Đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn dựa trên một số chỉ tiêu môi trường

MỤC LỤC

Áp dụng kết quả

Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại 1 Những tồn tại chung

Nguồn tài nguyên đất đai được con người khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nhờ vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, cho đến nay chúng ta đã thực hiện được cơ bản việc quy hoạch sử dụng đất trong cả nước như các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, đồng bằng miền Trung Tây Nguyên… Gần đây việc quy hoạch sử dụng đất càng được chú trọng theo quan điểm đánh giá chất lượng đất đai của FAO. Hiện tượng thoái hoá và ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước đang ngày một gia tăng ở những vùng phát triển gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của con người (cụ thể như vấn đề chất lượng môi trường đô thị, hiện tượng nhiễm bẩn, ô nhiễm đất và nước do sinh hoạt, khu công nghiệp phát triển…).

Bảng 2.2. Chỉ số Môi trường cho 5 tiểu vùng (B/C7)
Bảng 2.2. Chỉ số Môi trường cho 5 tiểu vùng (B/C7)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Ngoài ra ở thành phố Lạng Sơn còn có: Vàng sa khoáng, kim loại đen (mangan), boxit. Tốc độ tăng dân số cơ học của Thành phố khá lớn, bình quân 5 năm (1991 - 1995) tăng 3.22% điều đó chứng tỏ trình độ đô thị hoá của Thành phố khá nhanh, chủ yếu do chính sách mở cửa kinh tế, Lạng Sơn đã thực sự trở thành một trung tâm thu hút dân cư ở vùng khác trong và ngoài tỉnh đến làm ăn sinh sống.

Phương pháp nghiên cứu

- Tổng hợp số liệu về khối lượng chất thải rắn, nước, bụi khí, tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại địa phương và kết quả đo đạc, phân tích để so sánh, đánh giá. Trực tiếp điều tra, kiểm tra ngoài hiện trường như: tìm hiểu nguyên nhân, lý do sản sinh ra chất thải rắn, nguồn gốc của chất thải rắn và các loại chất thải khác, nước thải, khí thải, bụi (bụi khói công nghiệp, các cơ sở sản xuất…).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn 1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất đai

- Trong nông nghiệp: dựa trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Đây là xu hướng tất yếu đối với các địa phương, tuy nhiên cần phải quán triệt phương châm “Hạn chế mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa sang mục đích sử dụng khác”, vì ở thành phố Lạng Sơn quỹ đất trồng cây lương thực rất hạn hẹp so với các nơi khác. - Cải tạo đất bằng chưa sử dụng: khảo sát cho thấy diện tích đất bằng chưa sử dụng ở huyện Chi Lăng có thể cải tạo dựa vào trồng cỏ để phát triển chăn nuôi với diện tích khoảng 1.500 ha, dựa vào trồng cây ăn quả khoảng 100 ha thuộc địa phận các xã Gia Lộc, Thường Cường, Hòa Bình… diện tích đất bằng chưa sử dụng ở các huyện khác không có khả năng khai thác sử dụng.

- Trên đất trống đồi trọc phải có các chính sách cụ thể, đối với việc trồng các loại rừng, để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp với việc tăng cường trồng cây phân tán tại các vùng dân cư nông thôn, thành thị, khu công cộng… để nâng cao độ che phủ rừng lên khoảng 40%, góp phần tạo nên môi trường sinh thái trong lành. - Đất rừng ở thành phố Lạng Sơn có 1969 ha, chiếm 24,7% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố, nếu đối chiếu với yêu cầu xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố an toàn vì điều kiện sinh thái diện tích rừng ở đây cần mở rộng hơn nữa, đáng chú ý ở đây là thành phố Lạng Sơn diện tích rừng sản xuất chiếm ưu thế 97,9% còn rừng phòng hộ chỉ chiếm 2,1%. Sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm và tệ nạn xã hội, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Hiện tại diện tích đất nông nghiệp đang được đầu tư sản xuất rất hiệu quả nh- ưng để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường, của Thành phố đến năm 2010 theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – thủ công nghiệp, đáp ứng cho mục đích chỉnh trang phát triển đô thị của Thành phố, trong những năm tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần theo từng năm sang sử dụng vào mục đích đất ở, đất chuyên dùng. Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động vừa là mục tiêu xã hội vừa là yếu tố cần thiết cho sự phát triển; tích cực đào tạo đội ngũ lao động có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp với sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường.

