Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cái Răng giai đoạn 2004-2006

MỤC LỤC

Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu đối với hoạt động của Ngân hàng nói chung và đối với những đối tượng sử dụng thông tin tài chính như nhà quản

Mục tiêu mà người thực hiện đề tài muốn đạt đến đồng thời khái quát một số tài liệu của các tiểu luận khoá trước được lưu trữ tại Ngân hàng.

Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thực tập: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, mục tiêu hoạt động năm 2007

Sự cần thiết nghiên cứu

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến nay, Ngân hàng đã vươn lên đứng vững và phát triển, trở thành một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu ở Việt Nam: Với hơn 2.000 chi nhánh và phòng giao dịch, vốn tự có trên 12.000 tỷ, phục vụ trên 10 triệu hộ sản xuất, tư nhân cá thể và hàng vạn doanh nghiệp trên khắp mọi miền đất nước, thực hiện chức năng của một Ngân hàng thương mại là kinh doanh có lãi và đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Với những đóng góp đó, năm 2006 Ngân hàng đã nhận được nhiều giải thưởng: Chứng nhận của Ngân hàng Mỹ Wachovia, N.Y về xử lý các điện thanh toán, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng Vàng “3 chữ A” - sự đánh giá cao của Ngân hàng nước ngoài và tổ chức trong nước đối với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng.

Căn cứ khoa học và thực tiễn

Chớnh vỡ tầm quan trọng của phõn tớch bỏo cỏo tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng cũng như sự giới hạn về không gian và thời gian thực tập nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quận Cái Răng”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung

    - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng.

    LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cể LIấN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN TÍCH TèNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP QUẬN CÁI RĂNG

    • BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm
      • BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
        • CÁC CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ KHÁI QUÁT, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

          LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cể LIấN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN TÍCH TèNH. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. Bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Bảng tổng kết tài sản là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Qua bảng tổng kết tài sản có thể biết được tình hình tài sản hiện có, cơ cấu tài sản, quá trình đầu tư tại Ngân hàng…. Bảng Tổng kết tài sản có 2 phần. Đó là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Tài sản có bao gồm:. - Tiền mặt tại quỹ. Là khoản tiền mà Ngân hàng để tại kho quỹ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn và rút tiền đột xuất của khách hàng. - Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân. Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng Tài Sản Có của Ngân hàng. Đối với các Ngân hàng ở nước ta hiện nay thì đây vẫn còn là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì nó rất nhạy cảm với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội…. Một số hình thức tín dụng phổ biến tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:. + Căn cứ vào thời hạn cho vay. Tín dụng ngắn hạn: thời hạn Ngân hàng cho khách hàng vay là đến 12 tháng. Tín dụng trung và dài hạn: thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. + Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp. Ngân hàng cho vay các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…. - Đầu tư chứng khoán. Các Ngân hàng thương mại dùng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán mà chủ yếu là trái phiếu kho bạc. Đây là loại chứng khoán mà khả năng sinh lời của nó không cao nhưng là khoản đầu tư có mức độ rủi ro thấp. - Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư. Đây cũng được xem là một phần Tài Sản Có của Ngân hàng. Từ số vốn có được do tài trợ, uỷ thác của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay góp phần tăng thêm thu nhập. - Tài sản cố định. Để đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng cũng cần phải có trụ sở, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, dụng cụ quản lý và những tài sản khác đảm bảo thuận lợi trong kinh doanh, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch. b) Nguồn vốn (hay còn gọi là Tài sản nợ). Trong nguồn vốn của Ngân hàng có nhiều khoản mục: vốn huy động (tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu…), các quỹ tại Ngân hàng, tài sản nợ khác…Mỗi khoản mục có vai trò, yêu cầu khác nhau về chi phí, cách thức, thời gian thanh toán do đó thông qua việc xác định tỷ trọng % từng khoản mục nguồn vốn - biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng để kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn đặc biệt là trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. b) Khái quát tình hình sử dụng vốn. Đây là kết quả sử dụng nguồn vốn huy động tức là Ngân hàng sẽ dự trữ một phần tiền mặt tại quỹ, cho vay khách hàng hoặc đầu tư chứng khoán điều đó có nghĩa là với mỗi khoản đầu tư như thế sẽ tạo ra mức thu nhập khác nhau và như thế rủi ro cũng khác nhau. Để khái quát tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng ta sử dụng chỉ số sau:. Số dư từng khoản mục Tài sản Tổng Tài sản. Việc xác định tỷ trọng % từng khoản mục tài sản sẽ cho ta một cái nhìn khái quát về cơ cấu tài sản tại Ngân hàng, những chi phí, mức độ rủi ro mà Ngân hàng gặp phải. c) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động của Ngân hàng thì kết quả kinh doanh được phản ánh thông qua 2 khoản mục: thu nhập và chi phí. Trong tổng thu nhập thì thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn trong tổng chi phí thì là chi trả lãi tiền gửi của khách hàng. Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và đi vay sẽ đem đến lợi nhuận cho Ngân hàng. Ta sử dụng các chỉ số tài chính sau để khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng:. Tỷ trọng % thu lãi cho vay = Số dư thu lãi cho vay Tổng thu nhập. Số dư chi phí trả lãi tiền gửi Tỷ trọng % chi trả lãi tiền gửi =. Tổng chi phí. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng nông nghiệp Quận Cái Răng. a) Phân tích tình hình tạo lập vốn. Để có được vốn cho vay khách hàng thì Ngân hàng cần phải có một số vốn nhất định trong nguồn vốn của mình. Điểm khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp và Ngân hàng đó là Ngân hàng kinh doanh chủ yếu trên vốn huy động được từ nền kinh tế còn doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trên vốn tự có của mình. Đối với Ngân hàng việc huy động vốn là hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, cá nhân hoặc thông qua việc phát hành những giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Với mỗi hình thức huy động như thế thì Ngân hàng phải tính đến thời hạn chi trả lãi gốc, chi phí sử dụng vốn. Do đó trong nguồn vốn huy động, Ngân hàng phải xác định cơ cấu của từng loại vốn thông qua chỉ tiêu:. Số dư từng loại tiền gửi Tổng vốn huy động. Một cơ cấu hợp lý trong huy động vốn sẽ hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh cũng như giảm thiểu chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Chẳng hạn như tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động nghĩa là khách hàng gửi tiền có thể rút vốn bất cứ lúc nào họ muốn và vì thế Ngân hàng sẽ cơ cấu lại các khoản cho vay để đảm bảo khả năng chi trả tránh rủi ro thanh khoản có thể gặp phải. b) Phân tích tình hình sử dụng vốn. Từ nguồn vốn huy động được thông qua các tổ chức kinh tế và cá nhân thì Ngân hàng tiến hành sử dụng phần vốn đi vay đó và khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng là cho vay khách hàng. Theo thời hạn cho vay thì Ngân hàng áp dụng cho vay ngắn hạn và trung hạn. Còn theo loại hình doanh nghiệp thì Ngân hàng cho vay hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hiệu quả từ cho vay khách hàng có yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại do đó trong phân tích tài chính không thể không đề cập đến khoản mục này. Các chỉ số sử dụng để phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng:. Với nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ cho vay nhưng tỷ lệ cho vay như thế nào là hợp lý và mang lại hiệu quả cho Ngân hàng? Tỷ số này cho biết với 1 đồng vốn huy động được thì Ngân hàng sẽ cho vay được bao nhiêu đồng. Nếu tỷ số này tăng cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động có hiệu quả. Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng của 1 đồng tài sản tức là với 1 đồng tài sản có được thì Ngân hàng cho vay được bao nhiêu đồng và chỉ số này cũng cho biết quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ số này tăng khi:. y Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng trong khi tổng tài sản không đổi hoặc giảm. y Hoặc tổng dư nợ không đổi nhưng tổng tài sản giảm. Đây là chỉ số gắn liền với rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. Hầu hết các Ngân hàng đều mong muốn khoản nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động tín dụng của mình và như thế rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Dư nợ ngắn hạn: các khoản vay đến 12 tháng. Dư nợ trung hạn: các khoản vay trên 12 tháng đến 60 tháng. Với mỗi thời hạn cho vay như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian thu hồi nợ cũng như là khả năng thanh toán của Ngân hàng do đó với chỉ số tài chính này sẽ giúp cho nhà quản lý xác định được cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng và đánh giá tính hợp lý của chúng để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. c) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình thu nhập.

          PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG.

            GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

            • Lịch sử hình thành và phát triển
              • Phương hướng hoạt động năm 2007 1. Mục tiêu

                Kể từ tháng 03/2004 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng nên về mặt cơ cấu tổ chức cũng có sự thay đổi đáng kể với phương châm “Gọn nhẹ nhưng hiệu quả” nên cơ cấu tổ chức về nhân sự thật sự đơn giản. Năm 2006 tỡnh hỡnh kinh tế xó hội trờn địa bàn Quận Cỏi Răng cú sự tăng trưởng rừ nét: sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường và tình hình ở địa phương; quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ kéo theo các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển ngày càng đa dạng; thị trường bất động sản đã dần khôi phục và sẽ sôi động trở lại.

                Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ   PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG
                Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

                KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2004 - 2006)

                  Nếu huy động quá nhiều trong khi hoạt động tín dụng - hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng lại diễn ra chậm hoặc chưa tìm được những khách hàng có tình hình tài chính tốt để cho vay thì Ngân hàng sẽ thừa vốn và đòi hỏi nhà quản lý phải kịp thời chấn chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả. Như vậy, lợi nhuận trong cho vay khách hàng luôn đi kèm với những rủi ro do đó việc xác định cũng như giới hạn dư nợ cho vay sao cho hợp lý vừa mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển vừa giảm rủi ro đến mức thấp nhất cho.

                  Bảng 1: TÌNH HÌNH TẠO LẬP VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
                  Bảng 1: TÌNH HÌNH TẠO LẬP VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)

                  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2004 - 2006)

                    Từ bảng trên ta thấy: Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì Ngân hàng nông nghiệp Quận Cái Răng áp dụng mức lãi suất thấp: 0,25%/tháng trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn thì mức lãi suất cao hơn: từ 0,5%/tháng trở lên vì đối với loại tiền gửi này Ngân hàng sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn để cho vay khách hàng. + Cuối năm 2004 Ngân hàng nông nghiệp Quận Cái Răng thực hiện chia tách chi nhánh về Hậu Giang nên những khách hàng trước đây có vay vốn tại Ngân hàng nhưng có hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ đảm bảo vay vốn ở Hậu Giang thì sẽ vay vốn tại Hậu Giang và như thế sẽ làm giảm một lượng lớn khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

                    Bảng 5: BẢNG TRÍCH LƯỢC LÃI SUẤT TIỀN GỬI TRẢ LÃI SAU (THÁNG  5/2006) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP QUẬN CÁI RĂNG
                    Bảng 5: BẢNG TRÍCH LƯỢC LÃI SUẤT TIỀN GỬI TRẢ LÃI SAU (THÁNG 5/2006) TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP QUẬN CÁI RĂNG