Thực trạng và Giải pháp Đẩy mạnh Hoạt động Xuất khẩu Rau Quả của Tổng Công ty Rau quả, Nông sản

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Các tiến bộ này bao gồm các lĩnh vực: Thay đổi cơ cấu giống, đa dạng hoá sản phẩm; ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống để cải thiện chất lượng giống; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; áp dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng, công nghệ tưới tiên tiến. Hầu hết các thị trường nước ngoài đều quản lý mặt hàng nhập khẩu bằng một hệ thống quy định về pháp luật chặt chẽ, đặc biệt là đối với hàng rau quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước đồng thời lập ra hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chủ lực của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Có thể nói, hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm qua khá hiệu quả, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên đồng thời đóng góp một khối lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã luôn nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh; cố gắng, nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, Tổng công ty có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả theo hướng đa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định.

Điều này một phần do sản phẩm của Tổng công ty còn kém sức cạnh tranh so với nông sản của Thái Lan và các nước khác, đặc biệt là từ tháng 10/2003 Trung Quốc đã mở cửa cho mặt hàng rau quả của Thái Lan, và việc giảm thuế xuống còn 0% cho sản phẩm rau quả của Thái Lan đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường rau quả Trung Quốc của Tổng công ty.

Bảng 3: Các sản phẩm chính của Tổng công ty
Bảng 3: Các sản phẩm chính của Tổng công ty

Đánh giá tình hình thực hiện một số công tác phục vụ xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Trong những năm qua, công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty còn rất hạn chế, chưa có những hoạt động phân tích đánh giá về tiềm năng và nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc lựa chọn những phân đoạn thị trường mục tiêu và quá trình xâm nhập và mở rộng thị trường của Tổng công ty không mang tính chiến lược mà phần nào mang tính thụ động. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty luôn đi đầu trong công tác quản lý chất lượng theo ISO 9000, Quy phạm sản xuất (Good Manufacturing Practice - GMP), Quy phạm vệ sinh (Santitary Standard Operating Procedure - SSOP), Hệ thống phân tích mối nguy hại tại điểm kiểm soát giới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point). Đến năm 2007 Tổng công ty đã hỗ trợ kinh phí đợt 1 (105 triệu) xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 cho ba đơn vị (Công ty CP Vinalimex TP.HCM, Công ty CP XNK Rau quả, Nhà máy nông sản thực phẩm chế biến Bắc Giang - Công ty XNK NSTP Hà Nội), trình Bộ hỗ trợ 100 triệu cho hai đơn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP (Công ty CP Vinalimex TP.HCM, Công ty Chipsgood Vietnam-Công ty vận tải và thương mại).

Trong những năm qua, Tổng công ty cũng đã cố gắng tìm mọi biện pháp hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh như nâng cao năng suất lao động, đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung để tự cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nhằm tiết kiệm các chi phí phát sinh trong khâu thu mua, hạn chế thời gian máy chạy không tải.

Bảng 7: Giá xuất khẩu một số sản phẩm chủ lự của Tổng công ty qua các năm  2006-2008
Bảng 7: Giá xuất khẩu một số sản phẩm chủ lự của Tổng công ty qua các năm 2006-2008

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

    - Về thị trường xuất khẩu: Tổng công ty đã giữ vững được các thị trường truyền thống là thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và thị trường ASEAN, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia là những bạn hàng lớn của Tổng công ty. Hiện tại, Tổng công ty có một hệ thống sản xuất chế biến công nghiệp gồm 24 nhà máy với thiết bị tiên tiến, hiện đại, tổng công suất 215.000 tấn sản phẩm/năm, đủ sức chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cho phép tăng nhanh khối lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên nhiên liệu, vật tư, bao bì phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh, cùng với đó là cước vận chuyển trong nước và quốc tế đều tăng lên, cụ thể là: nguyên liệu dứa tăng 50-70%, bao bì hộp sắt tăng 30-40%, xăng dầu tăng 36-40%, than tăng 60%..Mặc dù giá xuất khẩu có tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của thị trường trong nước.

    - Đầu năm 2008, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng nguyên liệu rau quả, đặc biệt là dứa và cây nguyên liệu vụ Xuân.

    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

    Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

      Đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như yêu cầu về vệ sinh thực phẩm ngay từ khi sản xuất, Tổng công ty nên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, xử lý giống, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh như: cung cấp cho nhân dân những giống rau quả có chất lượng, năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất. Thứ hai: Xuất phát từ thực trạng sản xuất rau quả ở nước ta hiện nay ở tình trạng phân tán, manh mún, chưa hình thành các vùng chuyên canh lớn, để tận dụng nguyên liệu Tổng công ty cần phải coi trọng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa tại chỗ, phù hợp với nguồn nguyên liệu hiện có và tận dụng được chế phẩm tại chỗ sau chế biến, ở những nơi đã hình thành vùng chuyên canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá hình thứ hợp lý là bố trí đầu tư xây dựng các nhà máygần vùng nguyên liệu(qui mô của nó tuỳ vào điiêù kiện mỗi nơi, khả năng vốn, trình độ quản lý..), điều đó sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển, sử dụng tốt công suất may móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện khâu tho gom hàng, một trong những nguyên nhân làm cho mặt hàng rau quả của Tổng công ty không đủ sức cạnh tranh về giá so với các mặt hàng cùng loại xuất xứ từ các nước xuất khẩu khác là do khâu thu mua hàng chưa hợp lý, có nhiều chi phí phát sinh đẩy giá bán lên cao.Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện khâu thu gom hàng theo hướng giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

      - Tổng công ty tiếp tục tranh thủ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xúc tiến thương mại để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện 4 chương trình xúc tiến thương mại đã được Chính phủ phê duyệt cho ngành Rau quả (Xây dựng Website, Tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, Tham gia hội chợ Anuga và Chicago, Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại), nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet.

      Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

      Chính phủ, các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp thúc đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất cho nong dân để nong dân có ý thức đối với ruộng đất được nhận, yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất theo hươngs sản xuất hàng hoá hình thành nên các trang trại sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn, hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung, tự cấp. Vì vậy, ngoài cách làm đơn giản linh hoạt cần tranh thủ ý kiến của các hộ nông dân, để giản đơn thủ tục hành chính trong chuyển nhượng đất đai, Chính phủ cho phép các hộ, các cá nhân hoặc các tổ chức được tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức mạnh vốn, có kinh nghiệm sản xuất rau quả nhận thêm đất đai theo Luật đất đai để canh tác theo mô hình trang trại, đảm bảo sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn vừa thuận tiện cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, vừa tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu. Đối với rau quả Việt Nam, nhằm khai thác có hiệu qủa tiềm năng sẵn có, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá , đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, ta có lợi thế nhằm ổn định thị trường xuất khẩu, xác định được mặt hàng xuất khẩu có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định.

      Năm 1998, Bộ Thương mại và các bộ hữu quan đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tiếp tục mở rộng quyền xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giải toả những vướng mắc về tài chính - tiền tệ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo thông thoáng cho các ngành, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.