MỤC LỤC
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và khái quát những vấn đề từ thực tiễn về đào tạo nghề và chất lượng trong công tác đào tạo nghề. - Phân tích và đưa ra những đánh giá về chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Nhược điểm cơ bản của đào tạo tại nơi làm việc là việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống; Người dạy không có nghiệp vụ sư phạm nên hạn chế trong quá trình hướng dẫn, việc tổ chức dạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn nên kết quả học tập còn hạn chế; Học viên không chỉ học những phương pháp tiên tiến mà còn có thể bắt chước cả những thói quen xấu không tốt của người hướng dẫn. Tóm lại, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản không nhiều… Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triển của các nước, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình CNH-HĐH.
Sự phát triển kinh tế xã hội Cơ chế chính sách Quy mô, cơ câu lao động.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phỏt triển kinh tế xó hội năm 2001-2010 đó chỉ rừ nhiệm vụ trọng tâm của công tác dạy nghề: "Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao. Một số trường dạy nghề nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình dự án nước ngoài được đầu tư, trang thiết bị, máy móc, phương tiện khá khang trang, hiện đại, nổi trội như một mô hình, nhân tố mới, thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo nghề ở nước ta. Sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, không ít doanh nghiệp chưa thật quan tâm hợp tác với cơ sở dạy nghề; phương pháp dạy và học chuyển biến chậm, thời gian thực hành, thực tập ít, có cơ sở dạy nghề do kinh phí eo hẹp vẫn dạy chay, dạy lý thuyết là chính, thực hành thực tập không đáng kể.
Trong điều kiện huyện có vùng sông nước bao quanh cùng với điều kiện về khí hậu và tự nhiên thì sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo của huyện, trong đó cây lúa nước được coi là cây lương thực chính, với 2 vụ lúa là vụ đông và vụ mùa, xen kẽ giữa các vụ là cây màu, lương thực có hạt, củ như: ngô, khoai, lạc, đỗ,… Cùng với phát triển chăn nuôi bò, gà,. Những năm qua, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, huyện đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN và dịch vụ, thu hẹp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Một khu công nghiệp tập trung do tỉnh quản lý đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, với diện tích trên 400 ha, giai đoạn I là 200 ha; nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đăng ký và được chấp thuận như: Công ty gốm sứ thuỷ tinh công suất 3 triệu m2/năm, Công ty bia rượu Hà Nội đang thi công hạ tầng cơ sở, bước đầu một số phân xưởng đi vào hoạt động có hiệu quả.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp, dịch vụ và nhà ở, kéo theo đó là một bộ phận người lao động bị mất đất sản xuất, nếu không có định hướng phát triển bền vững, đúng đắn thì nguy cơ thiếu lương thực sẽ bị đe doạ, thất nghiệp tăng, một bộ phận không có việc làm dễ nảy sinh các vấn đề xã hội, gây mất ổn định tình hình trị an ở địa phương. Vì huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tư tưởng tiểu nông lạc hậu, làm ăn nhỏ vẫn chưa thoát khỏi luỹ tre làng, trình độ dân trí lại thấp, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật còn kém, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Thứ nhất: Yên Phong là một huyện nông nghiệp nhưng trong những năm qua cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, huyện đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp – TTCN và dịch vụ, thu hẹp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Do cơ sở vật chất quá thiếu thốn, số phòng học quá ít nên chỉ có lớp Trung cấp điện, lớp may và lớp tin là được học tại Trung tâm, còn lại các lớp học ở thôn xóm đều phải đi thuê phòng học, thường là hội trường thôn nên mỗi khi địa phương có việc bận thì đều phải chuyển địa điểm hoặc thay đổi lịch học gây ra tâm lý chán nản đối với cả học viên và giáo viên. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, tháng 7 năm 2007 UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 của Trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, với mục tiêu: Xây dựng cơ sở vật chất, nhà, lớp học, xưởng thực hành, mua sắm trang thiết bị dạy nghề để mở rộng qui mô, hình thức và nâng cao hiệu quả dạy nghề, nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn bị thu hồi đất, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện. Trong tổng số 18 giáo viên hiện có của Trung tâm thì số lượng giáo viên có trình độ đại học là 16 giáo viên chiếm 89%, còn lại do đặc thù của một số ngành như mây tre đan và kỹ thuật chăm sóc cây cảnh là những nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên Trung tâm đã mời những thợ giỏi và được coi là các nghệ nhân đã được cấp phép truyền nghề tham gia giảng dạy.
Đối tượng học nghề chủ yếu là lao động nông thôn, họ chủ yếu là những người nông dân nên trình độ dân trí thấp, rất dễ bị tổn thương và hay bảo thủ, điều này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo, có khả năng hoà nhập với cộng đồng, có khả năng tiếp xúc với người dân, và đặc biệt cần phải có phương pháp truyền đạt kiến thức sao cho thật dễ hiểu, gần gũi với người lao động, có như vậy mới thu hút được họ tiếp tục theo học tại Trung tâm. Tuy nhiên số lượng và chất lượng giáo viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế, vì vậy trong thời gian tới, Trung tâm cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa nhằm bảo đảm giáo viên cho quá trình đào tạo, tăng cường giáo viên cơ hữu đối với các ngành như điện công nghiệp dân dụng, hàn, trồng trọt, chăn nuôi thú y để bảo đảm cho mỗi ngành nghề đào tạo đều có một giáo viên chuyên trách. Tuy nhiên hình thức này còn gặp nhiều hạn chế do học sinh chủ yếu là con em nông thôn theo học, các đối tượng này đang gặp khó khăn về kinh tế hoặc đang là lao động chính trong gia đình nên thường gặp khó khăn trong việc tham gia học tập, năm 2009 có 12 học viên phải bỏ học giữa chừng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của Trung tâm.
Trong tuyển sinh, Trung tâm dựa vào đặc thù của từng xã, thị trấn để lựa chọn ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp như: Xã Đông Tiến tập trung chủ yếu vào nghề may công nghiệp vì Công ty may Đáp Cầu được đóng trên địa bàn xã; xã Long Châu là xã có nhiều trang trại chăn nuôi nên tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi thú ý, xã Yên Phụ đi sâu vào tin học văn phòng, xã Trung Nghĩa, Thuỵ Hoà tập trung vào kỹ thuật trồng trọt… Trung tâm đã phối kết hợp với các lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở thông báo tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn toàn huyện.