MỤC LỤC
Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước.
Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao.
Những tỉnh nghèo nhất hiện nay cũng là tỉnh xếp thứ hạng thấp trong cả nước về chỉ số phát triển con người và phát triển giới. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người.
Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn.
Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người.
- Cần thống nhất các nguồn vốn vay này thông qua ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng phục vụ cho người nghèo quản lý, giải ngân và thu hồi vốn, lãi theo tính chất, mục tiêu của từng dự án, chính sách đối tượng của từng vùng. - Đặc biệt chú ý đến việc phát triển hơn nữa hình thức học nghề từ xa (qua hệ thống truyền thông đại chúng ). - Khuyến khích các hộ gia đình trong làng, xã có kinh nghiêm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất, dịch vụ, nhận đỡ đầu hướng dẫn cho người nghèo. Hình thức này ở đâu cũng có thể thực hiện được mà không tốn kém, lại hiệu quả, nên động viên được những người giàu hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. - Một số vùng còn quá lạc hậu, vung xa, vung sâu thì cần có một lực lượng tình nguyện, nhất là sinh viên, học sinh, các cán bộ kinh nghiệm giúp đỡ địa phương vận động xây dựng nông thôn mới và xóa đói, giảm nghèo. - Khuyến khích các doanh nghiệp có những dự án về đào tạo, tạo việc làm cho người nghèo. Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn đào tạo hoặc trích từ quỹ xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, từ cácdự án hợp tác quốc tế. Hiện nay cộng hòa liên bang Đức đã giúp trên 10 tỷ đồng cho đào tạo cán bộ địa phương, cở sở cùng 12 tỉnh về xóa đói, giảm nghèo. Nhà nước có thể cấp học phí cho người học hoặc giảm 50%. Văn kiện Đại hội VIII chỉ rừ: “ Cỏc cơ sở đào tạo và cỏc trung tõm dạy nghề của Nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phíđối với con em các hộ nghèo; đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo đào tạo và làm việc”. Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã nghèo:. Trước hết đầu tư cho 1.309 xã nghèo, chiếm 15% tổng số xã yếu kém nhất hoặc chưa có kết cấu hạ tầng, nhất lầ đường giao thông, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt và y tế xã. Tất nhiên không phải là đầu tư một lúc, nhưng cũng không thể kéo dài. Vì đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã là điều quyết định trước tiên cho xóa đói, giảm nghèo. Nếu chúng ta kéo dài thời gian đầu tư cho vấn đề này, trên thực tế, người nghèo sẽ chậm tiếp cận được các điều kiện khác, và do đó không thể xóa đói, giảm nghèo được. - Cơ chế để tạo nguồn vốn xây dựng là:. + Vốn vay từ các chương trình quốc gia khoảng 25%. - Ngoài ra, Nhà nước nên phát động các doanh ngiệp và những người có điều kiện nhận đỡ đầu, hoàn lại hoặc thu hồi dần các công trình hạ tầng trên ở những nơi có điều kiện. Nhà nước chỉ đầu tư vào nơi mà không thể thu hồi vốn được vì dân quá nghèo, quá xa. Một số chính sách khác:. - Các hộ nghèo đói cần được xem xét hoặc miễn thuế nông nghiệp, dịch vụ hàng năm cho họ. - Giảm miễn đóng góp có thời hạn về các phí ở địa phương, cơ sở, trên cơ sở Luật hóa các loại lệ phí, tránh tình trạng tự đặt ra các lệ phí tràn lan. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bán vật tư bằng giáở vùng đồng bằng, đô thị. Chính sách về y tế và giáo dục:. Hiện nay, Nhà nước đã có chính sách giảm một phần viện phí người nghèo, nhất là việc khám chữa bệnh cho họ, Thực tế ở một số địa phương, vận dụng hình thức khám chữa bệnh cho người được Ngân sách thanh toán theo thực tế bệnh án bằng chuyển khoản, không mua bảo hiểm. Ngoài ra cũng cần tạo ra các hình thức chữa bệnhnhân đạo cho người nghèo bởi các nhà chuyên môn hảo tâm, từ quỹ từ thiện bằng cả phương pháp Đông, tây y và phương pháp chữa bệnh truyền thống có hiệu quả và an toàn. Hỗ trợ các hộ nghèo về nước sinh hoạt. b) Về học phí và sách giáo khoa:. Hiện nay ta đã miễn giảm hoc phí cho con em gia đình chính sách, dân tộc ít người và con em các hộ nghèo. Song việc hỗ trợ sách giáo khoa vẫn còn nhiều hạn chế, trong thời gian tới cần phải chú ý đến việc cho mượn, cấp với và sách giáo khoa cho con em hộ nghèo. Một số giải pháp xã hội khác:. a) Dân số và kế hoạch hóa gia đình:. Để nâng chất lượng cuộc sống và chất lượng dân số, phải vận động và đầu tư hỗ trợ cho hộ nghèo các biện pháp y tế và đảm bảo sức khỏe trong sinh đẻ. Phải làm cho người nghèo nhận thức được hậu quả của việc sinh đẻ nhiều, cam kết chỉ đẻ hai con. Điều cơ bản nữa là có các giải pháp y tế thuận lợi và an toàn cho việc tránh nạo, phá thai. Đồng thời, sớm có quy định bảo hiểm xã hội cho nông dân và người lao đọng tự do để hạn chế đẻ nhiều con để nương nhờ tuổi già, đảm bảo công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ thị và Nghị quyết về bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Đây là cuộc vận động lớn tác động đến từng gia đình và toàn xã hội nhằm cơ bản đẩy lùi và hạn chế tối đa tệ nạn đánh bạc, số đề, nghiện hút, ma túy. Chính tệ nạn này đã làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh bần cùng nghèo đói và tái nghèo đói. Để thực hiện tốt cuộc vận động trên, trước hết phải làm cho mọi người hiểu tác hại của các tệ nạn này ảnh hưởng đến lối sống, nhân cánh và đặc biệt là về sự phá hoại kinh tế. Phải xóa bỏ các loại chủ chứa cờ bạc, tiêm chích ma túy, số đề. Đồng thời phải phát động phong trào đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, xã không có tệ nạn xã hội. Những người sa vào tệ nạn xã hội phải bắt buộc chữa bệnh, cai nghiện, lao động phục hồi và hoàn lương cho họ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể:. a) Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp:. Xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của chính quyền các cấp với vai trò pháp luật và chính sách hóa về các giải pháp về tổ chức toàn xã hội và chính người nghèo thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Để biến chủ trương của Đảng, nguyện vọng của nhân dân thành chương trình hành động và thực hiện trong cuộc sống, trước hết phải làm cho mỗi cán bộ, mọi người dân có nhận thức đúng về chủ trương xóa đói, giảm nghèo;. không đơn thuần rằng, đói nghèo nguyên nhân chỉ do người nghèo. Phải giác ngộ cho người nghèo về lối sống lao động, tiết kiệm và tránh tự ty, bi quan cho rằng, đói nghèo là do số phận. Từ đó mà xác định nhiẹm vụ xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của từng cấp chính quyền, đặc biệt là của những người đứng đầu của mỗi cấp, mà trực tiếp là cấp xã, phường. Phải làm cho mỗi cán bộ của chính quyền sát dân, thấu hiểu và thông cảm với người nghèo. Phát huy mọi sáng kiến, tìm tòi mọi nguồn lực, tiết kiệm chi tiêu ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo. Để xóa đói, giảm nghèo đến hộ, chính quyền xã phải tiến hành điều tra tìm cho được nguyên nhân nghèo đói của từng hộ và phải xây dựng kế hoạch, dự án dài hạn và ngắn hạn để tập trung mọi nguồn lực tại chỗ và tranh thue các nguồn hỗ trợ. Phải xác định được chỉ tiêu, biện pháp và phân công trách nhiệm cho các đoàn thể, chính quyền phụ trách đến từng hộ nhằm chuyển biến cơ bản, vững chắc về xóa đói và giảm tình trạng nghòe trong xã. Phải giáo dục và kiên quyết sử lý số cán bộ thiếu trách nhiệm với dân, gây phiền hà và tham nhũng. Phải thành lập Ban xóa đói, giảm nghèo với tinh thần xã hội hóa, phải công khai quỹ và cơ chế chính sách vay vốn, chăm sóc y tế, giáo dục và miễn giảm lệ phí cho hộ nghèo. b) Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đoàn thể về xóa đói, giảm nghèo:. - Vận động, thuyết phục các hội viên tự nguyện tham gia phong trào bằng hành động cụ thể, thích hợp với tính chất của hội quần chúng và hội nghề nghiệp. - Động viên hội viên có kinh nghiệm hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ đối với hộ nghèo. - Vận động mọi người tham gia đóng góp nguồn lực. - Tham gia tích cực trong Ban xóa đói, giảm nghèo. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, cở sở. c) Để bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo : Các cấp Ủy Đảng cần có chủ trương, nghị quyết chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các nghành và toàn xã hội nhằm tạo phong trào rộng khắp và mạnh mẽ về xóa đói, giảm nghèo.