Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long

MỤC LỤC

Nguồn vốn của NHTM

Phải tùy vào tính chất của từng ngân hàng mà nguồn vốn ban đầu được hình thành khác nhau, với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì vốn hình thành ban đầu là do ngân sách nhà nước cấp, còn nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn ban đầu là do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiêu, nếu là ngân hàng liên doanh là do các bên liên doanh tự đóng góp, nếu là ngân hàng tư nhân thì vốn thuộc sở hữu tư nhân bỏ ra. Nhiều doanh nghiệp có những khoản thu mà chưa cần thanh toán ngay trong khi đó lãi suất tiền gửi thanh toán ngay lại quá thấp nên các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức gửi tiền có kì hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn, tuy nhiên đồng nghĩa với mức lãi suất cao thì số tiền đó cũng không được sử dụng trong thời gian cam kết của khách hàng với ngân hàng, nếu như khách hàng muốn sử dụng thì phải đến ngân hàng yêu cầu sử dụng khoản tiền đó và chịu mức lãi suất không kì hạn.

Các hình thức huy động vốn

Để vay được nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì các ngân hàng này cũng cần phải nghiên cứu kỹ về nghiệp vụ, số lượng phát hành, mệnh giá và mức lãi suất như thế nào cho phù hợp, rồi khả năng chuyển đổi của các công cụ nợ. Cũng như tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho ngân hàng, tuy tiền gửi tiết kiệm thường có thời gian gửi tiền lâu dài và ổn định hơn tiền gửi thanh toán nhưng khách hàng cũng có thể rút ra bất cứ khi nào muốn khi khách hàng có nhu cầu.

Sự cần thiết của việc huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng để có uy tín là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng, uy tín của ngân hàng trong kinh doanh được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng hay khả năng tín dụng nói chung. Trong khi các ngân hàng lớn có nhiều vốn đầu tư cho vay được cả trong và ngoài nước thì những ngân hàng nhỏ thiếu vốn nên quy mô cho vay nhỏ hẹp, thêm vào đó khả năng huy động vốn hạn hẹp không phản ứng nhạy bén với những biến động về lãi suất gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư.

Tăng cường huy động vốn tại NHTM

Quy mô nguồn vốn huy động là một trong số những yếu tố dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng, nếu như một ngân hàng được đánh giá là một ngân hàng lớn hay không phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của nó, mà trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thực tế lại toàn phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khi một ngân hàng huy động vốn thường thì họ luôn cố định cách quản lý do đó các chi phí phi lãi suất thường cố định hoặc có giảm thì cũng không lớn do đó vấn đề lãi suất là điều mà họ cần quan tâm, nhưng làm sao để mức lãi suất vừa phù hợp với ngân hàng về mặt lợi nhuận nhưng lại không làm mất ưu thế cạnh tranh của ngân hàng, do đó nguồn vốn có chi phí hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng.

Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn

Những nhân tố khách quan

Đặc biệt là trong thời kì hội nhập, chính sách mở cửa khiến cho các ngân hàng nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, với trình độ quản lý cao và chất lượng dịch vụ tốt các ngân hàng nước ngoài cũng khiến cho các NHTM của Việt Nam thêm phần khó khăn. Việc ra đời và phát triển của thị trường tài chính làm cho các công cụ tài chính, các sản phẩm tài chính ngày càng trở lên đa dạng hơn, phù hợp với nhiều đối tượng do đó mà những người có nhu cầu đầu tư lớn sẽ ít gửi tiền vào ngân hàng hơn, họ sẽ tìm kênh đầu tư hợp lý tạo ra khoản lời lớn nhất cho họ.

