Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa tại Công ty Cổ phần LILAMA 10

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu .1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm của công ty Cổ phần LILAMA 10 .1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đa ngành nghề, luôn được bổ sung những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tay nghề công nghệ hiện đại, LILAMA 10 đã để lại dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng của quốc gia. Qua quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, công ty đã nhận được 19 HCV của Bộ Xây dựng về “công trình hiện đại và sản phẩm chất lượng cao” và nhiều huân chương, bằng khen của CP, UBND các tỉnh và các cấp trên địa bàn mà công ty đã và đang thi công. Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán.

Toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo kế toán cũng như phân tích, kiểm tra kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty, ở các đội công trình trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán thực hiện hướng dẫn lập chứng từ hạch toán ban đầu, tổng hợp chứng từ định kỳ. Tuy nhiên số lao động hợp đồng trong công ty là không nhiều, việc sử dụng la động và sắp xếp cơ cấu lao động của công ty để đội ngũ công nhân có việc làm ổn định là một biểu hiện tốt của công ty trong việc bố trí bộ máy quản lý và cơ cấu lao động. Như vậy qua tìm hiểu tình hình cơ bản của công ty Cổ phần LILAMA 10 ta có thể thấy công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đạt được rất khả quan, các nguồn lực được sử dụng tương đối hiệu quả.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hóa

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế tại công ty, đi sâu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến hành đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra những nhận xét chung làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổng lợi nhuận của công ty chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động xây dựng, lắp máy và thi công các công trình, còn lại là lợi nhuận thu được từ tiền lãi ngân hàng và cho thuê máy móc, thiết bị, bên cạnh đó còn có các khoản lợi nhuận bất thường là lợi nhuận thu được từ thanh lý tài sản cũ. Đồng thời chi phí bỏ thêm vào sản xuất kinh doanh tạo ra thêm nhiều hơn một đồng giá trị sản xuất và lợi nhuận thuần cũng tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí nguyên liệu vật tư nên mức doanh lợi chi phí tăng.So với năm 2007, năm 2008 hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư của công ty giảm 1,02 lần tương ứng với 138% so với năm 2007, mức doanh lợi chi phí nguyên liệu vật tư cũng giảm 0,42 lần.

Tuy nhiên năm 2008, công ty sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư kém hiệu quả hơn so với năm 2007, hiệu suất sử dụng giảm làm cho chi phí trên đơn vị giá trị sản xuất tăng, mức sinh lợi chi phí có tăng do lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn chi phí trên đơn vị giá trị sản xuất tăng, mức sinh lợi chi phí có tăng do lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn chi phí nguyên liệu vật tư tăng. Để nâng caô hơn nữa hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư công ty cần có kế hoạch xây dựng định mức chi phí nguyên liệu vật tư phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý sản xuất tôt hơn, tối thiểu hoá chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng các công trình. Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 tăng 67.464 triệu, tương đương 42,32% chủ yếu do vay ngắn hạn đây là đặc điểm của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp khi trúng thầu nhiều công trình công ty tiến hành huy động vốn chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng nợ dài hạn của công ty giảm 3,642 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 20,74%.

Bảng 3.7: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty
Bảng 3.7: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty

Nguồn vốn chủ sở hữu 114.77 3

Những thuận lợi và khó khăn của công ty sau khi cổ phần hoá .1 Thuận lợi

So với các hình thức công ty hợp doanh, công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn thì hình thức công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn. Vì do đặc điểm của công ty cổ phần là các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Cổ phiếu công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên có thể dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường mà không cần thay đổi tổ chức công ty.

Cổ phiếu có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền, sự dễ dàng chuyển đổi chủ sở hữu của các cổ phần này giúp tăng cường sự đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển lâu dài. Chi phí cho việc chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá là cao và chi phí điều hành công ty sau cố phần hoá là tốn kém hơn so với trước đây. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty bị hạn chế hơn do hàng quý hàng năm công ty phái công khai báo cáo tài chính, báo cáo với các cổ đông về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.

Định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty

Một vấn đề nữa đó là phần lớn các cổ đông đều không có kiến thức về kinh doanh và không hiểu biết lẫn nhau.

Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Từng bước cơ cấu lại hoạt động SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng vào các, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định đổi mới phương tiện, trang thiết bị hiện đại làm tăng chất lượng các công trình và giảm thời gian thi công nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các công trình. Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Bố trí lao động được đánh giá là hợp lý khi: số lao động trực tiếp, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng còn số lao động gián tiếp và lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số tỷ trọng nhằm nâng cao năng suât và chất lượng lao động.

Đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầu của công ty, gồm đào tạo chính quy và đào tạo phi chính quy, nhằm nâng cao trình độ nhất là những người thuộc bộ phận quản lý; có kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân kỹ thuật tạo nguồn nhân lực đảm bảo kế hoạch SXKD luôn được thực hiện với năng suất lao động cao và ổn định. Tận dụng các nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, thường xuyên giám sát và có những biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ phận phân xưởng, kho vật tư tránh tình trạng hao hụt, mất mát, sử dụng lãng phí vật tư. Tóm lại, cần thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh để tìm ra những nhân tố tác động tích cực cần phát huy, những yếu tố tác động tiêu cực cần khắc phục, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.