Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

MỤC LỤC

Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là khả năng nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tăng trưởng kinh tế cao, được xác định bằng thay đổi của GDP đầu người theo thời gian. Theo uỷ ban công nghiệp Mỹ, năng lực cạnh tranh quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất được các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó.

Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

Theo Michel Porter các rào cản nhập cuộc chính là: Tiết kiệm quy mô, mức độ khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầu về vốn đầu tư cho thâm nhập, chi phí chuyển đổi, kênh phân phối, các quy định của chính phủ…Vì vậy bên cạnh phát triển kinh doanh mở rộng thị trường doanh nghiệp bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình bằng cách duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như: đa dạng hoá sản phẩm, mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hóa hợp lý, sự trung thành của khách hàng, lợi thế chi phi thấp dịch vụ hoàn hảo, tiềm lực tài chính, mối quan hệ truyển thống lâu dài. Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thị trường mang tính chất cạnh tranh( cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền), thị trường có hay không có sự điều tiết của nhà nước cũng như mức độ, tính chất điều tiết, tính ổn định hay không ổn định của thị trường cũng tác động trực tiếp đến hoạt động mua sắm, dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp.

Hình 1.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter
Hình 1.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter

Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta phải

Tổ chức quản lý sản xuất tốt trước hết phải áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng, quản lý chất lượng như áp dụng ISO 9001- 2000, ISO 9000, SA 8000… Tổ chức quản lý sản xuất tốt cũng có nghĩa phải phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận phòng ban trong hoạt động sản xuất, bố trí nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc để tăng năng suất lao động, chuẩn bị tốt máy móc trang thiết bị, thực hiện hoạt động kiểm tra một cách thường xuyên để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu. Nếu thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách có bài bản giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm được các chi phí không cần thiết, đưa ra được các quyết định về bán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mại và định giá sản phẩm như thế nào, sử dụng những nhà cung cấo nào, sẽ gặp khó khăn gì về pháp luật thủ tục hành chính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường.

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu

Tóm lại trong chương 1 nêu nêu một số quan điểm trong việc tiếp cận bản chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu Việt Thái ở chương 2.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Giới thiệu chung về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần may

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song tốc độ tăng trưởng những năm qua của công ty tương đối ổn định, điều đó khẳng định đường lối kế hoạch mà công ty đặt ra là mở rộng quy mô sản xuất( theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu), đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong nước và mở rộng tiêu thụ trên thị trường quốc tế luôn đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất đáng khích lệ đặc biệt năm 2007 công ty ký được nhiều hợp đồng với đơn giá cao, số lượng lớn, xây dựng được những định mức về tiêu hao sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất dựa trên mục tiêu “tiết kiệm chi phí” mặt khác công tác quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng hợp lý nên doanh thu có mức tăng vượt bậc so với các năm trước và tăng 21,26% so với năm 2006.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP may XK Việt Thái
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP may XK Việt Thái

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái cũng rất chú trọng vào việc bảo toàn- phát triển nguồn vốn vì trong kinh doanh vốn càng lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Hiện nay Công ty CP may XK Việt Thái thu thập thông tin về thị trường nước ngoài chủ yếu qua các nguồn: thông tin từ các cơ quan tổ chức trong nước, báo, tạp chí kinh tế và qua internet… Ngoài ra trong các mối quan hệ với bạn hàng công ty cố gắng tìm hiểu những thông tin quan trọng về thị trường(nhu cầu, sở thích của khách hàng, các quy định của chính phủ cho hàng gia công xuất khẩu, hoặc về những đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó).

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty

Những giải pháp công ty đã thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh

Do không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài cũng là nguyên nhân chính khiến cho hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu phải qua các trung gian Châu Á( Như đối tác Poongshin, C/K của Hàn Quốc để xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ). + Đa dạng hoá hình thức tìm kiếm khách hàng như: Liên hệ qua các văn phòng đại diện, giao dịch qua mạng internet, tham dự triển lãm hội chợ thông qua đại diện người Việt Nam làm ăn sinh sống tại các nước để thâm nhập thị trường tiến tới mở rộng văn phòng đại diện tại các trung tâm lớn trong và ngoài nước.

Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 1. Đánh giá những mặt đạt được

Trong những năm qua mặt dù công ty đã củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ, sản phẩm đã trở nên quen thuộc đối với bộ phận nhỏ người tiêu dùng Mỹ song điều đáng nói ở đây là công ty chủ yếu là gia công cho các công ty theo đơn đặt hàng nên sản phẩm may mặc không trực tiếp đến với người tiêu dùng dưới thương hiệu riêng mà là thương hiệu riêng của các nhà phân phối Mỹ. Sản phẩm còn yếu trong khâu thiết kế mẫu: Công tác thiết kế mẫu mốt của công ty còn yếu, công ty không có phòng thiết kế mẫu riêng mà phần lớn những mẫu thiết kế là do đối tác cung cấp công ty chỉ cắt và gia công theo đơn hàng, dẫn đến mẫu không đa dạng để chào bán trên thị trường nước ngoài, sản phẩm thiếu đi tính cạnh tranh.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Phương hướng mục tiêu của công ty trong thời gian tới 1. Phương hướng phát triển

    Trên cơ sở phát hiện các nguyên nhân ở trên thì việc tìm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là việc làm cấp thiết bởi chỉ có như vậy công ty mới có được lợi thế cạnh tranh bền vững, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Phương châm của Vitexco là tồn tại và phát triển cùng khách hàng, luôn luôn chú trọng đầu tư, đổi mới và cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hoá sản xuất của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

    Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

    Tiếp đó, công ty phải thực hiện việc giám sát kiểm tra chặt chẽ để có chất lượng nguyên vật liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn bởi đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chưa nói đến việc chất lượng cao mà chất lượng không đảm bảo yêu cầu cũng dẫn tới tình trạng hàng không xuất được; điều này gây hiệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngành may mặc hiện nay đang được nhà nước khuyến khích phát triển và hoạt động xuất khẩu lại càng được coi trọng hơn nữa vì hàng năm nó đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước( chỉ sau ngành dầu khí). Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may thì nhà nước nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kịp, tích cực. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may quảng bá hình ảnh thương hiệu trên thị trường thế giới, nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn mác, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế.