Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp .1 Sự ra đời của Hội doanh nghiệp

Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, tạo môi trường cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến, tư vấn phát triển cho các thành viên. Như vậy, Hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những người có nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanh nghiệp không còn được trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà chỉ còn là trọng tài nên doanh nghiệp bước vào môi trường kinh doanh mới rất minh bạch với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt.

Do đó, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường và nâng cao uy tín trên trường quốc tế nếu doanh nghiệp đứng đơn lẻ cho nên việc lắng nghe, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp của Hiệp hội là cần thiết để tháo gỡ các khó khăn. Bám sát doanh nghiệp và hơn nữa lại chính là đại diện cho tiếng nói của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực, hiệp hội sẽ nắm bắt một cỏch cụ thể và rừ ràng những vận hội và thỏch thức của ngành, từ đú đưa ra những biện pháp mang tính chính sách để điều tiết một cách hài hoà giữa lợi ích của ngành trong mối tương quan với các lĩnh vực khác, cũng như trong quan hệ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành. Sáng lập viên là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực Hội dự kiến hoạt động, trừ người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước một số quyền công dân có liên quan; trường hợp sáng lập viên là tổ chức thì tổ chức đó phải được thành lập hợp pháp.

Nguồn kinh phí để tiến hành thành lập Hội có thể lấy từ nguồn tài trợ, từ lệ phí ban đầu do các thành viên sáng lập tự nguyện đóng góp, hoặc do cơ quan sáng lập tài trợ…Do vậy, nguồn kinh phí có thể huy động từ nhiều nguồn cung cấp cho Ban vận động để có thể tiến hành thành lập Hội. Thứ nhất là chức năng đại diện quyền lợi.Đây là chức năng chính của đa số các Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là những hiệp hội lớn, là đại diện và tăng cường quyền lợi hội viên trong các quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.Chức năng này bao gồm việc duy trì đối thoại với Chình phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ với các cơ quan tổ chúc trong nước và nước ngoài.

Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp

Nghiên cứu sử dụng các tổ chức dịch vụ và tổ chức môi giới quốc tế, khuyến khích các doanh nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước, cũng như người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới. Đồng thời cũn chỉ rừ đối tượng, địa bàn, loại hỡnh doanh nghiệp cần đầu tư phỏt triển và hàng năm còn có hình thức lựa chọn, suy tôn, thông qua các Hiệp hội để khen thưởng các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi. Từ những chủ trương trên đã mở ra những hướng mới tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp phát triển tài năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên trong dự thảo Quy định về phát triển Hiệp hội doanh nghiệp Đảng và nhà nước ta đã có những quan tâm đáng kể để hiệp hội các doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sinh hoạt, trao đổi thông tin bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Thứ tư, Hiệp hội các doanh nghiệp phối hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiến thị trường, hỗ trợ kinh doanh, giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh. - Thứ năm, Hiệp hội các doanh nghiệp cùng với các bộ ngành liên quan có nhiệm vụ mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế liên quan đẻ tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường, khách hàng.

Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh nghiệp của các nước trên thế giới

Nhiều Hội doanh nghiệp cũng xác định mục tiêu cung cấp cơ hội cho lớp trẻ phát triển năng lực lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội, năng lực kinh doanh và tinh thần đoàn kết, bằng cách đó đóng góp vào sự tiến bộ của cộng đồng. Tổng thư ký là người thường trực Hội và phụ trách điều hành hoạt động của bộ máy chuyên trách, tuy nhiên trong bộ máy này thường có các tiểu ban, các tổ thư ký được phân công giúp việc cho từng chức danh cao cấp của Hội. Hội các Chủ tịch doanh nghiệp trẻ (YPO) yêu cầu các cá nhân phải nắm giữ các chức danh như Chủ tịch, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định về quy mô doanh nghiệp để được kết nạp vào Hội.

Ví dụ với nhóm thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, YPO yêu cầu hội viên phải có doanh số tối thiểu là 8 triệu USD/ năm, còn nếu là nhóm tài chính - ngân hàng thì doanh số tối thiểu là 160 triệu USD/ năm. Đối với các thành viên Hội các nhà chủ tịch DNT (YPO) thì quyền lợi đặc biệt của họ là được đào tạo, được đối thoại với lãnh đạo DN toàn thế giới, được bảo vệ lợi ích hợp pháp trong một liên minh vững mạnh. Quản trị: tổ chức các khoá huấn luyện quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý hành chính bằng việc giúp các hội viên tham gia nhiều dự án nhỏ, vừa và lớn có tới hàng nghìn nhân viên với quy mô lớn, ngân sách hàng triệu USD.

Thông qua mô hình tổ chức và hoạt động của một số Hội doanh nghiêp thể giới cho thấy, hoạt động của Hội, câu lạc bộ doanh nghiệp chỉ mạnh và ổn định khi được tổ chức tốt, đặc biệt là có bộ máy lãnh đạo và bộ máy điều hành đủ năng lực. Thực tiễn vừa qua cho thấy đang rất thiếu những cán bộ Hội vừa giỏi về công tác doanh vận, vừa có kiến thức về kinh tế và doanh nghiệp để tiếp cận giới doanh nghiệp và triển khai công tác doanh nghiệp có hiệu quả.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Hội doanh nghiệp trẻ Nhật Bản

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA

Trước khi gia nhập WTO .1 Tình hình chung

Do việc sắp xếp lại các các doanh nghiệp quốc doanh, số lượng doanh nghiệp thuộc khối này đã giảm xuống còn trên 5000 doanh nghiệp, nhưng số lượng các hiệp hội doanh nghiệp tăng lên có khoảng 150 hiệp hội. Thời gian qua, một số Hiệp hội doanh nghiệp đó thể hiện rất rừ vai trũ của mình đối với các doanh nghiệp như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội da giầy Việt Nam… Các hiệp hội này đã có nhiều tác động tích cực khi các doanh nghiệp vấp phải các rào cản thương mại (chống trợ cấp, chống bán phá giá…)nhất là hiệp hội Thủy sản. Con số thường được nhắc đến trong báo cáo của Bộ Nội vụ là khoảng 320 hội các loại có phạm vi hoạt động trong toàn quốc (trong đó, có 70 hội của các tổ chức kinh tế) và khoảng 2.150 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sự tăng nhanh của các hiệp hội doanh nghiệp và số lượng hội viên dù xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng cơ bản vẫn không nằm ngoài nhu cầu “buôn có bạn, bán có phường” trong cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng. Nhưng bước ngoặt lớn nhất trong nhận thức về vai trò của hội nghề nghiệp có lẽ phải đến năm 2003 với việc Vasep trở thành “bà đỡ” cho các doanh nghiệp bị đơn trong vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa. Tiến xa hơn một bước nữa, đến nay đã có bốn hiệp hội trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền của các doanh nghiệp bị đơn trong các vụ kiện chống phá giá như Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Xe đạp - xe máy Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Tp.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau.