MỤC LỤC
Để thực hiện được mục tiêu này cần phải đưa ra những giải pháp nhằm khuyến khích dân cư đi khai thác vùng kinh tế mới, thực hiện biện pháp giao đất, giao rừng, hỗ trợ về vốn, vật chất cho những người đến vùng này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến quy mô gia đình lớn đólà cần có nhiều con để phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, khi chức năng này được xã hội đảm nhiệm và làm tốt thì tất yếu sẽ dẫn đến số con trung bình giảm. Chính sách bảo hiểm cho người già có thể là tăng mức trợ cấp cho những người chấp nhận mô hình gia đình nhỏ tăng thêm 5% lương, với những cặp không có con lương hưu tăng 10% và chăm sóc sức khoẻ lúc ốm đau.
Thứ tư, nâng cao năng lực tổ chức quản lý: Qua nhiều năm thực hiện khảo sát thực tế của một số nước trong khu vực, chúng ta phải thấy rằng, đồng thời với việc thực hiện các giải pháp trên, phải coi trọng việc nâng cao năng lực quản lý chương trình, một đảm bảo rất quan trọng cho việc thành công mà nội dung chính là đảm bảo một hệ thống đầy đủ, tổ chức đủ mạnh với một đội ngũ cán bộ được đào tạo và các nhà lãnh đạo có uy tín cao đảm nhận, xây dựng được một hệ thống thông tin tốt để giúp việc nâng cao chất lượng trong công việc xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách phải có một hệ thống chính sách đồng bộ bao quát được các nội dung có liên quan hướng vào việc giảm sinh để đưa mức sinh phát triển hợp lý.
Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm vẫn rất đông ở nông thôn cũng như thành thị (khoảng 6 - 7 triệu lao động dư thừa), phần lớn họ không có khả năng tìm việc ổn định.ở nông thôn, hàng chục triệu nông dân chỉ làm việc, bốn tháng trong một năm, tập trung vào mùa vụ, thời gian còn lại hầu như là nhàn rỗi. Không những thế, số lượng cán bộ bị thoái hoá biến chất ngày càng gia tăng, tình trạng một bộ phận cán bộ tham nhũng, vi phạm kỷ cương phép nước có chiều hướng phát triển, nạn quan liêu ăn đút lót, hối lộ, tham ô tài sản của Nhà nước đang trở thành "quốc nạn". Học sinh các trường Đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp không muốn xa rời thành phố về nông thôn v à đi các tỉnh vùng sâu, vùng xa (theo báo cáo số này lên đến hàng nghìn người. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội có hàng trăm bác sĩ chờ việc, trong khi ở Tây nguyên miền núi Bắc Bộ rất thiếu).
Những thông tin về thị trường lao động còn rời rạc, thiếu chuẩn mực chung, thiếu kinh nghiệm nên chưa có sự thích ứng linh hoạt với cơ chế quản lý mới đã làm cho nhiều xí nghiệp, nhà máy thuộc khu vực quốc doanh bị giải thể hàng loạt dẫn đến tình trạng mất việc làm của rất nhiều công nhân.
Việc mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước chúng ta đang gặp một mâu thuẫn là: muốn phát triển nông nghiệp thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, còn công nghiệp thì lạc hậu, sức cạnh tranh rất yếu, thị trường nội địa đang bị "lấn sân". Hơn nữa trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạng này là phải dồn sức cho sự phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tuy nhiên để có được tốc độ phát triển trên, tạo mở nhiều việc làm cho người lao động, phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 30%GDP vào năm 2000.
- Khuyến khích sử dụng lao động nữ, trong đó cần chú ý việc lựa chọn nghề đào tạo (hoặc đi học nghề) và hình thức đào tạo phải tuỳ thuộc vào các địa bàn thuộc nông thôn hay đô thị, mới có thể nâng cao được khả năng có việc làm (tự tạo việc làm) sau đào tạo.
Thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải đa dạng các loại hình, qui mô đào tạo; phải gắn chặt đào tạo nghề với việc làm sau đào, phát triển hình thức đào tạo theo hợp đồng; khuyến khích phát triển mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức xã hội và tư nhân; Quy hoạch lại hệ thống các cơ sở dạy nghề cùng với việc tăng cường quản lý của Nhà nước hoạt động của các cơ sở này để bảo đảm chất lượng, trật tự, tránh bóc lột người lao động trong hoạt động dạy nghề. Xuất khẩu lao động đang được coi là biện pháp xoá đói giảm nghèo, nhưng một trong những vấn đề đang làm đau đầu các cơ quan quản lý lao động với nước ngoài cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là con em các gia đình nghèo (đối tượng cần được giải quyết việc làm thực sự, lại có ít cơ may được đi làm việc ở nước ngoài vì không có tiền làm thủ tục dịch vụ cũng như đặt cọc. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế - xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững.
Hơn nữa theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và lao động năm 1989 cả nước có tới lực lượng lao động chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở và chỉ có khoảng 2.44% công nhân kỹ thuật được đào tạo một cách chính quy, ngay tại các đô thị lớn vẫn còn 0,2% công nhân mù chữ. Nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 7% trong tổng số chuyên môn kỹ thuật, trong khi ngành này chiếm gần 3/4 lực lượng lao động cả nước 65,5 cán bộ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc trong khu vực phi sản xuất, 80% đang làm việc trong khu vực Nhà nước, trong khi lao động Nhà nước chiếm chưa đến 9% trong tổng số. Rừ ràng là, cơ cấu lao động và chất lượng nguồn nhõn lực của nước ta chư hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu đã nêu của thay đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện chiến lược phát triển định hướng việc làm và xuất khẩu (Trần đình Hoan - phát triển nguồn nhân lực và toàn dụng lao động, nhân tố quyết định sự phát triển bền vững - LĐ & XH tháng 12/1997).
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyêt định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Giáo dục nhằm vào định hướng phát triển trước hết là cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động mới có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo, một đội ngũ công nhan lành nghề để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Thứ 2, phát triển nhân lực: để chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là tập trung và đào tạo hướng nghiệp cho học sinh thiết thực hơn để học sinh có kỹ năng lao động kỹ thuật.
Đến năm 2000 chúng ta gắng nâng số lượng sinh ivên, nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài ngang với mức của trước năm 1990 khoảng 10% cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đã được đào tạo ở nước ngoài.
Cần tranh thủ các tổ chức quốc tế như UNICEF, ENESCO, VOB và tổ chức viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước khác để phát triển giáo dục, cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành đào tạo. Việc đổi mới nội dung ở đây không có nghĩa là mỗi năm phải thay đổi nội dung sách giáo khoa (đối với học sinh tiểu học và trung học) hoặc giáo trình (đại học), mà đổi mới ở đây có thể là đổi mới ở cách dạy, cách truyền đạt kiến thức song phải tránh việc dạy nhồi nhét, học thụ động, học lệch, học tủ. Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, sự quan tâm của Nhà nước có mặt chưa đầy đủ, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học còn thiếu thốn nhưng trường học vẫn phải là nơi có môi trường giáo dục đào tạo gương mẫu, phải quan tâm xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên, phải nhanh chóng dẹp bỏ những hàng quán đang trở thành tụ điểm tệ nạn xã hội lấn chiếm trong và ngoài trường, trả lại cảnh quan, môi trường văn minh, trong lành sạch đẹp cho nơi giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ở trình độ cao.
Bài toán nhân lực là bài toán đòi hỏi phải có lời giải và sự đóng góp chung của nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là nơi quản lý Nhà nước lĩnh vực này trước đây phải cùng với Bộ Lao động và Thương binh xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề sắp được thành lập, cùng với các bộ, ngành khẩn trương có sự hợp tác và thống nhất trong mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.