MỤC LỤC
- Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ sẽ được nâng lên một bước; phương tiện vận tải đã và sẽ tăng cường đáng kể; tuy nhiên, cơ sở vật chất của Ngành vẫn còn lạc hậu và yếu kém, nhu cầu đầu tư lớn, nhưng khả năng nguồn vốn của Nhà nước và của Ngành có hạn; bất bình hành giữa năng lực phương tiện với năng lực hạ tầng chưa được cải thiện; nếu không có đầu tư mạnh cho phát triển CSHT thì có nguy cơ cản trở sự phát triển của Ngành. Mức độ cạnh tranh giữa các phương tiện vận tài ngày càng gay gắt; ưu thế cạnh tranh tăng của vận tải đường biển, đường bộ, hàng không sau khi hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của các Ngành này được đầu tư đáng kể trong những năm 2001 - 2005; trong khi đó năng lực cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải đường sắt còn yếu; năng suất lao động thấp; khả năng đạt mức tăng trưởng cao ngày càng khó khăn.
Một số ít toa xe được chế tạo từ các nhà máy, xí nghiệp trong nước, số còn lại được nhập vào Việt Nam những năm trước đây từ nhiều nước khác nhau: Toa xe hàng cũ của Trung Quốc, toa xe sau khi Trung Quốc viện Triều chống Mỹ cũng đưa sang Việt Nam mà quen gọi là xe Triều Tiên, toa xe của Pháp, Bỉ, Nhật, Mỹ và một số xe nhập từ Rumani và Ấn độ (Đã trên 10 năm nay). Về mặt quản lý tài sản, nhiều xe đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn phải sửa chữa để tiếp tục dùng, gần nửa số toa xe hiện có cấu tạo hộp trục kiểu ổ trượt đã hạn chế tốc độ chạy tàu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay vẫn chưa được thanh lý. Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo toa xe chất lượng cao đã ứng dụng thành công công nghệ mới như vật liệu composite, sản xuất giá chuyển hướng Toa xe khách, Toa xe hàng và Toa xe 2 tầng.
Đội ngũ Cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay nghề và có kinh nghiệm khá dồi dào, trong đó cán bộ, nhân viên có trình độ Trung cấp, Đại học và trên Đại học chiếm gần 1/3 lực lượng lao động.
Việc nâng cấp các công trình CSHT gần như chưa thực hiện được, ngoại trừ dự án nâng cấp cầu yếu trên ĐSTN và nâng cáp khi gian Nông Sơn – Trà Kiệu Km 814 – 824 (vốn vay ODA Nhật Bản); các dự án hiện đại hoá thông tin tín hiệu, chưa có dự án nào có quy mô lớn và có tính chất xây dựng mới để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt, chưa có dự án nào về giao thông đô thị. - Công nghệ bảo trì đường sắt: Cơ bản hoàn thành chương trình cơ khí hoá việc bảo trì thông qua đầu tư thiết bị, dụng cụ cơ khí nhỏ từ ngân sách trong 3 năm 2002 – 2004 và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thụât trong công tác bảo trì, quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng như: Công nghệ ray hàn dài; đưa cơ giới hoá vào sửa chữa đường sắt; xây dựng nhiều đường ngang tự động và cảnh báo tự động. Như vậy, trong 4 năm qua, về cơ sở hạ tầng đường sắt: Chất lượng kết cấu hạ tầng tiếp tục được củng cố, nâng lên đặc biệt là xóc lắc trên khu đoạn từ Hà Nội đến Đồng Hới đã giảm, rút ngắn được thời gian chạy tàu từ 32 giờ xuống 29 giờ tuyến đường sắt Thống Nhất; tuyến Hà Nội – Lào Cai rút từ 8,5 giờ xuống 7 giờ; nhiều công trình lớn đã được hoàn thành, góp phần thúc đẩy sản xuất vận tải, như: Dự án 9, dự án 10 cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất, dự án bãi hàng ga Lào Cai, dự án ga đỉnh đèo Hải Vân.
(hiện mới có dự án cải tạo, nâng cấp, làm mới tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long – Cái Lân là có quy mô lớn nhất, khoảng 4000 tỷ mới bắt đầu triển khai thực hiện), do vậy đến nay chưa có một tuyến nào, một khu đoạn nào vào cấp kỹ thuật dẫn tới tình trạng bất bình hành ngày càng lớn giữa năng lực chuyên chở và năng lực cơ sở hạ tầng (ví dụ đầu máy, toa xe đã chạy được tộc độ 100 – 120 Km/h nhưng cầu đường chỉ cho phép tối đa là 90K/h; năng lực thông qua một số khu đoạn bão hoà (một số khu đoạn tuyến Hà Nội – Lào Cai..).
