MỤC LỤC
Với sự sáng tạo chứng khoán hóa, mô hình truyền thống đã trở thành mô hình mới từ phát hành đến phân phối (“originate to distribute” model), mà ở đó các ngân hàng chủ yếu bán các khoản cho vay thế chấp và phân bổ rủi ro sang các nhà đầu tư thông qua MBS. Đi đôi với những thuận lợi mang lại cho các ngân hàng thì việc chứng khoán hóa cũng gây ra rủi ro đạo đức vô cùng lớn, bởi nó khuyến khích ngày càng nhiều các hợp đồng vay nợ thế chấp được ký kết trong khi không có cơ sở nào chắc chắn đảm bảo chất lượng các khoản tín dụng đó. Hậu quả là một số lớn các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để làm tài sản đảm bảo cho MBS là nợ khó đòi, các MBS bị mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí là không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ MBS không những bị lỗ nặng mà còn mất khả năng thanh toán.
Là một công cụ đơn giản, trên phương diện lý thuyết nó chỉ là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên trong hợp đồng có trách nhiệm trả một khoản phí định kỳ cho bên kia và được cam kết nhận đủ số tiền cho vay nếu bên thứ ba không trả được nợ trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 5 năm.
Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Hơn nữa, nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đáng lẽ ra sẽ là người quan sát thị trường và đưa ra những cảnh báo kịp thời nhưng trên thực tế lại chưa có mô hình đánh giá phù hợp cho mỗi sản phẩm, bởi mỗi sản phẩm khác nhau lại cần được phân tích khác nhau bằng việc sử dụng các mô hình định giá khác nhau.
Sự ra đi của các “đại gia” Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch, … được coi như là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường, dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự ra đi của AIG, dẫn đến làn sóng rút tiền, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay BĐS như Wamu và Wachovia.
Tính đến ngày 31/03/2010 cơ quan này đã hoàn thành việc mua 1.25 nghìn tỷ USD “MBS agency” nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những tháng tiếp theo. Chương trình mua lại MBS của chi nhánh được điều phối bởi Federal Reserve Bank of New York dưới sự chỉ đạo của Federal Open Market.
Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch. Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dừi tỡnh hỡnh thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định. c) Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch. d) Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ. e) Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề. xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực. f) Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng”. ARRA 2009 được ban hành vào thời điểm GDP của Mỹ đã sụt giảm ở mức hơn 6% một năm và số lượng người có công ăn việc làm đã giảm hơn 750.000 mỗi tháng.Cùng với các chính sách để ổn định thị trường tài chính, tăng tính thanh khoản và củng cố niềm tin, ARRA là một phần của chính sách phản ứng lại với cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ. Việc sử dụng gói kích thích kinh tế được chia ra làm 6 mục chính, đó là: cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi tương tự, cắt giảm thuế liên quan đến việc điều chỉnh Thuế thay thế tối thiểu (Alternative Minimum Tax - AMT), ưu đãi thuế kinh doanh; cứu trợ tài chính của nhà nước; trợ cấp cho những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc suy thoái; và chi tiêu đầu tư công.
Ba khoản đầu tiên được ước tính chiếm 1/3 của tổng gói kích thích kinh tế, hai khoản tiếp theo phản ánh những phương pháp khẩn cấp và cũng được cho là chiếm 1/3, và khoản cuối cùng là những khoản chi tiêu trực tiếp, chiếm phần còn lại.
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH. Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch. Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) là do cơ chế quản lý thông tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và Ngân hàng Mỹ. Từ thực tiễn cho thấy để có được khả năng thanh khoản đầy đủ đòi hỏi một tổ chức phải có nhiều hơn những tài sản có tính thanh khoản cao so với những tài sản mà các ngân hàng nắm giữ trong điều kiện bình thường;- tất nhiên khi duy trì tỷ lệ thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị này phải hy sinh một phần mục tiêu lợi nhuận- và trên thực tế việc thực hiện giải pháp này luôn gặp khó khăn các tổ chức tài chính còn phải dự tính đến trạng thái thanh khoản khi thị trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, bóng mây khủng hoảng lan rộng, bao trùm toàn cầu; việc củng cố niềm tin của nhân dân càng có ý nghĩa thiết thực hơn, không chỉ góp phần tăng cường sự ủng hộc của nhân dân vào những nỗ lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ, mà hơn nữa, cũng là biện pháp tâm lý, trấn an niềm tin và đồng thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó khăn của khủng hoảng.
Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được Chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu.