MỤC LỤC
Các chỉ tiêu về kinh tế, sự kiểm soát và tính linh hoạt là các tiêu thức thường được lựa chọn trong đánh giá và lựa chọn các kênh phân phối cũng như các thành phần thuộc kênh phân phối. Việc đánh giá này mang tính thường xuyên đảm bảo hệ thống phân phối của doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu thức này trong mọi thời điểm. Kết quả này cho biết bao nhiêu lợi nhuận cho một đồng doanh thu mà công ty thu được trong kỳ.
Kết quả cho biết mỗi lao động làm ra bao nhiêu doanh thu, dựa vào đó Công ty xắp xếp lao động một cách hợp lý. Đây là một tiêu thức hết sức quan trọng và nó là tiền đề cho việc điều hành và quản lý hệ thống phân phối của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về lượng.Và để cú thể kiểm soỏt được, kờnh phõn phối phải được kiểm soỏt rừ ràng vớ hệ thống thông tin thông suốt cùng với gắn trách nhiệm của mỗi thành phần thuộc kênh trong việc tuân thủ chế độ thông tin báo cáo. Thị trường với sự cạnh tranh, tính bất trắc và biến động sẽ có tác động lớn tới hoạt động của hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối của doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng kịp thời với mọi thay đổi của môi trường. Tính ổn định của môi trường càng lớn, hệ thống phân phối của doanh nghiệp càng phải linh hoạt, sự linh hoạt đó phải đồng bộ với toàn hệ thống để đảm bảo ổn định và tính bền vững của kênh phân phối. Quá trình lựa chọn địa điểm, điều khiển vận động và hoạt động của hệ thống kênh phân phối chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.
Các nhân tố này thường được phân loại thành nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp và các yếu tố này có tác động qua lại với nhau. - Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như : yếu tố pháp luật, các chính sách thương mại hiện hành, yếu tố văn hoá, thói quen, mức dân sinh của từng vùng…. - Các yếu tố bên ngoài trong nghiệp như quy mô doanh nghiệp gồm khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh, chủng loại sản phẩm và một số yếu tố thuộc vê bản thân chủ doanh nghiệp.
* Phó giám đốc : là người thay mặt Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động ( thay mặt mọi hoạt động khi Giám đốc vắng mặt ). Phó giám đốc phải tự chịu trách nhiệm mà Giám đốc giao cho, đồng thời giúp Giám đốc tham mưu cho công tác quản lý và tuyển dụng nhân viên. * Bộ phận kế toán : giúp Giám đốc thực hiện quản lý các nguồn lực, hoạch toán thu chi tài chính theo quy định của nhà nước.
Giúp Giám đốc lập kế hoạch chi phí kinh doanh, phân tích các hoạt động kinh tế, thực hiện kế hoạch chi trả lương cho các thành viên trong công ty theo đúng hợp đồng. Tham mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng vốn, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. * Bộ phận kinh doanh : làm nhiệm vụ marketing, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phát triển nguồn khách hàng để khai thác và đáp ứng triệt để nhu cầu khách hàng.
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, đôn đốc và giám sát việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. * Xưởng sản xuất : nơi sản xuất các sản phẩm của Công ty, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng sẽ được nhập kho và đem đi tiêu thụ. * Bộ phận nhập khẩu : chịu trách nhiệm mọi hoạt động nhập khẩu các nguyên liêu, các mặt hàng đúng theo đăng ký kinh doanh và đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty.
* Cửa hàng : bộ phận cửa hàng của Công ty có nhiệm vụ bán và giới thiệu sản phẩm, có trách nhiệm ghi chép cụ thể chính xác số lượng hàng hóa tiêu thụ trong ngày, và bán đúng theo giá quy định cửa Công ty. - Xưởng sản xuất và kho chính được đặt tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu 100%. Công ty trang bị thêm 04 xe ôtô tải với các trọng tải từ 500kg đến 1500kg làm phương tiện vận chuyển hàng hóa của Công ty.
Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngài nguồn vốn chủ sở hữu và nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua nhiều năm còn lại là nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn. Đây là khu vực thi trường trọng điểm, với nhu cầu lớn về sản phẩm chiếm đa số tổng doanh thu hàng năm của Công ty bao gồm các Đại lý, cửa hàng bán buôn và bán lể với số lượng lớn và các đơn vị xây dựng. Tuy nhiên lấy năm 2007 làm mốc so sánh giữa năm 2006 và 2008 thì doanh thu từ vùng thị trường này cũng dao động ở mức thấp ( dựa theo hiệu số tăng giảm doanh thu ), điều này cho thấy khu vực thị trường này luôn góp phần đảm bảo tổng doanh thu cho Công ty.
- Khu vực 4 : đây là khu vực thị trường nhỏ nhất gồm các tỉnh phía Tây bắc như Lào Cai – Yên Bái – Tuyên Quang do nhu cầu trong vùng thị trường thấp, bên cạnh hạn chế về mặt địa lý và phát triển cơ sở hạ tầng nên danh thu tại khu vực thi trường này rất thấp nhưng không vì thế mà Công ty bỏ qua vùng thị trường này. Mục tiêu phát triển của Công ty là thị trường trong nước cụ thể là đưa sản phẩm do Công ty sản xuất đi sâu vào các vùng thị trường với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Bên cạnh những lợi thế kinh doanh có sẵn như làm ăn lâu năm, có chỗ đứng trên thị trường, chất lượng sản phẩm có uy tín, các mặt hàng đa dạng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, nhưng do như cầ thị trường rộng lớn và phong phú Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong chiến lược cạnh tranh với các đối thủ lớn kinh doanh trên cùng lĩnh vực như các hãng Sơn tư nhân như Đại Kiều, Hoàng Kiều, Duy Hoàng, O7.
Trong một vài năm gần đây với chiến luợc ồ ạt xâm nhập thị trường nhãn hiệu O7 tuy mới tham gia thị trường nhưng đã gây tác động tới lượng khách hàng nhất định của Công ty. Với đặc thù là doanh nghiệp thương mại không nhập khẩu, trung gian mà còn tham gia sản xuất nên Công ty lựa chọn kênh phân phối hỗn hợp kết hợp giữa kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường chủ yếu thông qua các đại lý, cửa hàng trong từng khu vực thị trường dựa theo các tiêu chí như : - Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng về thời gian, địa điểm, giá cả cuối cùng đến tay người sử dụng mà các trung gian có thể đáp ứng.
Và phụ thuộc vào nhu cầu trong từng vùng thị trường, với khu vực thị trường trọng điểm thì phạm vi phân phối sâu và rộng nhất mới có thể đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng, điều này thể hiện chủ yếu qua doanh thu trong vùng thị trường từ các trung gian gồm cả đại lý bán buôn và bán lẻ. Nhưng lại xảy ra tình trạng hàng bị đổi trả lại mà không do lỗi sản phẩm, giá trị hàng khuyến mại cũng tăng cao điếu này chứng tỏ trong năm 2008 hoạt động phân phối sản phẩm của Công ty chưa đạt hiệu quả tối đa. Qua bảng so sánh trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy hiệu số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm tăng giảm mạnh, giữa năm 2007 và 2006 doanh thu tăng đáng đáng kể trên hai tỷ đồng cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty khá cao.
Năm 2008 doanh thu thuần của Công ty tăng cao so với năm 2007 và 2006 trong đó doanh thu từ hoạt động bán buôn tới các trung gian chiếm 91% tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Do biến động của thị trường nguyên liệu và ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo chi phí quản lý doanh nghiệp và chí phí bán hàng tăng cao nên lợi nhuận trong năm 2008 vẫn thấp hơn năm 2007.