MỤC LỤC
Thông thường Người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất khi đã nhận được phí bảo hiểm trước khi tổn thất xảy ra nhằm tránh trường hợp người tham gia bảo hiểm chờ đến khi tổn thất xảy ra mới trả phí còn nếu không tổn thất sẽ tìm cách huỷ bỏ hợp đồng hoặc giảm giá trị bảo hiểm để giảm bớt phí bảo hiểm phải trả. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình khai báo sai hoặc giầu giếm những điều đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc không thông báo cho Người bảo hiểm biết những thay đổi trong quá trình vận chuyển hàng hoá thì Người bảo hiểm có thể không phải bồi thường tổn thất mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.
Đây chính là tập quán mua bán hàng hoá do đó khi mua bảo hiểm người bán hoặc đại diện của họ phải ký hậu ở mặt sau giấy chứng nhận bảo hiểm để chuyển toàn bộ quyền lợi bảo hiểm sang cho người mua. Ngoài ra, đối với hàng hoá thương mại, Người bảo hiểm có thể nhận thêm cả phần lãi dự tính tức là phần chênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và gía bán ở cảng đến (thực ra đây là lợi nhuận thương mại, không hoàn toàn là giá trị của hàng được bảo hiểm).
Trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bẳng đường biển, Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trong phạm vi bảo hiểm và xảy ra trên biển làm tổn thất đến hàng hoá, phương tiện chuyển chở (tàu, xà lan…). Bất kỳ những tổn thất nào xảy ra đối với hàng hoá bắt nguồn từ những nguyên nhân trên đều được bảo hiểm bồi thường bởi vì đây là những thảm hoạ do thiên nhiên gây ra mang tính bất ngờ và khó tránh khỏi.
Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc công-ten-nơ không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá an toàn mà Người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ biết trước nhưng vẫn bốc xếp hàng lên tàu. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.
- Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi của HĐBH. Trong trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết để Người bảo hiểm giải quyết.
Trong trường hợp điểm nhận hàng cuối cùng mà nằm sâu trong đất liền và phải vận chuyển bằng phương tiện khác nếu trách nhiệm của Người bảo hiểm đến đây mới kết thúc thì Người bảo hiểm có thể yêu cầu người tham gia bảo hiểm nộp thêm phụ phí bảo hiểm. HĐBH bao có thể được ký trước cho những hàng hoá cần được bảo hiểm trong đó phải ghi rừ tờn hàng hoỏ được bảo hiểm, loại tàu trở hàng, cỏch tớnh GTBH của hàng, STBH tối đa cho những chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm phí bảo hiểm, giám định, khiếu nại đòi bồi thường, hiệu lực của hợp đồng, xử lý tranh chấp… và những điểm liên quan khác đã được Người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm thoả thuận trong khi ký hợp đồng.
Nếu Người được bảo hiểm cố ý không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hay sai lệch thì Người bảo hiểm có quyền chấm dứt ngay hợp đồng sau khi phát hiện ra điều đó và thu toàn bộ số phí bảo hiểm phải trả trước khi Hợp đồng kết thúc. Tuy nhiên do tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều sự thay đổi nên ICC 1963 đã bọc lộ những nhược điểm như mập mờ, khó hiểu khiến cho công việc giao dịch khó khăn thậm chí đôi khi còn xảy ra những nhầm lẫn không đáng có.
Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất như đã nói trong điều kiện B nhưng những tổn thất do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước biển cuốn khỏi tàu, nước biển xâm nhập vào hầm tàu, công-te-nơ hoặc nơi để hàng, tổn thất nguyên kiện trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải sẽ không được bồi thường trong điều kiện C. Đối với rủi ro xảy ra do mìn hoặc ngư lôi thì Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá ngay cả khi hàng còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận khác.
- Người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc đòi lại tiền bồi thường đối với Người được bảo hiểm nếu có đầy đủ bằng chứng chứng minh được rằng các tổn thất gây ra thuộc rủi ro loại trừ hoặc bỏ quyền lợi đối với người thứ ba. Sau khi đã giám định xong, giám định viên phải ghi những thông tin quan trọng và cần thiết nhất vào một biên bản (gọi là “Biên bản giám định”) để làm căn cứ cho người yêu cầu giám định có cơ sở pháp lý để yêu cầu Người bảo hiểm hoặc những bên liên quan bồi thường cho những tổn thất đó.
