bảng 2 : Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2004 đến năm 2006

      Một số kiến nghị và giải pháp

      Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

      Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp.

      Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,..Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).

      Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng

      Các doanh nghiệp để phát triển thị trường và tăng doanh thu cần tăng cường các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Hơn nữa, kiểu dáng quần áo sẽ được thể hiện sinh động khi diễn viên mặc đóng phim với các tính cách khác nhau.Nó sẽ tác động đến tâm lý của người xem, từ thích nhân vật trong phim sẽ dẫn đến thích cách ăn mặc, trang phục, đồ dùng của nhân vật…Thực tế ở Việt Nam đã có một số hãng áp dụng hình thức này, như Ninomaxx ra mắt các sản phẩm tài trợ cho bộ phim “ Dốc tình” và “ Chiến dịch trái tim bên phải”, hay như Foci với phim “.

      Xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ của cỏc bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.

      Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may

      Đầu tư kỹ thuật cho khu vực sản xuất vải dệt kim, ổn định việc tổ chức sản xuất, ổn định và từng bước nâng chất lượng sản xuất vải dệt kim để đáp ứng nhu cầu cho may sản phẩm nội địa và đảm bảo tiêu chuẩn để khách hàng nước ngoài lựa chọn là nhà cung cấp vải cho sản phẩm may mặc xuất khẩu (thay vì phải nhập ngoại như hiện nay). Đối với việc tuyển sinh, tuyển dụng mới: tiếp tục công khai để người lao động tham gia tuyển sinh, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp; dùng biện pháp tiếp thị nhu cầu đến từng địa phương có tiềm năng lao động, trên cơ sở nắm bắt thực tế đánh giá nguồn để có thể phối hợp cùng địa phương áp dụng các hình thức tuyển sinh đào tạo cho phù hợp và tuyển dụng có chất lượng. Đặc biệt với đội ngũ thiết kế sản phẩm, cần đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, tăng cường đi thực tế khảo sát thị trường, nắm thị hiếu và rút kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó chuyển biến về thực chất tính đa dạng của sản phẩm, mẫu mã và đáp ứng được nhu cầu thời trang sản phẩm.

      Khi thực hiện phương án di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh, ngoài việc duy trì và tiếp tục đổi mới các giải pháp trước mắt, cần quan tâm đầu tư cho chiến lược phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong đời sống người lao động, giúp cho họ ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp như công trình dịch vụ về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí,.