MỤC LỤC
Câu tục ngữ của người Tày: “Pì noọng tam tó, bó tày pì noọng só rườn”, cũng có nghĩa như câu tục nhữ của người Kinh: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã nói lên sự gắn bó lẫn nhau giữa các gia đình trong cùng một xóm bản. Cùng với việc chế ngự thiên nhiên, bảo vệ và phát triển mùa màng, xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp nhân dân các dân tộc huyên Phú Lương còn có lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha với độc lập tự do và thống nhất tổ quốc, đoàn kết chặt chẽ với đồng bào cả nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm,các thế lực phong kiến cát cứ và bọn thực dân xâm lược để mang lại độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc.
Tuy vậy, trong quá trình thực thi các chính sách về ruộng đất bên cạnh những thắng lợi cơ bản đã đạt được, do một số cán bộ nắm không chắc đặc điểm và tình hình của huyện, nên đã dập khuôn một cách máy móc các biện pháp của cấp trên nên diễn ra tình trạng đấu tố tràn lan, quy oan quy sai thành phần cho một số người và gia đình, ngoài ra là việc truy bức, xử lý cán bộ, đảng viên một cách tràn lan, bừa bãi đã gây nên không khí căng thẳng ở nông thôn. Tính đến ngày 31-12-1959, toàn huyện đã xây dựng được 45 hợp tác xã nông nghiệp, với 1.470 hộ xã viên (chiếm 40,26% hộ dân).Việc các hợp tác xã nông nghiệp được hình thành, mà đặc biệt là sự ra đời của hợp tác xã bậc cao đồng nghĩa với việc ruộng đất huyện từ chỗ phân tán, manh mún đã được khắc phục dần, người nông dân từ chỗ làm ăn cá thể đến chỗ làm ăn tập thể trong hợp tác xã nông nghiệp.
Cùng với hoạt động trồng trọt, nhân dân trong huyện cũng chú trọng vào việc phát triển chăn nuôi, nhằm tận dụng được sức kéo, phân bón, và tránh lãng phí, tận dụng những nguồn thực phẩm dư thừa trong trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng và khai thác được mọi nguồn lực của huyện. Từ đó mà đã kích thích nông dân Phú Lương nói riêng và nông dân cả nước nói chung phát huy hết khả năng sang tạo, tính tự lực tự cường, mạnh dạn đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để khai thác tốt hơn diện tích đất được giao, tạo ra bước phát triển đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Trước tình hình đó, và dưới sự chỉ đạo của Đảng về chính sách ruộng đất, Nhà nước, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể những chủ trương đó bằng những văn kiện phỏp luật cụ thể, thể hiện rừ tư tưởng của Đảng về chớnh sách ruộng đất trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội và đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý, sở hữu và có thể sử dụng một cách linh hoạt và triệt để nguồn tài nguyên vô giá này. Thứ hai, khụng chỉ xỏc định rừ vai trũ là người đại diện chủ sở hữu, Luật đất đai năm 2003 còn quy định cụ thể cho Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai thông qua các biện pháp như sau: Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. - Có chính sách khuyến khích thỏa đáng việc khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thủy sản trên mặt nước hoang hóa nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng, tăng suất đầu tư cho chương trình trồng, khoanh nuôi tái sinh và tăng mức khoán chi bảo vệ rừng…” [15; Tr 230].
“Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách luật đất đai: Phải làm cho các đối tượng quản lý đất đai, bao gồm toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp các cấp nắm bắt sâu sắc và chuẩn xác chủ trương, chính sách pháp luật đất đai, để không còn tình trạng hiểu sai, thực hiện sai chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước. Để đảm bảo cho những mục tiêu nêu trên của đề án được đảm bảo, đề án cũng đã nêu ra một số giải pháp: “Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất chè: xác định cải tiến kỹ thuật là then chốt do vậy phải tăng cường củng cố hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình, tập huấn, tham quan, hội thảo…; Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xho sản xuất, chế biến, lưu thông; cơ chế chính sách cho phát triển chè: Hỗ trợ giá giống, sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội,…”[55;. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong giai đoạn (1997 – 2008) việc triển khai phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; những quan điểm, chủ trương chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và quản lý đất đai đã được Huyện ủy, các ban nghành đoàn thể đặc biệt coi trọng.
Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển trên là do Đảng bộ và các ban ngành đã đề ra chủ trương và hướng dẫn phát triển kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại, cùng với đó do sự phát triển của năng suất và sản lượng của các cây lương thực từ đó có thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho con người, bên cạnh đó, người dân đã tận dụng nguồn lương thực thừa cho chăn nuôi để cải thiện kinh tế gia đình. Thông qua những kết quả, thành tựu mà đã đạt được về quản lý, sử dụng đất đai, chúng ta có thể khẳng định rằng: những chủ trương, biện pháp mà Đảng bộ huyện đã đề ra nhằm thực hiện những chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước và phát triển kinh tế nông nghiệp huyện là hoàn toàn đúng đắn, hơn nữa nó còn phù hợp với những điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện, từ đó góp phần quan trọng quyết định vào việc khai thác thế mạnh của huyện và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Hai là, phải thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp các cấp nắm bắt sâu sắc và chuẩn xác chủ trương, chính sách pháp luật đất đai, để không còn tình trạng hiểu sai, thực hiện sai chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời từ đó tạo nên sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.Phải làm cho các đối tượng sử dụng đất hiểu rừ quyền lợi và trỏch nhiệm của mỡnh khi được Nhà nước giao đất, cho thuờ đất, hiểu rừ thủ tục hành chớnh cần thiết khi thực hiện cỏc quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để xóa dần những vi phạm chủ trương, chính sách pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất và góp phần giảm bớt vi phạm trong quản lý. Trước thực trạng này, nông dân ở Phú Lương nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung cần phải nhanh chóng lựa chọn những giải pháp thích hợp mà ưu tiên hàng đầu là giải pháp “dồn điền đổi thửa” để ruộng liền ruộng, từ đó nhân dân có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo tính chất hàng hóa phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Năm là, thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm - ngư kết hợp, nông ngư kết hợp..Phải bảo vệ tốt tài nguyên đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị của địa phương và với các địa phương lân cận khác.
[20] Huyện ủy Phú Lương, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương về tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý đất đai theo tinh thần NQTW lần thứ 7 khóa IX, tháng 6 – 2003. [46] Tỉnh ủy Thái Nguyên, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng công trình giao thông và công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,tháng 11 – 2003.