Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Thăng Long đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

- Mặc dù Công ty đã thực hiện rất nhiều dự án đầu tư mới, nâng cấp và cải tạo máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề cải tiến công nghệ, đặc biệt là công tác thu thập sáng kiến của toàn thể công nhân viên chức trong Công ty. Những việc làm này có thể làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng với chi phí thấp, ít tốn kém mà vẫn có thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

TRONG THỜI GIAN TỚI

    - Đi sâu nghiên cứu về công nghệ (kết cấu, đường may, công nghệ sản xuất…), thiết kế, xây dựng hệ thống thông số, tiêu chuẩn hoá cho từng loại sản phẩm, phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng và được đăng ký theo quy định tiêu chuẩn đo lường Việt Nam. - Phát triển hệ thống phân phối bằng việc tổ chức các siêu thị, cải tiến công tác bán hàng, mở rộng hình thức bán giao hàng tại nhà, bán hàng bằng fax, điện thoại, email… Thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng để khuếch trương sản phẩm của Công ty. Trước mắt khi chuyển sang Công ty cổ phần, Công ty vẫn thực hiện hệ thống quy chế cũ, sau khi đi vào hoạt động chính thức Hội đồng quản trị sẽ rà soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với luật doanh nghiệp và Công ty cổ phần sau đó ban hành để thực hiện.

    - Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực toàn diện bao gồm: đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo tổ trưởng sản xuất, công nhân có tay nghề cao và đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực trong nước và nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của Công ty trong việc đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh. + Không nên đầu tư tràn lan hoặc quá tập trung vào một loại công nghệ sản xuất nào đó mà phải đầu tư có trọng điểm để thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, tiến tới đồng bộ hóa và hiện đại hóa toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất trong Công ty. Do hình thức của Công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay là gia công theo hợp đồng nên chỉ có một số chủng loại sản phẩm nhất định như áo sơmi, Jacket, Jean, quần áo dệt kim, quần âu và đồng phục… nên những sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài, đối với thị trường trong nước hầu như còn bỏ ngỏ.

    - Xây dựng và thực hiện các chương trình tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thực tế và các chủng loại, mẫu mã theo các lứa tuổi, giới tính, phong tục tập quán, mùa vụ, thời tiết khác nhau trong năm… để tổ chức thiết kế, sản xuất và tiêu thụ kịp thời, đúng nhu cầu. Qua thực tiễn hoạt động của ngành may nói chung, nguồn nhân lực luôn bị biến động, điều đó đưa đến một vòng luẩn quẩn là: công nhân tay nghề thấp – lương ít – công việc không ổn định – biến động lao động – không đầu tư để nâng cao tay nghề – tay nghề thấp… Chính điều này đã làm cho doanh nghiệp khó có thể thực hiện được bất cứ một kế hoạch nào để nâng cao chất lượng lao động cũng như chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Ngoài việc thành lập phòng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, Công ty cần kết hợp với các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong ngành nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm, nghiên cứu các loại vật liệu mới, tổ chức nghiên cứu khai thác các nguồn nguyên liệu trong nước như tơ tằm, thổ cẩm, các loại xơ… để chủ động về nguồn nguyên liệu và tạo ra những sản phẩm có tính độc đáo cung cấp cho thị trường.

    Để thực hiện được mô hình này, Công ty cần từng bước đổi mới trong cả cách nghĩ và cách làm, phải coi chất lượng là nhận thức của khách hàng, khách hàng là người đánh giá chất lượng sản phẩm, là bộ phận cộng sự trong quản lý chất lượng của Công ty. Ngoài ra còn lôi kéo được tất cả mọi người trong Công ty tham gia công tác nâng cao chất lượng vì nó gắn trực tiếp quyền và trách nhiệm của họ vào chính chất lượng sản phẩm do họ làm ra, tạo niềm tin và uy tín của khách hàng vào doanh nghiệp, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để khắc phục được sự thiếu đồng bộ của các thiết bị công nghệ, Công ty cần đánh giá lại toàn bộ các máy móc thiết bị hiện có, xác định những khâu cần phải tiến hành đầu tư mới, đầu tư chiều sâu để lên kế hoạch kịp thời, tránh đầu tư tràn lan, không có trọng điểm gây lãng phí.

    Trong thời kỳ hiện nay, Công ty cần đầu tư chuyên môn hoá một số mặt hàng trọng điểm như áo sơmi, áo jacket, jean, quần âu… vì vậy, cần tập trung đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất các sản phẩm này để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để mở rộng thị phần. Ngoài ra để từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, Công ty cần mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền sản xuất các sản phẩm mới, nghiên cứu thiết kế sản phẩm hợp thời trang, bền đẹp… để tấn công vào thị trường nội địa vì thị trường này có rất nhiều tiềm năng trong khi vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Công ty cổ phần may Thăng Long những năm gần đây cũng tiến hành liên kết với các Công ty khác như các công ty dệt trong và ngoài nước để cung cấp nguyên phụ liệu, tổ chức các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm của các Công ty dệt may hàng đầu trên thế giới… Tuy nhiên việc liên kết này còn đang ở mức giới hạn.

    Vì vậy để học tập kinh nghiệm trong vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải khai thác tối đa lợi thế của phương pháp này bằng cách gửi các thành viên trong Công ty học hỏi kinh nghiệm của các Công ty trên thế giới, liên kết với các công ty khác để lập nên các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công nhân viên chức, liên doanh với các công ty mạnh để tranh thủ công nghệ và trình độ của họ để trang bị lại cho Công ty… Bằng những cách trên, Công ty sẽ có được những cán bộ công nhân viên xuất sắc, vừa có được những thông tin về công nghệ và bổ xung máy móc thiết bị hiện đại cho Công ty. - Trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, Bộ công nghiệp, và Nghành dệt may cần nghiên cứu cập nhật các tiêu chuẩn mới, thay thế các tiêu chuẩn đã lỗi thời, lạc hậu, cần nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn cho mặt hàng dệt may tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế.

    NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP

    XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG..59 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..60.