Sản lượng và doanh thu các năm đều có mức tăng trưởng khá, tăng đều trong các năm; hầu hết chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra so với tỷ lệ lương bình quân trong 5 năm, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là doanh thu vận tải vượt 2,3%, đến năm 2005 doanh thu vận tải đã đạt gấp đôi năm 2000; HKkm vượt 1,4%; các chỉ tiêu về tần xếp, Tkm và hành khách lên tàu tuy đã đạt ở mức cao, tăng từ 6,7 – 8,5%, nhưng không đạt kế hoạch đề ra (Tần xếp hụt 0,5%, TKm hụt 1,4% và Hành khách lên tầu hụt 1,6%) một trong những lý do hụt vì các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra khá cao và chưa khai thác hết tiềm năng trong vận chuyển hàng hoá (thị trường vận tải hàng hoá của Đường sắt quá nhỏ bé, chưa xứng với khả năng hiện có). Trong vận tải hàng hoá đã chú trọng khai thác vận chuyển đường dài, vận chuyển container, vận chuyển liên vận quốc tế, linh hoạt trong điều chỉnh giá cước, thực hiện chính sách giá cước ưu đãi cho học sinh, sinh viên và các đối t ượng chính sách xã hội; đã đầu tư tăng cường đáng kể phương tiện vận chuyển: nhập 55 đầu máy công suất lớn, khá hiện đại; tự đóng mới hàng trăm toa xe khách, xe hàng; đưa hệ thống bán vé điện toán vào sử dụng khá ổn định..v.v. Đặc biệt là trong năm 2004, Ngành đã đưa vào khai thác đoàn tàu tốc hành Bắc Nam SE1/2 hành trình 29h với các toa xe chất lượng cao: 100% giá chuyển hướng lò xo không khí đảm bảo êm thuận hơn, trang bị vệ sinh tự hoại đảm bảo môi trường, đây là loạt sản phẩm do cán bộ, công nhân trong Ngành tự thiết kế và chế tạo theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát huy nội lực.
Việc huy động các nguồn vốn đầu tư ngày càng được thực hiện tốt, trong đó các nguồn vốn đầu tư cho CSHT đường sắt ngày càng được Nhà nước cấp nhiều hơn; nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế tăng trưởng liên tiếp trong nhiều năm, Nhà nước có điều kiện đầu tư nhiều hơn; mặt khác trong 4 năm qua, quy hoạch tổng thể phát triển của Ngành Đường sắt Việt Nam được phê duyệt là cơ sở quan trịng để đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án để kêu gọi vốn.
• Duy trì được sức kéo tối thiểu để đảm bảo yêu cầu vận tải, tiến hành nhập đầu áy mới (Loại đầu máy có tính năng kỹ thuật trung bình tiên tiến, công suất từ 120CV trở lên) để thay thế dần đầu máy công suất nhỏ, lạc hậu kỹ thuật và tiêu hao nhiên liệu lớn. • Toàn ngành có một xí nghiệp cơ khí để sản xuất các phụ tùng, cấu kiện như: Ghi, guốc hãm, văn hãm, bộ liên kết tà vẹt bê tông, linh kiện thông tin tín hiệu, dụng cụ cầm tay và cơ khí nhỏ phục vụ cho quản lý duy tu cơ sở hạ tầng và sản xuất các loại dầm thép có khẩu độ 30m.v.v. + Trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình công nghệ tiên tiến của thế giới xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm..quốc gia phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì cũng như vật liệu, công nghệ được sử dụng trong xây dựng các công trình đường sắt.
+ Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới để xây dựng các công trình cầu, đường có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp như xử lý nền đất yếu, cầu khẩu độ lớn, hầm..bằng cách ưu tiên các nhà thầu có các giải pháp kỹ thuật thích hợp, có sử dụng vật liệu mới và công nghệ mới mang lại hiệu quả cao. + Đầu tư nâng cao hiệu quả hạt động của ngành đường sắt năm trong QHPT Đường sắt, nó liên quan mật thiết đến các phương tiện vận tải khác trong mạng GTVT, đến sự phát triển, tăng trưởng của các ngành kinh tế khách và các địa phương, vùng trong cả nước nên cần được chú trọng tăn cường đầu tư. + Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo s ố liệu dự báo kinh tế, dự báo nhu cầu vận tải, thị phần giữa các phương tiện trong từng giai đoạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng dân số, nhu cầu sản xuất của các ngành, nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, mức độ xuất nhập khẩu cũng như biến động trong vùng và trên thế giới.