Trong trường hợp nếu phương tiện chuyên chở bị mất tích, hàng hoá sẽ được coi là tổn thất toàn bộ thực tế nhưng sau khi bồi thường lại tìm thấy phương tiện cùng hàng hoá thì Người bảo hiểm có quyền sở hữu số hàng đó. Trong HĐBH có quy định khi tổn thất xảy ra Người được bảo hiểm phải áp dụng mọi biện pháp để đề phòng, hạn chế tổn thất và Người bảo hiểm phải thanh toán những chi phí đó cho dù tổng số tiền bồi thường có thể lớn hơn STBH.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bồi thường hoặc giấy từ chối bồi thường mà Người được bảo hiểm không có ý kiến gì bằng văn bản thì vụ khiếu nại coi như đã kết thúc. Những vụ tranh chấp có liên quan đến HĐBH mà không giải quyết bằng hình thức thương lượng giữa Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm thì những vụ này sẽ được gửi lên Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam hoặc Toà kinh tế Việt Nam có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam hiện hành phân xử.
Thời gian thông báo: Việc thông báo từ bỏ hàng phải được gửi ngay khi Người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ bỏ. Trường hợp thông báo từ bỏ hàng được gửi theo đúng quy định thì quyền khiếu nại của Người được bảo hiểm không bị phương hại bởi việc Người bảo hiểm từ chối chấp nhận từ bỏ hàng.
Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm
Năm 1986, khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt nước ta thay đổi rừ rệt, đời sống nhõn dõn ngày một cải thiện rừ rệt. Để phát triển cũng như lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex - người đề xướng và chủ trì dự án- cùng với 6 cổ đông sáng lập đã thành lập nên công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - gọi tắt là PJICO (Petrolimex joint-stock insurance company).
Ngoài ra, Liên hiệp đường sắt Việt Nam cũng là một cổ đông có số vốn góp tương đối cao. - Phòng ngừa và chia sẻ rủi ro với các công ty, xí nghiệp, tập thể và cá nhân góp phần ổn định kinh doanh, bảo toàn vốn ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Phòng tổ chức tổng hợp ( tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, pháp chế thanh tra, hành chính quản trị, tổng hợp…) thuộc bộ máy của công ty PJICO có chức năng, nhiệm vụ là:. - Tham mưu giúp cho tổng giám đốc xây dựng được mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Đề suất các phương án tuyển chọn, đào tạo và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty. - Tư vấn về pháp luật của Tổng giám đốc soạn thảo quản lý thống nhất các văn bản có tính pháp quy thuộc quyền của tổng giám đốc. - Tổ chức chỉ đạo theo dừi kiểm tra, thực hiện cỏc chế độ chớnh sỏch phỏp luật của Nhà nước, điều lệ của công ty về tổ chức cán bộ và công tác bảo vệ trong toàn công ty. - Tổ chức hạch toán kế toán kịp thời đầy đủ và chính xác các hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán chính xác kết quả kinh doanh với từng nghiệp vụ, tình hình tài sản nguồn vốn của công ty. - Giám sát hoạt động tài chính của công ty theo từng điều lệ của công ty và chế độ tài chính hiện hành. Tổ chức và hướng dẫn bộ phận kế toán của các chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc làm tốt chức năng nhiệm vụ trong công tác kế toán, thống kê theo phân cấp của công ty. Đây cũng là phòng mới thành lập và đi vào hoạt động, nó có chức năng và nhiệm vụ sau:. - Có trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ và đại lý nắm vững chuyên môn cũng như nghiệp vụ cho công ty. - Căn cứ vào thực tế hoạt động của công ty cũng như những kế hoạch trong thời gian tới để có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho phù hợp để trình lên tổng giám đốc. - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy, lịch học… và chi trả tiền dạy và học cho giảng viên cũng như học viên. - Tổ chức mạng lưới, theo dừi và quản lý hoạt động tất cả cỏc đại lý trong cả cụng - Tiến hành hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các nghiệp vụ bảo hiểm của các đại lý đang triển khai trong toàn công ty. - Khai thác tất cả các nghiệp vụ mà công ty đang triển khai theo kế hoạch 3.10 Phòng giám định bồi thường. - Kiểm tra, giám định và bồi thường nhanh thoả đáng cho khách hàng - Nhận kiểm tra, giám định đối với những