MỤC LỤC
Danh mục: Là tập hợp một hay nhiều các tài sản tài chính có lợi suất và độ rủi ro khác nhau. Danh mục đầu tư Chứng khoán: Là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hay nhiều loại tài sản (Cổ phiếu, trái phiếu..) Mục đích của danh mục đầu tư là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Những người (công ty) quản lý danh mục đầu tư là những người chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đối với danh mục đầu tư Chứng khoán của cá nhân hay một tổ chức đầu tư. Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán là quá trình quản lý tài sản của một tổ chức hay một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tớch Chứng khoỏn, lựa chọn đầu tư, theo dừi cỏc kết quả đầu tư và phõn bổ vốn đầu tư từ đó đánh giá kết quả đầu tư.
Công ty được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư và có quyền tự quyết định việc thành lập danh mục đầu tư cho khách trong khuôn khổ đã thoả thuận. Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục sao cho trong dài hạn lợi nhuận là lớn nhất nhưng rủi ro là thấp nhất.
Một nhà đầu tư ngại rủi ro là người luôn phải đặt ra cho mình một mức lợi suất hợp lý đối với một tài sản rủi ro với điều kiện tỷ lệ lợi nhuận có thể bù đắp đủ cho những rủi ro mà người đó phải gánh chịu. Bởi vậy nếu chúng ta phân tích đúng sự biến động của lợi suất và dự báo đúng lợi suất của Chứng khoán trong tương lai thì chúng ta sẽ có thể đầu tư hợp lý để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Khi phân tích một yếu tố ngẫu nhiên theo giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển (OLS) các yếu tố ngẫu nhiên phải có kỳ vọng bằng không, phương sai không đổi, và chúng không tương quan với nhau. Mặt khác khi hồi quy hai biến độc lập không dừng, ước lượng mô hình sẽ thu được hệ số có ý nghĩa thống kê cao và R2 cao, do đó hiện tượng hồi quy giả mạo có thể xảy ra.
Từ lược đồ ta thấy có sự thay đổi trong lợi suất trung bình giữa các phiên giao dịch của cổ phiếu với sự thay đổi của các phiên trước đó. Bây giờ ta sẽ xem xét mức dao động của lợi suất trong các phiên có phụ thuộc vào lợi suất của nó trong quá khứ hay không, bằng cách thực hiện các mô hình kinh tế lượng ARCH, GARCH, TGARCH , M-GARCH , COMPNETNT ta sẽ có câu trả lời.
Các hệ số ước lượng đều dương nên sự thay đổi của trong giá cổ phiếu DHA càng lớn thì sự dao động càng lớn nghĩa là khi giá cổ phiếu tăng hay giảm với mức độ lớn thì xu hướng này còn kéo dài cho đến khi có tác động làm thay đổi xu thế này. Dựa vào 2 mô hình ước lượng ta thấy hệ số của phương sai và độ lệch chuẩn đều dương do đó có thể kết luận lợi suất của cổ phiếu DHA có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro của nó tức là rủi ro càng cao thì lợi suất kỳ vọng cũng càng lớn.
Ta thấy giá trị p-value của biến (RESID<0)*ARCH(1) bằng 0 < 0.05 nên có thể kết luận rằng có ảnh hưởng của các cú sốc âm lên giá cổ phiếu có biểu hiện của hiệu ứng đòn bẩy đối với giá cổ phiếu. Dựa vào các mô hình ARCH ,GARCH ta có thể xác định được xu thế biến động từ đó có thể dự báo được sự thay đổi của mỗi cổ phiếu trong tương lai. Cũng giống như chuỗi RDHA , ta thấy chuỗi RBBT ở các thời kỳ khác nhau cũng dao động đều xung quanh mức 0, và chuỗi không có xu thế.
Do đó lợi suất trung bình của cổ phiếu BBT chỉ phụ thuộc vào lợi suất trung bình tại phiên trước mà không chịu ảnh hưởng của sự dao động của sự thay đổi này. Dựa vào 2 mô hình ước lượng ta thấy hệ số của phương sai và độ lệch chuẩn đều dương do đó có thể kết luận lợi suất của cổ phiếu BBT có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro của nó tức là rủi ro càng cao thì lợi suất kỳ vọng cũng càng lớn. Dựa vào 2 mô hình ước lượng ta thấy hệ số của phương sai và độ lệch chuẩn đều dương do đó có thể kết luận lợi suất của cổ phiếu HAP có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro của nó tức là rủi ro càng cao thì lợi suất kỳ vọng cũng càng lớn.
Ta thấy giá trị p-value của biến (RESID<0)*ARCH(1) bằng 0< 0.05 nên có thể kết luận rằng có ảnh hưởng của các cú sốc âm lên giá cổ phiếu là hay có biểu hiện của hiệu ứng đòn bẩy đối với giá cổ phiếu.
Ta thấy chuỗi RBPC ở các thời kỳ khác nhau cũng dao động đều xung quanh mức 0, và chuỗi không có xu thế. Ta xem mức dao động trong lợi suất trong các phiên có phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất trong quá khứ hay không. Ta thấy lợi suất trung bình của cổ phiếu BPC phụ thuộc vào lợi suất trung bình của nó tại các phiên khá.
Rủi ro của cổ phiếu BPC chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên, hệ số của ARCH là dương và khác 0. Nhưng ta chỉ nhận biết được ảnh hưởng dương đến phương sai mặc dù trên thực tế có cả những cú sốc âm dương. Kết quả ước lượng ta thấy tổng hệ số của ARCH(1) và GARCH(1) <1, do đó lợi suất trung bình của cổ phiếu BPC phụ thuộc vào lợi suất trung bình tại phiên trước và chịu ảnh hưởng của sự dao động của sự thay đổi này.
Dựa vào 2 mô hình ước lượng ta thấy hệ số của phương sai và độ lệch chuẩn đều dương do đó có thể kết luận lợi suất của cổ phiếu BPC có liên hệ tỷ lệ thuận với rủi ro của nó tức là rủi ro càng cao thì lợi suất kỳ vọng cũng càng lớn.
0.05 , như vậy lợi suất của cổ phiếu BPC không phụ thuộc vào độ rủi ro của cổ phiếu này. Lợi suất của mỗi cổ phiếu phản ánh sự biến động cũng như vị thế của chúng trên sàn giao dịch. Các nhà đầu tư dựa vào lợi suất của các cổ phiếu để đưa ra quyết định của mình.
Chính vì vậy ước lượng và dự báo lợi suất của mỗi cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích và quản lý danh mục đầu tư. Các nhà nghiên cứu lý thuyết kinh tế đã sử dụng nhiều phương pháp để phân tích và quả lý danh mục đầu tư. Mô hình CAPM là một trong những mô hình phổ biến được sử dụng rộng khắp bởi tính hiệu quả và đơn giản của nó.
Sau đây ta sẽ sử dụng mô hình CAPM để phân tích và quản lý danh mục với 4 loại cổ phiếu DHA, BBT, HAP , BPC.
Trên cơ sở xác định được danh mục thị trường gồm 4 loại cổ phiếu trên, ta có thể phát triển lên với thị trường gồm toàn bộ các cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. − : là tỷ lệ đánh đổi giữa lợi suất của danh mục và rủi ro của danh mục.
Qua bảng ta thấy RHAP có R2 thấp nhất so với các cổ phiếu còn lại , tức là RHAP.
Mặt khác mô hình CAPM còn là 1 công cụ hữu ích trong việc xác định rủi ro của 1 danh mục gồm nhiều tài sản đã được đa dạng ho. Rủi ro của 1 danh mục sẽ bằng bình quân gia quyền của rủi ro của các tài sản trong danh mục với tỉ trọng bẳng tỉ trọng của các tài sản đó trong danh mục. Căn cứ vào các loại tài sản trong danh mục ta sẽ xác định được độ rủi ro cũng như độ biến động của danh mục, từ đó có những điều chỉnh hợp lý về cơ cấu tài sản trong danh mục và quyết định đầu tư để mang lại hiệu quả lớn nhất.
Ta thấy mô hình CAPM là 1 công cụ rất tốt để xác định rủi ro của 1 tài sản, do đó nó cũng có thể dùng để định giá tài sản. Giả sử tại thời điể đáo hạn T trong chu ky đang xét giá tài sản là : ST.