Áp dụng hệ thống Thẻ điểm cân bằng trong triển khai chiến lược tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Kết cấu của chuyên đề

Phát triển thẻ điểm cân bằng BSC trong triển khai và thực thi chiến lược tại NHNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế. Giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả thẻ điểm cân bằng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế.

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BALANCED SCORE CARD (BSC)

Vai trò của BSC trong quản lý doanh nghiệp 1. BSC là một hệ thống đo lường

Như vậy, với việc mở rộng các mục tiêu của đơn vị kinh doanh ra ngoài các thước đo tài chính truyền thống, BSC không chỉ mô tả về những mục tiêu về tài chính mà còn trình bày những khát vọng về thị trường, các quy trình sẽ được chinh phục và dĩ nhiên, cả những con người sẽ dẫn dắt công ty tới bến bờ thành công một cách vững chắc. Tuy nhiên, không tự nhiên khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với tất cả những gì chúng ta cung cấp nếu chúng ta không biết thay đổi, không biết cách thức vận hành để làm hài lòng họ, do đó Quy trình nội bộ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi mắt xích này, giống như “thân cây” nuôi dưỡng lá cây và quả ngọt.

Qui trình xây dựng BSC

Kaplan và Norton – cha đẻ của BSC - cũng đã đồng ý rằng sự thành công của BSC phụ thuộc vào “cách tiếp cận cân bằng” nơi mà một phạm vi rộng và các yếu tố tương quan nhau được sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện, không chỉ đánh giá dựa vào việc đo lường các yếu tố tài chính ([05]. Bằng cách hướng đến trọng tâm là thẻ điểm cấp cao, các đơn vị kinh doanh, phòng ban, đơn vị dịch vụ chung và có lẽ là từng nhân viên sẽ phát triển các BSC thống nhất của riêng họ, trờn đú ghi rừ họ sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn thành cỏc mục tiờu của doanh nghiệp bằng cách nào.

Tình hình ứng dụng BSC trên thế giới và Việt Nam 1. Thành công nhờ BSC của các công ty trên thế giới

Họ quản lý chiến lược chủ yếu thông qua kinh nghiệm và các chỉ số tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị hợp đồng… Các phép đo tài chính này cho phép doanh nghiệp đo lường kết quả đạt được trong quá khứ nhưng không đủ để định hướng và đánh giá các tổ chức trong thời đại thông tin khi giá trị của doanh nghiệp gắn với các mối quan hệ khách hàng, quá trình cải tiến, khả năng sáng tạo, nguồn nhân lực… Khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt và đầy biến động, cách thức quản lý truyền thống không còn phù hợp, việc đánh giá kết quả chỉ dựa trên con số tài chính không còn hiệu quả và trở nên lạc hậu so với yêu cầu quản lý,với áp lực và xu hướng của hội nhập quốc tế, các hệ thống quản lý hiện đại như Thẻ điểm cân bằng sẽ ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước. Hệ thống theo dừi có thể xây dựng để nhập liệu một cách thủ công, đơn giản (nhập số liệu cập nhật của từng chỉ tiêu tại những thời điểm nhất định như cuối tháng), bán thủ công (xây dựng dựa trên các công cụ bảng tính như Excel, nhập liệu định kỳ tùy theo chỉ tiêu – ví dụ doanh thu có thể nhập theo hàng tuần, hàng tháng và hệ thống tự động tính toán kết quả hoàn thành chỉ tiêu) hoặc hoàn toàn tự động bằng cách xây dựng phần mềm quản lý các chỉ tiêu KPI.

Các cơ sở xây dựng Thẻ điểm cân bằng BSC tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

Nét đẹp văn hóa trong phong cách làm việc của mỗi con người trong hệ thống NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Huế nói riêng đã và đang dược nhân lên sự trung thành, tinh thần trách nhiệm trong lao động, sáng tạo hiệu quả, luôn cầu thị tiến bộ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, thực hiện công việc chuẩn mực theo đúng quy trình, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại để hội nhập kinh tế quốc tế, vì một AGRIBANK phát triên bền vững, phấn đầu trở thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng lớn mạnh. Bên cạnh đó, với sự đánh giá hiệu quả toàn diện hơn từ công cụ BSC, Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ xác định được những vấn đề cần quan tâm đầu tư hơn về con người như cơ hội triển nghề nghiệp, chế độ phúc lợi cho nhân viên, đào tạo các kỹ năng, sự động viên tinh thần, môi trường làm việc… từ đó sẽ làm gia tăng sự thỏa mãn và tạo động lực làm việc cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Xây dựng bản đồ chiến lược cho NHNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế 1 Sứ mệnh, tầm nhỡn và giỏ trị cốt lừi của NHNNo & PTNT

Bên cạnh công tác đào tạo, mục tiêu của ngân hàng còn là phát triển và quản lý hiệu quả nền tảng công nghệ hiện đại sẵn có, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh hiện đại và đa dạng đồng thời đảm bảo yêu cầu về tính bảo mật, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối hệ thống với các ngân hàng khác trên địa bàn và trong cả nước. Không chỉ tập trung cho các hoạt động kinh doanh, Agribank Thừa Thiên Huế còn hướng đến mục tiêu tham gia tích cực vào các chương trình hoạt động xã hội từ thiện, như: Quỹ "Vì người nghèo" để xây dựng "Nhà đại đoàn kết" tại 15 tỉnh; Quỹ đền ơn đáp nghĩa TW và địa phương; Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Xây nhà tình nghĩa tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Thương binh nặng, các gia đình chính sách; Tặng xe lăn cho các cháu nghèo khuyết tật và Thương binh nặng…Đây không chỉ là hoạt động có ý nghĩa xã hội tích cực mà thông qua các hoạt động này, hình ảnh của Agribank sẽ đến gần người dân hơn.

