MỤC LỤC
Không giải thích được sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian.Ngoài ra, các biến số Xj cũng không phải là bất biến và không phải là hoàn toàn độc lập với nhau. Các yếu tố để đánh giá là hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Ưu điểm: Mô hình được thực hiện nhờ vào phần mềm tin học , vì vậy đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng cho ngân hàng.
Trên đây là một số mô hình mà các NHTM hay dùng hiện nay, mỗi ngân hàng phải chọn cho mình những mô hình phù hợp với đăc điểm tình hình hoạt động của ngân hàng sao cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải quan tâm tới rủi ro quản lý rủi ro tín dụng, đó là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục, bắt đầu từ khâu thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như khoản vay của khách hàng trước khi có quyết định cho vay, đến giải ngân, theo dừi cỏc biện phỏp xử lý những khoản nợ cú vấn đề nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh bởi rủi ro hoặc giảm tối thiểu sai biệt giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng; hay nói cách khác mức độ rủi ro hay tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng cho là hợp lý, được kiểm soát và trong nguồn lực tài chính của họ. Tóm lại, chính sách tín dụng phù hợp là chính sách tín dụng linh hoạt, chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái: mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng như tình hình quản lý tín dụng của khách hàng.Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng cần gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là gắn với chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng GDP.
Thông thường thu nhập mà một khoản vay mang lại cho ngân hàng gồm có: tiền lãi vay, phí…Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù rủi ro của khoản vay. Song, việc áp dụng toàn bộ mức rủi ro đối với khách hàng có chất lượng tín dụng thấp không phải là biện pháp hay vì khi đó buộc ngân hàng phải thực hiện một chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn với ít cơ hội thành công để thanh toán một khoản lãi vay cao, đồng thời làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn vay của ngân hàng đối với các khách hàng có mức độ rủi ro thấp hơn. Các ngân hàng cần định kỳ xếp hạng lại tín dụng cho khách hàng (mức độ rủi ro của khách hàng), đánh giá lại món vay và tài sản thế chấp để từ đó có mức phân bổ dự phòng, điều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cho phù hợp hoặc thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay, tài sản thế chấp có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2007, khi vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kì năm trước, chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro cao, do thị trường chứng khoán biến động;. Trong đó, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công nợ lên tới 11000 tỷ đồng, mà trong đó theo báo cáo của Bộ tài chính, có trên 90% khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của ngân hàng thương mại. Nhiều chương trình kinh tế, mà chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại phải hướng theo nhưng kết cục không hiệu quả như đánh bắt xa bờ, mía đường, cà phê Arabica… Hai vụ doanh nghiệp FDI phá sản đột ngột ở thành phố Đà Nẵng trong năm 2006 và tháng 5/2007 đã cảnh báo có dấu hiệu lợi dụng chính sách “buôn” dự án, vay và chiếm dụng vốn ngân hàng.
Hậu quả để lại của vụ việc trên chưa kịp giải quyết xong thì tháng 5/2007, sau gần 3 năm đầu tư, được miễn giảm hầu hết các loại thuế và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, dự án sản xuất đĩa compact của công ty TNHH ODVD 100% vốn Malaysia đã.
Trên thực tế các ngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toà án xử lý… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng các ngân hàng thương mại không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng: Việc định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức đọ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Rủi ro do đạo đức của cán bộ ngân hàng: Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc của khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món vay và khả năng thu hối nợ của ngân hàng.
Hiện nay chúng ta mới quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo đội ngũ những người làm nghề quản trị kinh doanh, làm nghề giám đốc, vì vậy không ít những doanh nghiệp khởi đầu bằng những dự án khả quan, với một kỳ vọng tốt đẹp nhưng không bao lâu lại đi đến phá sản, kéo theo những khoản nợ khó đòi của một hoặc một số ngân hàng thương mại nào đó.
Ngoài ra để thực hiện chuyên môn hóa, các NHTM phải thực hiện phân tích, đánh giá kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh và xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn, giữa cho vay thành phần kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác… Đặc biệt nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, tránh việc cho vay theo phong trào, hạn chế cho vay đầu tư bất động sản… Không thực hiện bao cấp tín dụng, thu hẹp dần đối tượng vay vốn ưu đãi, hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, chỉ định cấp tín dụng. Để có thể nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng, các nhân viên tín dụng không nên chỉ lấy thông tin từ phía khách hàng cung cấp có thể thiếu chính xác, không đầy đủ, ngoài ra còn cần phải thu nhập thông tin đại chúng, đến thăm khách hàng vừa để tạo mối liên hệ, vừa để tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng. Ngoài việc đào tạo cán bộ tín dụng, NHTM còn nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường ngày của cán bộ tín dụng từ đó kiên quyết xa thải những nhân viên có trình độ nghiệp vụ kém, đạo đức tồi ra khỏi bộ máy tín dụng và thường xuyên có những chính sách đãi ngộ xứng đáng với đóng góp của cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng của NHTM.Có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm về ngân hàng.
Như trên đã phân tích, với một sự kiểm tra kiểm soát tốt, cán bộ tín dụng có thể phát hiện ra những khoản tín dụng đã cho vay có vấn đề một cách sớm nhất dựa vào những dấu hiệu như: thanh toán chậm tiền gốc và lãi, sự chậm trễ bất thường của người vay trong việc nộp các BCTC định kỳ như trong hợp đồng cho vay thể hiện sự trốn tránh không muốn nộp cho ngân hàng những kết quả tài chính không thuận lợi.
Tóm lại, để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu, nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM là một đề tài các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng để đạt được tỉ lệ rủi ro như mong muốn. NHNN nên tổ chức trung tâm này dưới dạng các công ty hoạt động độc lập cạnh tranh lẫn nhau làm cho cung cấp có chất lượng giúp các NHNN hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên,vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhức nhối trong các doanh nghiệp hiện nay như tình trạng trốn thuế, lậu thuế diễn ra khá phức tạp, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh chưa bài bản.
Trước hết, Chính Phủ cần đổi mới trong việc cấp phép kinh doanh đảm bảo các doanh nghiệp phải đủ điều kiện về vốn, năng lực của cán bộ điều hành và phương án kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra giám soát sau khi cấp phép.