Bảng 4.1. Hệ thống sử dụng đất thành phố Lạng Sơn   tính đến cuối năm 2006
Bảng 4.1. Hệ thống sử dụng đất thành phố Lạng Sơn tính đến cuối năm 2006

Hiện trạng môi trường thành phố Lạng Sơn

Kết quả phân tích nước sông Kỳ Cùng năm 2004 và năm 2005 chảy qua thành phố Lạng Sơn cho thấy: phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sông tại cầu Mai Pha, cầu Kỳ Lừa, cầu Đông Kinh đến đập Thác Trà cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Quy định của TCVN 6773-2000 đối với nguồn nước mặt loại A. Kết quả phân tích mẫu trên sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố Lạng Sơn cho thấy, BOD5 dao động trong khoảng 9,12 – 0,16 mg/l, tuy thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN 6773-2000 đối với nguồn nước mặt loại B, nhưng không đáp ứng yêu cầu đối với nguồn nước mặt loại A. Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khu dân cư thị trấn Hữu Lũng lớn hơn tiểu chuẩn cho phép 2,8 lần, BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,87 lần, COD lớn hơn 1,84 lần, hàm lượng dầu lớn hơn 100 lần và số lượng coliform lớn hơn tiêu chuẩn 54 lần.

- Nước thải của Nhà máy xi măng Lạng Sơn: phần lớn chỉ tiêu phân tích nước thải của Nhà máy xi măng Lạng Sơn, đều lớn hơn một chút so với giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 6981- 2001 đối với nước thải công nghiệp đổ vào nguồn nước loại B, nhưng lớn hơn rất nhiều khi đổ vào nguồn nước loại A (sông Kỳ Cùng). - Nước thải của Nhà máy Bia Hồng Thành: Phần lớn chỉ tiêu phân tích nước thải của nhà máy đề xấp xỉ với giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5945 – 1995 đối với nước thải công nghiệp đổ vào nguồn nước loại B, hàm lượng BOD5 lớn hơn 1,31 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn 48 lần. Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu dân cư thị trấn Đồng Đăng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, hàm lượng Pb là 0,123 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,23 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 38 lần.

Tương tự như vậy, tại các khu dân cư cũng như các khu xen kẽ dân cư và thương mại, một yếu điểm thấy được nữa là quy hoạch đất cho hệ thống vệ sinh (nhà vệ sinh, khu vệ sinh công cộng, hệ thống cống rãnh thoát nước, khu xử lý rác, khu vực thu gom nước thải…) còn chưa được chú trọng đầy đủ do đó các chất thải (rắn, lỏng) không có điều kiện quản lý. Các bảng 3.5 đến 3.8 đã trình bầy về các cơ sở công nghiệp và nguồn gây ô nhiễm từ chúng đến khí, nước…Nước thải các nhà máy, cụm công nghiệp hoặc xen kẽ đều bị ô nhiễm chủ yếu là: BOD, COD, Coliform và một điểm cần xem xét, nghiên cứu thêm nguyên nhân đó là ô nhiễm chì.

Bảng 4.3. Chất lượng nước sông Kỳ Cùng
Bảng 4.3. Chất lượng nước sông Kỳ Cùng

Khu vực lấy mẫu đất

Ô nhiễm môi trường và những giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn

Để khắc phục nước và chất thải hữu cơ, ta có thể giải quyết được thông qua các biện pháp hoá học và sinh học (xây dựng hệ thống thu gom, trạm xử lý, bãi tạp trung chất thải…). - Quang hợp và hô hấp của thực vật tạo ra sự cân bằng giữa O2 và CO2 - Thực vật là vật cản giảm tốc tốc độ không cho bụi phát tán diện rộng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có trong không khí. Kết quả nghiên cứu của Phạm Chí Thành cũng cho thấy, tác dụng làm tăng độ ẩm không khí đáng kể phụ thuộc vào diện tích cây xanh tại chỗ, diện tích cây bao quanh nhà máy tối thiểu cũng phải đạt 10 m để có tổng diện tích che phủ là 60% tổng diện tích nhà máy.

Mở rộng diện tích đất xây dựng từ 159 ha là 649 ha tăng 4,1 lần lấy từ quỹ đất ít dốc hiện còn để hoang với mục đích trồng cây xanh quanh các nhà máy để tăng độ ẩm không khí, hạn chế bụi gây hại môi trường bụi của nhà máy không phát tán ra diện rộng. Mở rộng diện tích đường giao thông từ 245 ha là 345 ha lấy từ quỹ đất hoang tăng 1,4 lần với mục đích trồng cây xanh 2 bên đường tăng độ ẩm không khí, hạn chế bụi do xe cộ chạy trên đường. Nếu lấy cả quỹ đất trồng cây xanh ở hai bên đường và xung quanh các nhà máy thì tỷ lệ che phủ của rừng ở thành phố Lạng Sơn vượt 60% đây là giới hạn an toàn sinh thái thuộc loại tốt.

Bảng 4.22. Khảo sát đặc điểm địa hình của 3.275 ha đất đồi chưa sử dụng
Bảng 4.22. Khảo sát đặc điểm địa hình của 3.275 ha đất đồi chưa sử dụng