Những nhân tố chủ quan

Nhìn chung khi các hình thức huy động (các sản phẩm huy động) vốn của ngân hàng càng đa dạng phong phú càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng nhiều hơn và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vốn lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn huy động của ngân hàng, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh. Có thể hiểu marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

Văn phòng Trụ sở đại diện

Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh

Tuy nhiên trước cơn bão của nền kinh tế thị trường thì chi nhánh cũng chưa thực sự hòa đồng đáp ứng được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chính sách của ngân hàng cũng như chi nhánh chưa thực sự hoàn thiện để cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài khi mà trình độ quản lý và chính sách kinh doanh của họ luôn là ưu thế nổi trội trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ liên quan đến giao dịch quốc tế như thanh toán quốc tế. Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ nên vốn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu trong khi nguồn vốn tự có của ngân hàng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm khoảng 10%) không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng do đó việc huy động vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn trong nền kinh tế, nâng cao được uy tín sức cạnh tranh trên thị trường.

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN    Chi nhánh Nam Thăng Long.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN Chi nhánh Nam Thăng Long.

Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long

    - Nguồn tiền gửi không kì hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 chiếm 34,7%, năm 2007 chiếm 29%,năm 2008 chiếm 31,65%, năm 2009 chiếm 28,9 %) và tập trung chủ yếu vào một số khách hàng có tài khoản tiền gửi ngoại tệ do đó nếu nguồn vốn huy động này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động của chi nhánh, chi nhánh sẽ phải nhận điều chuyển vốn ngoại tệ từ ngân hàng TMCPCTVN do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ điều chuyển vốn, cân đối vốn trong hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch huy động nguồn mà NHTMCPCTVN giao. Với nhân viên giao dịch thì giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm về huy động vốn, với nhân viên tín dụng thì giới thiệu với khách hàng về sản phẩm tín dụng, nhìn chung là do khách hàng tìm đến ngân hàng và thể hiện yêu cầu thì nhân viên mới giới thiệu được cho khách hàng, chứ ngân hàng chưa chủ động đem lại thông tin cho khách hàng, do đó mà sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chưa được khách hàng biết đến ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng.

    Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long

    Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh

      Để tài trợ cho danh mục tài sản không ngừng tăng trưởng đặc biệt hiện nay ngân hàng đang tập trung giải ngân cho hàng loạt các dự án lớn trong công tác đồng tài trợ nên ngân hàng cần thêm khối lượng vốn khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. - Chiến lược huy động vốn phải phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lưới điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tiêu dùng của người dân cùng với mức độ cạnh tranh trên thị trường tại các ngân hàng cơ sở để nguồn vốn tăng trưởng đồng thời chi phí vốn hợp lý.

      Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh

        Bởi ngoại trừ tiền gửi thanh toán ít nhạy cảm với lãi suất còn các nguồn vốn có kì hạn đều rất nhạy cảm lãi suất đặc biệt những khoản tiền gửi lớn và có thời hạn dài thì chủ nhân của khoản tiền này thường rất quan tâm đến mức sinh lời của khoản tiền đó do vậy việc điều hành chính sách lãi suất có vai trò quan trọng với việc huy động vốn của ngân hàng. Nguồn tiền gửi của dân cư là nguồn có tính ổn định và lâu dài, hiện nay hình thức huy động tiền gửi của dân cư rất đa dạng và phong phú: Không kì hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,….Nhưng bên cạnh đó chi nhánh cần chú ý đến tăng cường tài khoản cá nhân bởi lợi thế của hệ thống NHTMCPCTVN có mạng lưới rộng lớn với nhiều điểm giao dịch và nhiều máy ATM nên việc mở tài khoản cá nhân đem lại lợi ích không chỉ cho khách hàng mà cho cả ngân hàng.

        Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại CN NTL

          Vì vậy, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban nghành tiếp tục xây dựng và từng bước sửa đổi hoàn thiện khung pháp lý, chỉnh sửa và bổ sung luật NHNN, luật cỏc tổ chức tớn dụng theo hướng quy định rừ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM, bảo đảm sự bình đẳng giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư. Về kinh tế: Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô vì môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho người dân có việc làm thu nhập ổn định, tăng tích lũy, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho các cá nhân và tổ chức, nhờ đó tiền gửi của cá nhân và tổ chức tại các NHTM tăng lên, làm nâng cao khả năng thu hút vốn của các NHTM cũng như mở rộng và phát triển hoạt động huy động vốn.