Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H). Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ biến nhất và tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, song có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu. + Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới -2SD theo quần thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân, trở nên gày còm (Wasting).

Phương pháp đánh giá khẩu phần dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 1. Phân nhóm thực phẩm [33]

Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi đúng hướng đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm đựơc tỷ lệ trẻ em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribe và Đông Á và Thái Bình Dương, với tỷ lệ thiếu cân tương ứng là 7% và 15%. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2007 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng ở cả 3 thể: thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gày còm [34]. Năm 2003, các tác giả Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn đã tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Ôn Lương - Thái Nguyên, kết quả cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Tày là 41,9%, cao hơn rất nhiều so với trẻ em ngư- ời dân tộc Kinh cùng khu vực là 29,5%.

Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang  phát triển
Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển

Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu

Trong xã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống: Sán Chí, Sán Dìu, Tày, Nùng. Đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới 40%.

Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

+ Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi: đo chiều dài nằm, thước đo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa trên thước, một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào êke gỗ cố định ở vị trí 0 cm. Một người giữ thẳng đầu gối trẻ sao cho 2 gót chân sát nhau và dùng êke di động áp sát vào lòng bàn chân trẻ với điều kiện gót chân trẻ phải áp sát mặt của th ước và êke phải vuông góc với trục thước đo. Người thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông, vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thước; người thứ 2 một tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo êke của thước áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo.

Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1: Thông tin chung

Nghiên cứu được tiến hành điều tra trên 845 trẻ em dưới 5 tuổi và 845 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại hai xã Phú Đô và Yên Lạc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi
Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi

Tỷ lệ suy dinh dƣỡng Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người dân tộc kinh ở cả ba thể, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở SDD thể nhẹ cân (p<0,05).

Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới
Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới

Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD chưa đạt theo nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng: năng lượng do lipit cung cấp đạt (10,2%), protit ĐV/ Protit tổng số đạt (0,33%), năng lượng do gluxit cung cấp cao hơn nhu cầu đề nghị.

Bảng 3.9:  Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
Bảng 3.9: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ

Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dƣỡng 1 Yếu tố KTXH và gia đình

Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa giữa tuổi khi mang thai của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ.

Nhận xét: Kết quả phân tích hồi qui tại bảng 3.16 cho thấy điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Các yếu tố khác như trình độ văn hoá, dân tộc, tuổi khi mang thai của mẹ, số con trong gia đình không phải là yếu tố nguy cơ với SDD thể nhẹ cân của nhóm trẻ này. Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bú sớm sau đẻ và SDD nhẹ cân của trẻ.

Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ. Nhận xét: Trẻ bị NKHH cấp trong 2 tuần qua có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,67 lần so với trẻ không bị NKHHC trong 2 tuần qua. Yếu tố tiêu chảy trong hai tuần qua không thấy có mối liên quan với SDD thể nhẹ cân.

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.26 cho thấy các yếu tố: NKHHC, cai sữa không đúng độ tuổi, cân nặng sơ sinh thấp, ăn bổ sung không đúng, gia đình nghèo là những yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ.

Bảng 3.15: Số con trong gia đình với  SDD nhẹ cân của trẻ
Bảng 3.15: Số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ

BÀN LUẬN

Thực trạng suy dinh dƣỡng và khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ em 1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như: Đàm Thị Tuyết ở ba xã tại Bắc Cạn và Thái Nguyên [29], kết quả nghiên cứu của Phengxay M ở Luangprabang, Lào [59], Li Y, Hotta M và CS ở Luxi, Trung Quốc [50]. Có thể có nhiều lý do, nhưng ở tuổi này trẻ em it được chăm sóc hơn, bà mẹ quan niệm là con đã lớn nên chế độ ăn như người lớn, nhiều trẻ em sau cai sữa có chế độ ăn không hợp lý, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao do vậy đã làm tăng tỷ lệ SDD. Qua nghiên cứu này chúng tôi cho rằng việc tuyên truyền dinh dưỡng cho các bà mẹ về lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương là hết sức cần thiết và đặc biệt phải có những biện pháp can thiệp để nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ không phải chỉ để phục hồi dinh dưỡng mà phải phòng SDD cho trẻ em ở cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ thuộc những gia đình nghèo có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn là 1,69 lần và khi phân tích hồi qui logistic thì đây vẫn là yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ. Thực tế cho thấy rằng khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phần ăn gia đình, ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên dưới 60% thì thường có trên 50% hộ gia đình thiếu ăn và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là đói nghèo [4]. Lý giải vấn đề trên có thể thấy rằng tại địa điểm chúng tôi nghiên cứu, tỷ lệ bà mẹ là người dân tộc thiểu số và bà mẹ là người dân tộc kinh chênh nhau không nhiều (52,9%; 47,1%), hơn nữa, các hộ này sống xen kẽ nhau, không có sự phân vùng vì thế có lẽ có sự tương đồng về mức sống thấp, thiếu kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ giữa các dân tộc tại địa bàn nghiên cứu.

Nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam như nghiên cứu của Đinh Thanh Huề về tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị [7], nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Phạm Văn Hoan, Trần Xuân Ngọc, Tr ương Hồng Sơn về tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi trong toàn quốc từ năm 1990 đến năm 2004 [13], cho thấy số con trong gia đình là yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ cai sữa không đúng độ tuổi thì nguy cơ bị SDD cao gấp 2,53 lần so với nhóm trẻ được cai sữa đúng độ tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p. < 0,01) và khi phân tich hồi qui logistic thì thời gian cai sữa vẫn là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng: ở thành thị vấn đề thiếu ǎn không còn phổ biến và chất lượng chǎm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nông thôn, miền núi thì vấn đề chǎm sóc, bệnh tật và nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế.

Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động tập chung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ cùng với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước và trong khi có thai cũng như sau đẻ, nâng cao thực hành dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn.