MỤC LỤC
- Các nhà môi giới và tổ chức nghề nghiệp: Các nhà môi giới và các tổ chức nghề nghiệp cũng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển các nguồn tài chính trong nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính an toàn, công bằng và minh bạch trong các hoạt động chuyển giao vốn của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ tài chính là một khâu trung gian rất quan trọng trong việc phân bổ sử dụng có hiệu quả toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế - xã hội, tuy nhiên các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ này cũng tuân theo qui luật thị trường hết sức khắc nghiệt là chỉ các ngành, các khu vực… có hiệu quả cao mới nhận được sự đầu tư các nguồn lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định h- ướng XHCN, Nhà nước chủ yếu sử dụng các công cụ can thiệp gián tiếp vĩ mô để tác động đến việc hình thành giá cả các loại dịch vụ tài chính trên cơ sở qui luật của thị trường, ví dụ: Để điều chỉnh chính sách lãi suất của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu.
Điều này tạo điều kiện cho cả các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính và các khách hàng có điều kiện lựa chọn tham gia vào nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau cùng một lúc, tránh được rủi ro khi chỉ sử dụng một loại dịch vụ duy nhất, ví dụ: Đối với cá nhân có tiền vốn tạm thời nhàn rỗi, thay vì chỉ có thể gửi tiết kiệm ngân hàng, nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán, họ có thể tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán dưới nhiều hình thức đầu tư như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, tham gia vào hệ thống các quỹ đầu tư… Như vậy khi có một số rủi ro xảy ra đối với một số loại dịch vụ tài chính nhất định (như ngân hàng bị phá sản), các cá nhân này không bị mất vốn hoàn toàn mà chỉ bị thiệt hại một phần, hoặc vẫn thu được lợi nhuận do các khoản đầu tư vào các dịch vụ tài chính khác mang lại. Thông qua hàng loạt các dịch vụ tài chính đa dạng với rất nhiều các sản phẩm dịch vụ tài chính, mọi nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi đều được đưa vào tiết kiệm dưới các hình thức khác nhau như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm… Nói cách khác, sự phát triển các loại dịch vụ tài chính đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiết kiệm dưới mọi hình thức của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội; Đồng thời các nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế được tích tụ, tập trung thành các quỹ tài chính lớn phục vụ nhu cầu đầu tư lớn, dài hạn trong nền kinh tế như dịch vụ tiết kiệm Bưu điện…. Bởi những nhà đầu tư khi đã ra quyết định đầu tư cho một công ty hay một dự án họ không có phương tiện thu thập, xử lý thông tin về doanh nghiệp, thị trường và các điều kiện kinh tế xã hội khác, những chủ thể đầu tư này chỉ có thể dựa vào kết quả đánh giá của các trung gian tài chính để đầu tư tiết kiệm, phân bổ vốn một cách hiệu quả hơn qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các sản phẩm dịch vụ chính của công ty này bao gồm: Tài trợ đầu tư và kinh doanh, ngân khố và dịch vụ tài chính khác như quản lý quỹ, bảo hiểm, thuê mua tài chính, quản lý danh mục đầu tư, chuyển hoá rủi ro, tư vấn… Năm 2002, tổng tài sản có của Công ty là 83.681 triệu EURO, doanh thu 600 triệu EURO và lợi nhuận trước thuế là 216 triệu EURO. Hiện nay SAMSUNG là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Hàn Quốc với 29 công ty con hoạt động chủ yếu trên 5 lĩnh vực là công nghiệp điện tử, công nghiệp nặng và cơ khí, công nghiệp hoá chất, dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch, khách sạn, kinh doanh tổ hợp thể thao, xuất bản… SAMSUNG là tập đoàn xuyên quốc gia với 305 chi nhánh hoạt động trên 65 quốc gia, hiện công ty có 193.000 nhân viên, tổng doanh thu của SAMSUNG năm 2003 khoảng 72 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 91,5 tỷ USD. Trong Tập đoàn, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ (SAMSUNG Life Insurance Co., Ltd); Công ty bảo hiểm hoả hoạn và hàng hải (SAMSUNG Fire and Marine Insurance Co., Ltd); Công ty thẻ (SAMSUNG Card Co., Ltd); Công ty quản lý vốn uỷ thác đầu tư (SAMSUNG Investment Trust Co., Ltd); Hàng năm các định chế này đóng góp trên 25% tổng doanh thu của Tập đoàn.
- Công ty đầu tư mạo hiểm SamSung: Được thành lập tháng 8 - 1999 có chức năng đầu tư vốn vào các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư và trực tiếp đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp cần vốn để đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mới hoặc cung cấp vào các thị trường mới. - Công ty Chứng khoán và đầu tư LG (LG Investment & Securities Co., Ltd, LGIS): Được thành lập năm 1969, là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu ở Hàn Quốc với 107 đại lý, phòng giao dịch trong nước, 03 chi nhánh ở HongKong, NewYork và London, 02 văn phòng khu vực ở Tokyo và Thượng Hải. - Công ty tài chính CNOOC (CNOOC Finace Co., Ltd): Là tổ chức tài chính phi ngân hàng được thành lập tháng 6 năm 2002 với vốn pháp định là 1,415 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 50 triệu USD) có chức năng cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành viên trong Tổng công ty và nền kinh tế, các dịch vụ tài chính.
Nhưng dù là định chế tài chính nào đi nữa thì để phát triển được các dịch vụ tài chính của tập đoàn, các định chế tài chính phải thực hiện được đồng thời 2 chức năng đó là: Phục vụ tập đoàn như một nhiệm vụ chính trị đáp ứng mục tiêu của tập đoàn khi xây dựng và phát triển các trung gian tài chính của mình. Thực tế cho thấy không có một trung gian tài chính nào là hoàn hảo tuyệt đối về tổ chức cũng như hoạt động và cùng một lúc có thể phát huy tất cả các nghiệp vụ kinh doanh để đáp ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính trong khi nhu cầu về các dịch vụ này lại rất đa dạng và phong phú, yêu cầu về chất lượng và tính chuyên nghiệp ngày một cao. Để phát triển các dịch vụ tài chính do các định chế cung cấp, cần phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động của các định chế tài chính bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nơi có hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các trung tâm tài chính tiền tệ lớn cả ở địa bàn có trụ sở của Tập đoàn và trên thế giới.
Để phát huy vai trò điều hoà vốn tập trung, nhằm đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính của các trung gian tài chính trong tập đoàn theo đúng mục tiêu và định hướng phát triển của tập đoàn thì với những định chế tài chính quan trọng tập đoàn nên giữ cổ phần chi phối hoặc tập đoàn sở hữu 100%; khuyến khích, tạo điều kiện để định chế tài chính này tham gia góp vốn vào định chế khác theo mô hình công ty. Để xây dựng các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính vững mạnh, cần phải có sự đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính, từng bước nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống các định chế tài chính nhằm mục tiêu thu xếp tài chính, quản trị vốn trên nguyên tắc sinh lời, thực hiện kinh doanh các dịch vụ tài chính có hiệu quả. Mặt khác nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính của các tập đoàn kinh tế trên thế giới thông qua quá trình xây dựng phát triển các định chế tài chính của các tập đoàn này, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng trong quá trình hình thành và phát triển với mục đích kinh doanh các dịch vụ tài chính thành công.