Kết quả mở rộng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Từ Sơn trong thời gian qua

MỤC LỤC

Tốc độ tăng trưởng khách hàng là HSX có quan hệ vay vốn ĐVT: Triệu đồng

Doanh số cho vay hộ sản xuất

Doanh số cho vay HSX là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân và cấp phát vốn tới HSX. Để đánh giá khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, CN-TTCN, thương mại dịch vụ người ta đánh giá theo chỉ tiêu tỷ trọng doanh số cho vay HSX và Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HSX. Tỷ trong doanh số cho vay càng cao chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng, mở rộng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Từ Sơn). Bởi vì trong năm 2003 NHNo&PTNT huyện Từ Sơn đã tập trung cho vay HSX là thành phần chủ yếu đồng thời nắm bắt được chủ trương chính sách của huyện là mở rộng các cụm công nghiệp, đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống cho các HSX. Ngân hàng đã thấy được sự cần thiết vốn của các HSX và đã dùng biện pháp mở rộng cho vay đến các hộ dân tạo điều kiện cho họ có vốn để sản xuất kinh doanh.

Năm 2004 tỷ trọng doanh số cho vay lại giảm đi so với năm 2003 là 3% tuy có giảm nhưng không đáng kể và cũng không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất của các hộ. Bởi vì trong năm 2004 này nguồn vốn huy động của Ngân hàng cũng đã giảm so với năm 2003, do đó NHNo&PTNT đã bàn giao dịch vụ cho vay hộ nghèo sang Ngân hàng chính sách xã hội, trú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực CN-TTCN, nhằm phục vụ cho các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển.

Năm 2003 có thể được coi là năm đem lại thành công lớn trong khả năng mở rộng tín dụng đối với HSX của NHNo&PTNT Từ Sơn. Tuy năm 2004 doanh số cho vay có giảm so với năm 2003 nhưng tổng doanh số cho vay đối với HSX của Ngân hàng Từ Sơn vẫn đạt tỷ lệ khá cao điều đó giúp cho các hộ trên địa bàn có đủ nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của gia đình và xã hội. Tốc độ tăng doanh số cho vay HSX càng lớn chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng.

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HSX

Tỷ trọng dư nợ HSX

Phản ánh NHNo%PTNT Từ Sơn đã tập trung cho vay HSX (một thành phần kinh tế hiện nay để phục vụ cho việc chuyên canh cơ cấu kinh tế. Kể từ khi thành lập NHNo&PTNT Từ Sơn đã đầu tư vào thị trường nông nghiệp, nông thôn, các HSX có quy mô nhỏ. Thực hiện Chỉ thị 202/HĐBT và Nghị định số 14/TTg, NHNo&PTNT đã đầu tư trực tiếp vào HSX = cho vay lẻ và cho vay thông qua tổ tương hỗ.

Qua số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng năm 2003 so với 2002 tăng nhất là ngành CN-TTCN và ngành dịch vụ thương mại vì các ngành này chiếm phần lớn trong các hộ sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất các hộ không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra như giá nguyên vật. Mà vốn đầu tư chủ yếu của Ngân hàng dành cho các hộ gia đình để phát triển các ngành nghề truyền thống chiếm tỷ trọng lớn.

Trong năm 2004 doanh số cho vay của các ngành nông nghiệp, CN-TTCN giảm tình hình dư nợ cũng giảm lý do là trên địa bàn huyện có rất nhiều Ngân hàng được thành lập và theo quyết định của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh các Ngân hàng cần phải giàn xẻ cho nhau. Chính vì vậy NHNo&PTNT huyện Từ Sơn đã tích cực nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tích cực đầu tư cho vay các ngành dịch vụ thương mại để phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay HSX

Điều đó chứng tỏ trong năm 2003 NHNo Từ Sơn đã thể hiện số lượng khách hàng ngày được mở rộng có chọn lọc, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của huyện theo đề nghị của Đảng bộ Huyện đề ra. Trong năm 2004 NHNo&PTNT Từ Sơn chủ yếu chú trọng công tác nâng cao chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như các hộ sản xuất, nên việc mở rộng có giảm đi so với năm 2003. Trong năm trên địa bàn huyện các khu CN mới đi vào hoạt động, việc mua sắm thiết bị máy móc ở các hộ sản xuất là quá lớn, sản phẩm mới làm ra chưa đứng vững được trên thị trường, do vậy Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất .Do vậy việc nợ quá hạn của các hộ sản xuất đối với Ngân hàng tăng lên là đương nhiên.

Nhưng với số lượng khoản vay lớn với hàng nghìn lượt vay, hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên, biến động giá cả thị trường và trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật của người dân chưa đồng đều nên việc phát sinh nợ quá hạn là khó tránh khỏi. Mở rộng cho vay hộ sản xuất đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng, đảm bảo được hiệu quả kinh doanh phục vụ kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Thị trường nông thôn là thị trường rộng lớn việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng Từ Sơn đã bám sát và thực hiện đúng định hướng kinh doanh của NHNo tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo kết quả kinh doanh và đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Mặt khác thông qua việc cho vay làm các cấp, các ngành, các đoàn thể xỏc định rừ trỏch nhiệm của mỡnh, người dõn hiểu rừ về chủ trương chớnh sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc cho vay tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với các cấp chính quyền, đoàn thể, hạn chế đi đến tệ xoá bỏ cho vay nặng lãi ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội. - Quá trình mở rộng cho vay hộ sản xuất đã giúp đội ngũ cán bộ nói chung, cỏn bộ Tớn dụng núi riờng hiểu rừ thờm quy trỡnh nghiệp vụ cho vay, tỡnh hỡnh đời sống thu nhập của bà con hộ nông dân, các hộ kinh doanh.

Từ đó có các biện pháp triển khai phù hợp đồng bộ để không ngừng mở rộng cho vay, đảm bảo hiệu quả đồng vốn, chấp hành đầy đủ nguyên tắc chế độ của ngành, của pháp luật Nhà nước đã đề ra. Đạt được thành tích trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ngân hàng cấp trên trong việc kiểm tra, đôn đốc Ngân hàng cơ sở, các tổ chức hội thực hiện tốt thể chế quy định, hạn chế những sai sót xảy ra. Được sự quan tâm của huyện uỷ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân huyện, các ban ngành đoàn thể trong huyện trong việc chỉ đạo giúp đỡ Ngân hàng thực hiện tốt việc huy động vốn cũng như việc đầu tư vốn đến hộ sản xuất.

Song quá trình cho vay các hộ sản xuất còn chưa cao, đặc biệt là chưa đầu tư nhiều trong quá trình cho vay đối với các đối tượng khác như: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn. Do môi trường kinh doanh chưa ổn định, nền kinh tế Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều hộ nông dân không bắt kịp những thay đổi của thị trường nhất là về chủng loạI hàng hoá, giá cả sản phẩm đa số hộ còn hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật sản xuất thủ công. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân xã cho các cho HSX chưa kịp thời gây khó khăn cho các HSX cần vay thế chấp tài sản do hộ không đủ vốn để sản xuất, còn về phía Ngân hàng không thể mở rộng cho vay.

Cơ chế chính sách của ngành có nhiều thay đổi chưa đồng bộ nhất là về mặt thế chấp tài sản, quy định của Ngân hàng và theo thực tế thì việc làm của cơ quan công chứng huyện còn chưa thống nhất.