tổn thất do công ty khác yêu cầu 4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản lý thị trường. Đây là một trong những phòng có đội ngũ cán bộ đông đảo và năng động nhất công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong phòng như sau:. * Lãnh đạo phòng gồm: một trưởng phòng và ba phó trưởng phòng - Trưởng phòng: Anh Đào Nam Hải. - Ba phó trưởng phòng bao gồm:. + Chị Đặng Thu Ngọc phụ trách về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá. + Anh Nguyễn Thế Anh phụ trách về các nghiệp vụ liên quan đến tài sản + Anh Nguyễn Thành Chung phụ trách về các nghiệp vụ liên quan đến tài sản. * Cán bộ, nhân viên trong phòng:. - Chị Nguyễn Triệu Giang phụ trách về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS và con người. - Chị Nguyễn Ánh Hồng trợ giúp cho anh Chung và anh Thế Anh trong những nghiệp vụ mà hai anh đang làm. - Chị Đặng Quỳnh Chi cũng đảm nhận về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá. - Chị Nguyễn Ngọc My phụ trách về nghiệp vụ bảo hiểm con người du lịch ngắn hạn Những nghiệp vụ như bảo hiểm ôtô, xe máy thì ai cũng có khả năng khai thác hiệu quả. Ngoài ra, trong phòng còn có một số đại lý chuyên nghiệp và rất nhiều các đại lý tự do khác họ đều rất năng động. Cú thể núi, tất cả đội ngũ cỏn bộ trong phũng đều lắm rất rừ nghiệp vụ mà mỡnh quản lý và khai thác rất hiệu quả nên doanh thu mà phòng mang lại cho công ty thường rất cao. Dưới sự chỉ đạo của anh Hải phòng luôn đạt vượt mức chỉ tiêu mà công ty đề ra. Thêm vào đó, rất nhiều công trình lớn đã được phòng đàm phán và ký kết với khách hàng đem lại hàng tỉ đồng cho công ty như nhà máy ximăng Bút Sơn, Hanoi Daewoo, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, Thái An.. Có lẽ, cũng bởi chính chức năng của phòng là:. - Nghiên cứu sản phẩm mới. - Khai thác thị trường bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng đặc biệt chú trọng đến các công trình có phí bảo hiểm lớn. - Thiết lập sự hợp tác với các doanh nghiệp khác 4. Những nghiệp vụ PJICO đang triển khai. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, hiện nay Công ty bảo hiểm PJICO đã và đang triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm sau:. * Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người + Bảo hiểm tai nạn con người. + Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. + Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật + Bảo hiểm kết hợp con người. + Bảo hiểm học sinh – giáo viên + Bảo hiểm tai nạn hành khách + Bảo hiểm khách du lịch. + Bảo hiểm tai nạn, lái phụ xe, thuỷ thủ, thuyền viên + Bảo hiểm người lao động. * Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm. + Bảo hiểm TNDS chủ sử dụng lao động + Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. * Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản + Bảo hiểm vật chất xe cơ giới + Bảo hiểm thân tàu biển. + Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt + Bảo hiểm hàng hoá XNK. + Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa + Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. 4.5 Các sản phẩm bảo hiểm đang triển khai tại Công ty a) Bảo hiểm tàu thuyền. - Bảo hiểm thân vỏ tàu. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu b) Bảo hiểm hàng hoá. - Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (gồm lái, phụ xe và hành khách). - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô với người thứ 3 - Bảo hiểm thân thể lái xe, người ngồi trên xe. e) Bảo hiểm rủi ro, xây dựng và lắp đặt - Bảo hiểm tổn thất vật chất của công trình - Bảo hiểm phần TNDS đối với bên thứ 3. f) Bảo hiểm máy móc và thiệt hại kinh doanh - Bảo hiểm thiết bị máy móc. - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh g) Bảo hiểm y tế và tai nạn con người - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật - Bảo hiểm tai nạn con người. h) Bảo hiểm trách nhiệm chung - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm chung. i) Bảo hiểm du lịch ngắn hạn: trong nước và nước ngoài - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện. k) Bảo hiểm học sinh và giáo viên. m) Bảo hiểm tiền bạc, trộm cắp và tài sản hỗn hợp cho thuê mướn l) Bảo hiểm tiết kiệm bảo an. k) Bảo hiểm tư vấn thiết kế.
