Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm của thị trường gạo

Đặc điểm của thị trường gạo

Đối với các chủ thể xuất khẩu nếu như được sự tác động tích cực của thời tiết khí hậu đến sản xuất luá gạo thì lượng cung ra thị trường thế giới sẽ lớn và ngược lại nếu chịu sự tác động tiêu cực đến sản xuất lúa gạo thì không những chỉ là cung ra thị trường ít mà cũng có thể phải nhập khẩu. Ngày nay, do có sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu to lớn cho ngành nông nghiệp nhất là những thành tựu về công nghệ sinh học, nhờ áp dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao mà đã tạo ra các loại gạo với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau phù hợp với thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Xu hướng của thị trường gạo thế giới : Cung

Trước nhu cầu đó việc sản xuất gạo cũng thật đơn giản, những loại giống lúa nào ngắn ngày, cho năng suất cao đều được cho là giống tốt và được áp dụng rộng rãi còn đối với các giống lúa đặc sản truyền thống mặc dù có hương vị nhưng năng suất thấp nên việc bảo tồn hầu như bị coi nhẹ. Chính điều đó đã dẫn đến một xu hướng có tính quy luật về nhu cầu gạo như hiện nay: cầu về số lượng gạo có xu hướng tăng chậm thậm chí giảm còn cầu về gạo chất lượng cao vẫn không ngừng tăng lên.

Một số nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo

    Để có thể tạo ra chất lượng giống tốt thì Đảng và Nhà nước cùng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có sự đầu tư thích đáng vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, lĩnh vực công nghệ ghen, bên cạnh đó cần tranh thủ trình độ khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới như là vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề nghiên cứu ứng dụng. Chẳng hạn trong khâu phòng trừ sâu bệnh nếu không phòng trừ đúng lúc, đúng chỗ rất có thể sẽ để lại những dư âm của thuốc hoá học trong sản phẩm và đây cũng là vấn đề cần lưu ý cho những người sản xuất lúa gạo đặc biệt là trong thời đại ngày nay - thời đại của hoá chất và thuốc hoá học do kiến thức về khoa học kỹ thuật ít, người nông dân chỉ cần biết loại thuốc đó có phòng trừ sâu bệnh hay không mà không hề quan tâm tới ảnh hưởng của nó đến sản phẩm như thế nào để khắc phục những hạn chế đó, việc thành lập các tổ đội khuyến nông bổ.

    LỢI THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM

    • Về tự nhiên

      Do đó để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng thì trong thời gian tới Việt Nam cần đầu tư ngân sách Nhà nước vào phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và củng cố các trường dạy nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó cũng cần có các chính sách thoả đáng đối với đội ngũ trí thức tình nguyện làm việc tại nông thôn…Nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong nông nghiệp là cơ sở để hạt gạo Việt Nam bay xa hơn. Nhà nước luôn có những chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực và xuất khẩu như thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, thưởng thành tích xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm nâng cao hơn nữa giá trị kim ngạch xuất khẩu, khối lượng gạo xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

      THỰC TRẠNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

      Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

      Sang năm 2000, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ĐBSCL nhưng nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính Phủ, của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định. Sản xuất nông nghiệp trong năm 2002 gặp nhiều khó khăn to lớn, có mặt gay gắt hơn 2001 đó là thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm dến cuối năm: hạn hán gay gắt ở Đông Nam Bộ,Tây Nguyên và Miền Trung, lũ lớn kéo dài và ngập sâu ở vùng ĐBSCL, mưa lớn, lốc xoáy và lũ quét xảy ra gây thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng và sinh mạng ở nhiều vùng và địa phương.Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá, năng xuất lúa cả năm đạt 45,1 tạ/hecta, sản lượng đạt 35,9 triệu tấn.

      Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
      Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

      Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

        Đến nay tuy gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước thuộc tất cả các Đại lục, nhưng số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp, số bán qua trung gian nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là thị trường Châu Phi – nơi tiêu thụ khối lượng lớn gạo Việt Nam thì hầu hết do các trung gian nước ngoài đứng ra thực hiện, vì vậy gạo của Việt Nam luôn bị ép bán với gía thấp hơn giá thực tế, điều đó đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ các năm sau để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế nước ta đã tập trung lớn vào việc sản xuất các loại gạo có phẩm cấp cao, về sản xuất ta thu thêm được giống mới, cải tạo giống tăng thêm lượng gạo hạt dài có hương vị đậm đà hơn, về chế biến đã cải tiến đổi mới, tổ chức bảo quản tốt hơn từ năm 1998 đến nay, chất lượng gạo được cải thiện rừ rệt, gạo cấp cao thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 40% (năm 1999 đạt tới 47%) tỷ trọng gạo cấp thấp giảm đáng kể, từ 51,2% năm 1993, xuống còn 44% năm 1999.

        Bảng 6: Phân loại chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.(%)
        Bảng 6: Phân loại chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.(%)

        Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo

        Để tiêu thụ kịp thời lúa hàng hoá cho nông dân và để ngăn chặn tình trạng giá lúa liên tục xuống thấp, Chính phủ quyết định giao cho tổng công ty lương thục Miền Nam và công ty kinh doanh xuất khẩu gạo ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo và doanh nghiệp được hỗ trợ lãi vay ngân hàng trong 12 tháng, đồng thời áp dụng các giải pháp kích cầu và hạn chế cung. Bên cạnh đó Chính phủ còn chủ trương quy hoạch gắn các công ty kinh doanh lương thực xuất khẩu vơí từng vùng lúa gạo để công ty phối hợp với địa phương có nhiệm vụ bao tiêu sản phẩm, thu mua lúa cho nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo lợi ích của người nông dân và ổn định thị trường các doanh nghiệp chế biến kinh doanh gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

        Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua

          Thứ tư: Xuất khẩu gạo góp phần tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn, sản xuất và dịch vụ xuất khẩu gạo mở rộng nhanh chóng đang thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng vận chuyển…Xuất khẩu gạo khai thác được lợi thế về phân công lao động, tranh thủ được cơ hội trên thị trường gạo thế giới, có lợi cho người sản xuất và xuất khẩu gạo. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố HCM, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng xa và địa phương có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng….lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại.

          MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

          Các biến trong mô hình

            Trên thực tế, ta thấy sản lượng xuất khẩu gạo có thể bị ảnh hưởng bởi giá gạo những năm trước đó do kỳ vọng của người nông dân, nên em đưa đơn giá gạo xuất khẩu trễ 1 năm vào mô hình. Điều đó chứng tỏ lượng gạo xuất khẩu của nước ta phụ thuộc vào diện tích trồng lúa, tổng sản lượng gạo trong cả nước và giá gạo xuất khẩu của năm trước đó.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

            Dự báo thị trường gạo thế giới đến năm 2010

            Dự kiến đến 2010 dân số Châu Phi lên đến 963,7 triệu người, trong khi khả năng mở rộng sản xuất ngô, lúa mì, tiểu mạch và đại mạch tăng chậm, vì vậy nhu cầu phải nhập thêm gạo sẽ tiếp tục tăng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,5 - 4%, Châu Phi vẫn còn nhiều khó khăn để giảm tỷ lệ dân số nghèo lương thực, đến hết thập kỷ tới ước tính vẫn còn khoảng 20% dân số đói nghèo, trong đó 10% là nghèo lương thực.

            Một số giải phỏp nừng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam

              Tóm lại để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay còn phải có nhiều giải pháp đồng bộ hơn, bên cạnh việc mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá cần đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường….bỏ Quota xuất khẩu gạo, mở rộng và khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào hoạt động xuất khẩu gạo, tiến tới thành lập các tập đoàn xuất khẩu gạo lớn có quan hệ với các tập đoàn xuất khẩu gạo của Thái Lan. Trước hết nhằm giảm bớt thiệt hại cho nông dân trồng lúa, Chính Phủ đã áp dụng quy định giá sàn đối với hoạt động thu mua thóc, đồng thời năm 2000 và đầu năm 2001 thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với mục tiêu quan trọng là nhằm xuất khẩu gạo đạt được giá cao ở mức có thể đạt được chứ không phải là để xuất khẩu ồ ạt vào thời điểm mất giá nhiều nhất như thực tế đã xảy ra.