MỤC LỤC
- Doanh nghiệp nhà nước: Bởi luôn mang trên mình danh nghĩa doanh nghiệp nhà nước, có chính phủ đứng phía sau, vì thế việc vay vốn của doanh nghiệp nhà nước luôn thuận lợi hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác, nhắc đến doanh nghiệp nhà nước là ngân hàng cho vay hết sức rộng rãi mà ko cần quá nhiều thủ tục rườm rà, số lượng vốn mà doanh nghiệp nhà nước vay được thậm chí lớn gấp mấy chục lần vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước, luôn thành thạo và hiểu biết hơn về thủ tục vay vốn, nên việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước có thể coi là thuận lợi nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
Mức độ sử dụng vốn hợp pháp trong DN nhà nước cao hơn đối với các công ty cổ phần hay DNTN. Cỏc DNTN cú mục đớch sử dụng vốn nhiều khi khụng rừ ràng và khú giỏm sát, vì thế mức độ vi phạm trong loại hình DN này vẫn thường cao hơn so với các DN khác.
Những thẩm định của ngân hàng về phương diện tài chính đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp được dựa trên cơ sở nhiều năm (thường là hai năm gần nhất), so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối số, số tương đối giữa các năm, từ đó rút ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng, phát triển và tính ổn định, an toàn. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình trạng thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp (phải trả người bán) và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng (người mua trả tiền trước).
Nếu chu kỳ các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việc thanh toán cho người bán sẽ bị chậm trễ, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh khoản không đảm bảo. Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải trả tiền mua hàng (hết thời gian mua chịu) cho đến khi thu được tiền bán hàng. Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu ROA và ROS vì đây là các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (của ngân hàng và các chủ nợ khác) cũng như năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần. Nói cách khác, nó cho biết trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Xét nhóm chỉ tiêu thanh toán, được thể hiện chủ yếu ở các đánh giá về tài sản lưu động, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và nợ ngắn hạn, các công ty cổ phần hay liên doanh được các ngân hàng đánh giá cao do mức tài sản lưu động lớn, các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm một tỉ lệ nhất định và nợ ngắn hạn ít do các công ty này thường đầu tư vào các dự án trung và dài hạn trong khi các công ty tư nhân và TNHH không được đánh giá cao tại nhóm chỉ tiêu này do mức tài sản lưu động là không cao trong khi nợ ngắn hạn là tương đối lớn do các công ty này thường tập trung đầu tư vào các dự án ngắn hạn nhằm quay vòng vốn và tạo tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn hay mức độ tự chủ về tài chính, được thể hiện chủ yếu ở các đánh giá về nợ phải trả, nguốn vốn chủ sở hữu, tài sản cố định và đầu tư dài hạn, chỉ tiờu này thể hiện rừ ưu thế của cỏc doanh nghiệp cổ phần và liên doanh so với các doanh nghiệp TNHH và tư nhân do có nguồn vốn chủ sở hữu và lượng tài sản cố định lớn hơn nhiều đồng thời mức đầu tư dài hạn chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ khá thấp của các công ty tư nhân và các công ty TNHH như đã phân tích ở trên. Xét nhóm chỉ tiêu về hoạt động, được thể hiện chủ yếu ở các đánh giá về chu kỳ vốn, chu kỳ hàng tồn kho, chu kỳ hoạt động, chỉ tiêu này thể hiện phần nào ưu điểm của các công ty có tốc độ quay vòng vốn nhanh như công ty tư nhân hay công ty TNHH, bên cạnh đó còn những ưu điểm được đánh giá cao hơn so với các công ty cổ phần hay liên doanh như chu kỳ vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho do đặc điểm tập trung đầu tư vào các dự án có thời gian ngắn mặc dù doanh thu không cao bằng so với các doanh nghiệp còn lại.
Xét nhóm chỉ tiêu sinh lời và đánh giá sự tăng trưởng và phát triển, được thể hiện chủ yếu ở các đánh giá về doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, ở chỉ tiêu này, tùy thuộc vào những đánh giá về mức độ khả thi của dự án mà ngân hàng đưa ra những nhận định của mình. Qua những đánh giá trên, có thể thấy, ở điều kiện này với mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng là nhóm chỉ tiêu về thanh toán cùng với các ưu thế vượt trội khác của công ty cổ phần và công ty liên doanh, ngân hàng thường có những ưu tiên hơn khi xem xét cho vay tín dụng đối với các công ty này. Có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực..nhưng khi lập dự án đều đưa vào các thiết bị, máy móc đắt tiền nên tính khả thi của phương án và dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao, các tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp, các báo cáo tài chính không đầy đủ và thiếu minh bạch nên ngân hàng rất ngại rút vốn.
- Chỉ định của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ). b) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng. Tùy từng loại tài sản có giấy tờ khác nhau. Trong đó một số loại giấy tờ chủ yếu gồm:. - Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong đó, một số loại như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, tài sản cố định, phương tiện đi lại…. - Các loại khác có liên quan. c) Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. - Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp có nguồn tài chính và quy mô nhỏ nên tài sản thế chấp cũng là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. - Lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân là Các công ty TNHH vì được Nhà nước bảo hộ, cùng với tư cách pháp nhân đầy đủ, tài sản thế chấp được đảm bảo.Về mặt thực tế và tâm lý, người Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý chung với nhiều người, trong khi vốn ít, thích kinh doanh một mình nhưng ngại chịu trách nhiệm vô hạn nên việc kinh doanh, dự án không đảm bảo dẫn đến việc không tạo được sự tin tưởng của các tổ chức tài chính.
Mặc dù đã có các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp như hỗ trợ các doanh nghiệp như Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của TPHCM và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ra đời để được giao để bảo lãnh cho các doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng. Nhà nước phải tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ là cầu nối - cung tiền tệ cho các doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp là lực lượng thực hiện cầu tiền tệ, tránh ứ đọng, ùn tắc vốn trong các ngân hàng thương mại khi doanh nghiệp đang đói vốn. Các ngân hàng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ và công khai, minh bạch trong quy trình vay, cho vay để đảm bảo nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích.Hiện nay Chính Phủ đang thực hiện gói kích cầu nên khoản vốn hỗ trợ không đến đúng đối tượng vay, không được đối tượng vay sử dụng đúng mục đích sản xuất - kinh doanh, thì hiệu quả của gói kích cầu sẽ bị hạn chế.