MỤC LỤC
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương đã nỗ lực thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, công tác quản lý và sử dụng đất đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai ngày càng được đẩy mạnh và triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn các tỉnh góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã hình thành, tạo điều kiện củng cố và dần mở rộng nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung là cơ sở vững chắc bảo đảm khả năng sản xuất lương thực cũng như sự phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Với địa bàn rộng lớn và phức tạp, có nhiều dân tộc cùng sinh sống với các tập quán canh tác và sinh hoạt khác nhau, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cũng rất khác nhau, những điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của các tỉnh trong vùng. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy tràn lan từ nhiều năm trước vẫn để lại hậu quả lớn, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, mua bán, chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện trái pháp luật vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức. - Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước còn lại và lúa nương còn chiếm tỷ trọng khá cao có năng suất, hiệu quả và hệ số sử dụng đất thấp, đất đai có nguy cơ suy thoái và biến đổi.
- Diện tích đất lâm nghiệp trong những năm qua tuy có tăng đáng kể nhưng tỷ lệ che phủ rừng vẫn còn thấp so với yêu cầu cân bằng sinh thái của vùng miền núi, nhưng quan trọng nhất là chất lượng rừng thấp không có tán che, đây là nguyên nhân cơ bản gây nên các trận lũ ống, lũ quét và các thiên tai khác.
Diện tích chuyên lúa của vùng là thấp hơn so với các vùng khác, diện tích được chia nhỏ, không tập trung nên người dân tây nguyên sản xuất chủ yếu là để cung ứng về nhu cầu lương thực cho chính gia đình, mục đích chăn nuôi và số ít họ dư thừa nên bán. Vấn đề về giống và thuốc trừ sâu bệnh thì được các hộ gia đình chú trọng đầu tư hơn, nhiều giống lúa tốt cho năng suất cao đã được các hộ dân đưa vào sản xuất; về đặc điểm thời vụ, đối với vùng tây nguyên người dân canh tác 2 vụ cơ bản đó là lúa mùa và lúa đông xuân có riêng tỉnh Lâm Đồng chuyên lúa có 3 vụ lúa mùa, đông xuân và lúa hè thu. Do diện tích bị phân tán và chia nhỏ đến từng hộ gia đình do đó việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là chưa cao (chỉ khoảng 40% và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng), phần lớn lao động hiện đang sử dụng trong loại hình trồng lúa trên địa bàn các tỉnh là lao động gia đình (chiếm 90% tổng lượng lao động cần có).
Nhìn chung, canh tác lúa tại Tây Nguyên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do vậy trước những biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây diện tích đất chuyên trồng lúa trước đây đã không thể tiếp tục canh tác do hạn hán, thiếu nước. Có 553.875 ha, phân bố trên các loại đất đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan,. Nhiều khu vực trồng rau do chạy theo thị trường đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác cây rau không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và giảm chất lượng rau như: sử dụng phân chưa hoai mục, bón quá nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu.
Năng suất cây trồng đạt được tuỳ theo chế độ tưới, địa hình, tập quán canh tác và mức độ đầu tư … Mức độ đầu tư phần lớn là đầu tư cho hoá chất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), phân chuồng bón ít, chủ yếu là phân chuồng tự sản xuất và phân vô vơ. Có diện tích 759.814 ha phân bố trên độ dốc từ 8-200, ở những vùng mưa nhiều (đủ ẩm) không bị ngập úng và trên các loại đất: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám xám bạc màu trên đá macma axit, đất đỏ vàng trên đá trên đá mácma axít, đất nâu tím trên đá sét màu tím, đất nâu đỏ trên trên đá mácma bazơ và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu vàng trên đá mácma bazơ và trung tính, đất nâu vàng trên đá vôi, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đất mùn nâu đỏ trên đá mácma bazơ, đất mùn vàng nhạt trên đá cát, đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan…. Có diện tích khoảng 1.892.424,94 ha phân bố trên độ dốc > 150 và trên tất cả các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và nhóm đất mùn alit trên núi cao và phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng và tập trung nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.
Loại hình nông lâm kết hợp là loại hình còn mới với người dân tây nguyên, hiện tại một số mô hình nông lâm kết hợp cũng đã được trồng thử nghiệm trên đất tây nguyên như mô hình Nông lâm kết hợp cà phê xen tiêu, sầu riêng, cau và một số cây ăn quả; mô hình điều xen bí đậu xanh và bắp..ở Đắk Lắk. Nhóm kiểu hình sử dụng đất để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trung bình trong đất là các kiểu hình: chuyên lúa, lúa - màu (trừ kiểu hình có rau xen canh), chuyên màu có các kiểu sử dụng đất như: lạc xuân - đậu tương - khoai lang, lạc xuân - đạu tương hè - ngô, lạc xuân - vừng - khoai lang, đậu tương - vừng - ngô, bông, hồng, bơ, dâu tằm và tiêu.
Dân tộc Ba Na: Có truyền thống canh tác trong nông nghiệp là làm rẫy, vài nhóm có làm ruộng, nương rẫy được canh tác theo chu kỳ khép kín, mỗi đám rẫy chỉ sử dụng 2-3 vụ rồi bỏ hóa khoảng 10 năm.Thường thì công việc phát rẫy, cuốc ruộng được tiến hành vào đầu năm, trong một vụ thường làm cỏ lúa 2 lần. Loại mir canh tác 2-3 năm rồi cho bỏ hóa 7-8 năm còn loại pôh nằm ven các dòng sông, ven suối, địa hình tương đối bằng phẳng nên sau khi trồng lúa có thể trồng luân phiên các loại cây trồng ngắn ngày khác mà không bỏ hóa ngay. Tuy nhiên truyền thống của người Giẻ-Triêng là thường chọn những khu rừng già để làm rẫy, ở đó đất thường có màu đen, màu đỏ, tơi xốp do vậy quá trình chặt rừng làm rẫy đặc biệt xảy ra mạnh.
Khi phát rừng làm rẫy, người ta để chừa lại những khu rừng để làm nơi thờ thần, đây là một sự khác biệt với các dân tộc khác là kiểu phát rừng trắng. Dân tộc ê dê: Khi khai phá những khu rừng để làm rẫy, đồng bào cũng quan tâm đến việc bảo vệ rừng, thường thì bên cạnh những đám rẫy đang canh tác vẫn có những khu rừng nhiều cây cối vừa để giữ nước cho cây trồng vừa để chống xói mòn. Nhưng ở địa bàn cư trú của đồng bào thường là đất tốt nên thời gian canh tác cũng dài hơn, sản xuất trên một đám rẫy nhiều năm mới bỏ hóa cũng khoảng trên dưới 10 năm mới trở lại canh tác tiếp.
Trong thực tế, tại Tây nguyên cũng đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn như vùng trồng rau, hoa Bảo Lộc (Đà Lạt); hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), ca cao Eakar, cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chè Di Linh (Lâm Đồng)…Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo điều kiện sản xuất tập trung, thuận lợi trong đầu tư xây dựng những công trình phục vụ phát triển nông nghiệp.