MỤC LỤC
Tổng công ty chăn nuôi VN đang đứng trước nhiều khó khăn nhất định, những khó khăn về việc áp dụng dây chuyền công nghệ trong khâu chế biến, cũng như trong quá trình chăn nuôi, vì thế khi xuất khẩu thịt lợn ra thị trường thế giới công ty đã mất đi rất nhiêu lợi thế cạnh tranh của mình như giá xuất khẩu thường cao, chất lượng của sản phẩm chưa đáp ứng được một số thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Đài Loan,v.v…Để hạn chế nhược điểm đó thì TCT đã chọn cho mình những thị trường phù hợp với khả năng cạnh tranh cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Nhưng bắt đầu từ ngày 18/03/1998 theo quyết định số 55/1998/QĐ/TTg ban hành ngày 02/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của doanh nghiệp, không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại nữa.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra những vấn đề không mong muốn làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ căn cứ vào điều khoản “giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có)” trong hợp đồng để giải quyết. Thông thường hai bên sẽ đưa vụ việc ra giải quyết ở cơ quan trọng tài kinh tế và mọi phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với hai bên.
Mối liên hệ giữa tính tự nhiên của xã hội về bảo vệ thiên nhiên tự nhiên bao quanh con người, sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ hôị kinh doanh, vừa mở ra khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp xoay quanh yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên. - Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: Bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn (liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (tài khoản vãng lai) - thường thể hiện qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng qua tài khoản thu/chi. Trong kinh doanh (đặc biệt trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. KENICHI OHMAE đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: Vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ.. một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố quan trong nên quan tâm:. a) Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo: liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, Tổng công ty đã tiếp thu một số giống gia súc gia cầm của một số hãng nước ngoài có công nghệ tiên tiến như gà thịt AA (Mỹ), ISA (Pháp), ROSS (Anh), Lợn PIC (Anh), HYBRID (Pháp), Bò cao sản H-F (Hà Lan)…. Song song với việc đổi mới con giống cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, Tổng công ty tiến hành đổi mới theo hướng hiện đại hoá trang thiết bị trong chăn nuôi hiện có đã cũ và lạc hậu, áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến là công nghệ chăn nuôi chuồng kín, điều hoà khí hậu tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Là một Tổng công ty hoạt động trong ngành chăn nuôi, có tham gia vào lưu thông hàng hoá trên thị trường trong nước và ngoài nước, Tổng công ty và các đơn vị trong Tổng công ty vẫn tiếp tục hoạt động và đã có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn kế hoạch công tác trong từng năm.
Trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi đạt mức tăng trưởng cao như công ty giốnglợn Miền Bác tăng 192%, công ty giống gia cầm lương Mỹ tăng 80%, công ty giống bò sữa Mộc Châu tăng 30%. Đồng thời cơ cấu các loại thu nhập cũng đạt theo chiều hướng tích cực khi số lãi của hoạt động sản xuất kinh doah chính đã tăng lên nhiều so với các năm trước.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giảm là từ cuối năm 2001 đến hết năm 2002 kinh tế của Liên Bang Nga có sự biến động lớn, giá nhập khẩu thịt lợn của Nga xuống thấp nên Tổng công ty không thể xuất khẩu được trong khi đó, những nhược điểm cố hữu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là chất lượng sản phẩm chưa cao, điều kiện vệ sinh thực phẩm kém, giá thành cao càng bộc lộ rừ làm mất khả năng cạnh tranh so với cỏc đối thủ cạnh tranh. Năm 2002, nền kinh tế Hồng Kông thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cùng với việc hạn chế số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thịt lợn sang Hồng Kông đã giúp cho thị trường thịt lợn ở Hồng Kông có những bước ổn định dần dần, giá nhập khẩu vì thế cũng tăng lên và sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty cũng tăng lên đáng kể. Đối với mặt hàng thịt lợn, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sau khi nhận được thông báo của chính phủ sẽ liên lạc với tổ chức trúng thầu của Liên Bang Nga và hai bên sẽ thảo luận, đàm phán để đi tới ký kết hợp đồng xuất khẩu, giá cả hàng xuất khẩu sẽ được xác định theo mức giá quốc tế và tính bằng đồng USD.
Sản lượng thịt lợn xuất khẩu hàng năm của tổng công ty chưa cao, biến động thất thường qua các năm, chủng loại mặt hàng t hịt lợn còn quá đơn điệu, mới chỉ sản xuất được thịt lợn mảng đông lạnh, lợn sữa là chủ yếu hơn nữa chất lượng thịt còn thấp, chưa đảm bảo vệ sinh thú y nhưng giá thành lại cao so với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu thịt lợn trong thời gian tới đòi hỏi phải tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc tạo dựng các yếu tố đầu vào, tổ chức chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và xuất khẩu nhằm đảm bảo tăng nhanh chất lượng thịt, hạ giá thành, thịt sạch có tỷ lệ nạc cao, đạt yêu cầu quốc tế. Để cải tạo đàn lợn, cần phải từng bước tăng tỷ trọng số đầu lợn được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp hiện đại, tại các vùng tập trung, chuyên canh cho năng suất cao, an toàn dịch bệnh, chất lượng thịt tốt, tỷ lệ nạc cao, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ chăn nuôi của các hộ nông dân t heo hướng tiến bộ nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm t hịt lợn trong chăn nuôi của cả nước cũng như của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.
Mặt khác, Nhà nước cần củng cố xây dựng một số cơ sở (trại hoặc trung tâm) lợn giống do nhà nước đầu tư và trực tiếp quản lý, bảo đảm các cơ sở này hoạt động có chất lượng và tín nhiệm, vừa là lực lượng nòng cốt có tác dụng hướng dẫn và chi phối, điều tiết các cơ sở khác thực hiện chính sách cải tạo đàn lợn trong cả nước theo chính sách và quy hoạch chung. Trên thị trường thế giới, yêu cầu về chất lượng thịt lợn xuất khẩu sẽ ngày càng cao, việc đẩy mạnh hoạt động chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam khẳng định mình hơn trên thị trường và cũng vì thế mà Tổng công ty sẽ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm cho mình thêm nhiều khách hàng mới.