Trong bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, công ty phải nắm vững kim ngạch các mặt hàng và số lượng nhập khẩu hàng năm từcác nguốn vốn XNK của các đơn vị XNK (nguốn vốn từ trung ương, địa phương, viện trợ, tự có, đi vay…) từ đó có kế hoạch khai thác cụ thể. Chẳng hạn như đầu năm có thể thông qua các đơn vị XNK của từng đơn vị. Sau đó tách riêng kim ngạch của khu vực theo giá CIF, CF và FOB để có kế hoạch khai thác phù hợp. Cần chú ý các mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu qua đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới phí thu. Khi có những thông tin cần thiết thì cán bộ, đại lý phải có những biện pháp tiếp cận để quảng cáo, giới thiệu về công ty về sản phẩm. Tuỳ từng đối tượng, tuỳ từng trường hợp mà có những cách tiếp cận khác nhau chẳng hạn như:. - Đối với những khách hàng chưa từng mua bảo hiểm tại công ty trước hết phải vận động họ nhập hàng theo giá FOB hoặc CF và làm cho họ thấy được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước. Sau đó, quảng bá hình ảnh công ty mình, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty sau này làm sao cho khách hàng tin tưởng khi tham gia bảo hiểm tại công ty. Tuyệt đối không được nói xấu công ty khác khi chào bán sản phẩm tới khách hàng chỉ được phép nêu những mặt tích cực hơn so với đối thủ cạnh tranh. - Đối với những khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại công ty thì dịch vụ chăm sóc khách hàng là rất quan trọng. Bởi vì, khi họ đã hài lòng và tin tưởng vào công ty thì họ sẽ vẫn tiếp tục tham gia đôi khi còn không chú ý đến mức phí cao hay thấp hơn so với các công ty khác. Vì vậy, để có thể giữ được những khách hàng này chỉ có bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ. Thường xuyên quan hệ tốt với những khách hàng bởi đây cũng có thể là một kênh để có thể khai thác được những khách hàng mới. Việc biết được những thông tin về phía đối thủ cạnh tranh như phí bảo hiểm, chất lượng dịch vụ… cũng rất quan trọng. Nếu công ty có thể không những cung cấp chất. lượng dịch vụ tốt mà còn có thể đưa ra mức phí cạnh thì chắc chắn sẽ giành được khách hàng. b) Cung cấp các thông tin cần thiết và Chào phí tới khách hàng. Sau khi khách hàng đã biết qua về công ty thì bước tiếp theo đó là tư vấn cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đòi hỏi của khách hàng. Cung cấp cho họ những thông tin cần thiết như mức phí, các điều kiện bảo hiểm… Cần phải làm cho khách hàng tin tưởng khi ký hợp đồng của công ty. Thái độ lịch thiệp, cởi mở và chuyên nghiệp của các cán bộ khai thác sẽ quyết định rất lớn đến việc có ký được hợp đồng hay không?. Cán bộ khai thác cũng cần phải thu thập đầy đủ và nghiên cứu các thông tin như Quy tắc, tỷ lệ phí, điều khoản bảo hiểm của thị trường nước ngoài để khi cần có thể đề nghị điều chỉnh các văn bản của ta hoặc giải thích và sử dụng chính những điều khoản đó khi có yêu cầu của khách hàng. c) Cấp đơn bảo hiểm và các thủ tục khác. Giấy sửa đồi bổ sung: Đánh làm 6 bản (1 bản lưu kèm theo công văn yêu cầu sửa đổi bổ của khách hàng, 1 bản gửi cho tài bảo hiểm, 1 bản trả cho khách hàng). + Yêu cầu khách hàng thanh toán thê, phí đưa tài vụ 3 bản. đ) Sau khi đánh máy, kiểm tra lại đơn và đóng dấu, “Thu phí bảo hiểm bằng ngoại tệ”.
Nhiều doanh nghiệp còn áp dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giảm phí, mở rộng điều khoản bảo hiểm… khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn bởi nếu không giảm phí thì không thu hút được khách hàng còn nếu giảm phí như họ có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ và của cả công ty. Cũng trong năm 2003 trong khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của PJICO đa số đều giảm so với năm trước, thị phần của PJICO vẫn tăng 2,55%; khả năng tài chính thể hiện qua trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ xung vốn cổ đông tăng 150%; tổng số vốn và tài sản tăng gần gấp 2 lần so với năm 2002 và đến nay PJICO đã có số vốn tích luỹ tăng 10 lần so với vốn góp ban đầu.
- Cần chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu biết sâu về lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK bởi vì nghiệp vụ này liên quan đến các đối tác nước ngoài, các điều khoản cũng như thông lệ quốc tế để khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm có thể đưng ra giải quyết mà không cần phải thuê luật sư, thẩm phán nước ngoài. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển do lợi thế là Bộ tài chính đã yêu cầu bắt buộc phải tham gia ở các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ này có trụ sở tại Việt Nam nên cần phải quảng cáo cho khách hàng biết là công ty có đầy đủ các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng phải làm thế nào cho họ hiểu được những lơi thế khi mua bảo hiểm hàng hoá ở trong nước như: khi tham gia bảo hiểm hàng hoá XNK ở các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thì khách hàng không phải chi một lượng ngoại tệ lớn, không phải mất tiền để thuê phiên dịch hay luật sư nước ngoài để giải quyết tranh chấp khiếu nại….