Bảng 2.7: Mục tiêu chiến lược của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế theo 4 phương diện của BSC
Bảng 2.7: Mục tiêu chiến lược của NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế theo 4 phương diện của BSC

Phát triển các chương trình hành động và phân bổ ngân sách

Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược ở Hình 2.5, tiến hành phỏng vấn và tham khảo ý kiến của Ban Giám đốc và các nhà quản lý cấp trung, và kết hợp với các dữ liệu đo lường trong quá khứ để tìm ra các chỉ số đo lường cốt lừi (KPIs) cho cỏc mục tiờu chiến lược. Sau khi thẻ điểm cân bằng phân tầng xuống cho các phòng ban, trên cơ sở các chương trình hoạt động được phân bổ, các phòng ban sẽ giao nhiệm vụ cho các nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện và dự trù ngân sách hoạt động.

Bảng 2.8 Hệ thống chỉ số KPI, chương trình thực thi và ngân sách phân bổ
Bảng 2.8 Hệ thống chỉ số KPI, chương trình thực thi và ngân sách phân bổ

Ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2013

Trong có có nhiều chương trình Hội nghị khách hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên, thu hút khách hàng mới, hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng như: chương trình miễn giảm phí làm thẻ cho các đối tượng sinh viên, cán bộ công nhân viên trả lương tại Agribank và gần đây nhất là chương trình miễn giảm phí làm thẻ cho cán bộ hưu trí mở tài khoản Agribank để nhận lương hưu. Trong năm qua, sau khi hoàn tất đầu tư ngõn hàng lừi (Core banking), Agribank đó phát huy sức mạnh công nghệ để triển khai toàn diện 170 sản phẩm hiện đại như ngân hàng điện tử (E – banking) bao gồm Mobile banking (SMS banking, Mobile banking, VNTopup, VN Mart, Atransfer, Apaybill…); Gửi một nơi rút tất cả các nơi; các dịch vụ hỗ trợ quản lý tài khoản của khách hàng, giúp cho khách hàng quản lý tài khoản một cách tập trung; tối ưu hóa nguồn vốn và nâng cao tính chủ động cho khách hàng như dịch vụ quản lý tiền tệ (Cash management), thấu chi tài khoản,… Ngoài ra, Agribank còn triển khai nghiệp vụ lưu ký.

Những điểm mạnh và điểm yếu của NHNo& PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế nhìn từ BSC

Kết quả thực hiện được 77,3% đã phán ảnh đúng thực trạng của NHNo &PTNT Thừa Thiên Huế - một trong những Chi nhánh có bề dày lịch sử so với các Chi nhánh khác trong hệ thống đồng thời cũng là một trong những Chi nhánh lớn có tiềm lực về nguồn vốn, công nghệ, con người trong khối các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Với hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC, Ban lãnh đạo Chi nhánh Agribank Thừa Thiên Huế có thể dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời tìm ra được nguyên nhân thông qua mối quan hệ nhân quả trong bản đồ mục tiêu chiến lược để kịp thời khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh nói riêng và hệ thống Agribank nói chung.

Giải pháp áp dụng hiệu quả BSC tại Chi nhánh

Chi nhánh Agribank cần tăng cường công tác đào tạo và phát triển cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng, làm tốt công tác qui hoạch cán bộ nguồn nhằm giúp chi nhánh có đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng cao và sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi. Có điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện BSC Việc triển khai BSC không chỉ đơn giản là việc thiết lập được một hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu để quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức, mà còn phải xây dựng một hệ thống các chương trình, kế hoạch và phân bổ nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại NHNo&PTNT nhìn từ góc độ mô hình BSC

Theo đó, khách hàng phải thực hiện ít giao dịch hơn cho một loạt các nhu cầu, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí và cảm nhận được giá trị gia tăng từ sản phẩm dịch vụ mang lại đồng thời nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, củng cố lòng trung thành của khách hàng truyền thống và gia tăng các khách hàng mới .Thay vì một sản phẩm dịch vụ chỉ đáp ứng được một nhu cầu, nay một sản phẩm dịch vụ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu cho khách hàng với các thủ tục đơn giản hơn. Tuy nhiêm khi đưa vào áp dụng tại Chi nhánh cũng nên tính toán và phân tích các điều kiện kinh tế xã hộ trên địa bàn, tình hình thực tế tại Chi nhánh, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, tín dụng, vốn, ngoại tệ, nhân lực… Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế.