Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện An Biên giai đoạn 2011-2015 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

MỤC LỤC

Phòng Giáo dục và Đào tạo trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

- Chức năng: Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị. trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo. - Phòng Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:. a) Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;. b) Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục. c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. d) Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động và giải thể các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; các quyết định cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình và kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành.

Vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học

Quản lý biên chế, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trình Ủy ban nhân dân huyện nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất trường học; quản lý tài chính, tài sản và cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung phát triển cán bộ quản lý trường Tiểu học .1 Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Chuẩn cán bộ quản lý trường Tiểu học

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống : Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong từng vai đoạn; có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị; biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người;. Do đó, đòi hỏi CBQL trường học phải là người bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, là người biết cách tổ chức lao động, biết sử dụng đúng khả năng từng người, đánh giá đúng con người, biết xử lý tốt các mối quan hệ ở trong và ngoài hệ thống.

Tuyển dụng và sử dụng

- Về kiến thức chuyên môn: Người CBQL phải là người am hiểu chuyên môn, đủ tri thức quản lí, có trình độ cao, hoạch định chiến lược phát triển đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất, có kiến thức, nắm bắt tri thức khoa học – công nghệ. Quản lý giáo dục khoa học và hiệu quả hay không xét đến cùng lại phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ CBQL giáo dục, đội ngũ CBQL trường học.

Vị trí trường Tiểu học trong đổi mới giáo dục

Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong lĩnh vực giáo dục, muốn phát triển đúng hướng, có hiệu quả càng cần đến hoạt động quản lý một cách khoa học. “Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấn riêng” [6,1].

Trường Tiểu học trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Điều lệ trường Tiểu học quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của CBQL (Hiệu trưởng và P. Hiệu trường) như sau:. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:. a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;. b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;. c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;. d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;. đ) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;. e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;. tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;. g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính. trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;. h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:. a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;. b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;. c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;. - Ý thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp của CBQL trường Tiểu học Như chúng ta đã biết, ý thức pháp luật là tổng hợp những học thuyết, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật, về tính hợp lý hay không hợp lý trong hành vi xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các chủ thể khác.

Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội huyện An Biên – Tỉnh Kiên Giang .1 Địa lý tự nhiên và kinh tế Xã hội

Khái quát về phát triển giáo dục ở huyện An Biên

Số lượng học sinh từng năm tương đối ổn định riêng năm học 2010-2011 có tăng nhưng không đáng kể.