MỤC LỤC
Cách xác định chỉ tiêu này với kết quả thấp sẽ chứng tỏ các khoản TD của ngân hàng đảm bảo chất lượng, mức rủi ro trong việc cấp TD của ngân hàng là thấp. • Ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được vốn gốc và lãi do tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu đi.
Như vậy các chính sách bình ổn và phát triển kinh tế trong năm 2009 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bằng việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp trong 11 tháng đầu năm là 7%/năm và nhích lên 8%/năm vào cuối năm của Ngân hàng Nhà Nước đã phát huy tác dụng giúp cho tất cả các đối tượng khách hàng có điều kiện tiếp cận vốn để nâng cao đời sống, phát triển sản xuất góp phần phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. 9 Tuy nhiên sự gia tăng này lại không bằng như 2009 là do có sự chuyển hướng sang tín dụng ngoại tệ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này do các gói hỗ trợ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà Nước trong năm 2009 đã kết thúc làm cho lãi suất VND tăng trở lại tạo ra một chênh lệch khá lớn về lợi ích của việc vay vốn bằng VND và vay bằng ngoại tệ, cộng thêm việc mở rộng thêm đối tượng cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà Nước đã làm cho hoạt động tín dụng có sự đột biến trong năm 2010. Theo đó, Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ: Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng đã làm cho dư nợ của phòng giao dịch Tân Hiệp ở khu vực này tiếp tục tăng thêm 3070 triệu đồng tương đương 118.95%.
Công nghiệp – xây dựng có tỷ trọng dự nợ không ổn định do sự tác động của tình hình kinh tế xã hội khác nhau, như là vào năm 2009 tỷ trọng tăng lên do chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ nhưng vào năm 2010 thì tỷ trọng này lại giảm xuống do chính sách phòng chống lạm phát, hạn chế cho vay bất động sản của Ngân hàng Nhà Nước. Điều này là do chính sách TD năm 2010 của toàn hệ thống ngân hàng là khuyến khích cho vay tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất và sự xuất hiện của nợ xấu vào năm này cũng là một hệ lụy từ chính sách đó khi mà tổng dư nợ của phòng giao dịch đạt được vào năm này là cao nhất trong 3 năm với tỷ lệ tăng trưởng TD so với năm 2009 là 17.04%. Giá trị của tài sản ghi trong biên bản định giá gần nhất được thỏa thuận giữa Đại Á Ngân Hàng và khách hàng đối với tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản, chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức TD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, và các tài sản đảm bảo khác.
CAR như trên là điều hoàn toàn hợp lý, nguyên nhân trước hết đó là do sức ép từ phía Ngân hàng Nhà Nước khi điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tất cả các NHTM trong nước lên 9% vào năm 2010 và nguyên nhân còn lại đó là do các ngân hàng đều đã thấy được vai trò của hệ số CAR trong việc củng cố khả năng tài chính cũng như bảo vệ hoạt động của ngân hàng một khi có biến cố xảy ra. Hệ số CAR tăng cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng ngày càng ổn định và mức độ đảm bảo cho các tổn thất có thể xảy ra do các rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà chính yếu nhất đó là rủi ro tín dụng ngày một tốt hơn. Và bên cạnh đó, NHTMCP Đại Á đã dần dần từng bước tiếp cận đến Hiệp ước an toàn vốn Basel II trong công tác QTRRTD của mình bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng TD nội bộ áp dụng cho tất cả các đơn vị hoạt động của mình bao gồm cả các phòng giao dịch như PGD Tân Hiệp.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, sau khi xếp hạng mỗi doanh nghiệp đều có hạng TD cụ thể, qua đó xác định xác suất vỡ nợ - PD và mỗi loại tài sản đảm bảo của doanh nghiệp được xác định tỷ lệ lỗ khi thanh lý – LGD.
Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đúng theo yêu cầu của phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) thì các thông tin về khách hàng phải được tích trữ và cập nhật theo đặc điểm, hạn mức tín nhiệm, các xếp hạng tín nhiệm bao gồm: Điểm số, ngày xếp hạng, phương pháp xếp hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng, thông tin được sử dụng, … Như vậy để thực hiện theo đúng yêu cầu này quả là điều không đơn giản với các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam nói chung và Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á – PGD Tân Hiệp nói riêng. Theo như ta đã biết, trong tất cả mọi nhân tố thì nhõn tố về con người luụn mang tớnh cốt lừi và quyết định nhất và ở đõy cũng vậy, để thật sự am hiểu và vận dụng một cách đúng đắn nhất các yêu cầu được quy định trong Hiệp ước Basel II đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, các nhân viên chuyên trách trong công tác QTRRTD phải có trình độ chuyên môn tương xứng như là: Phải giỏi về ngoại ngữ mà đặc biệt là Tiếng Anh, thao tác trên máy vi tính thành thạo, am hiểu về kiến thức toán học cũng như kiến thức về quản trị, thêm vào đó phải có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra dự báo. Tóm lại, đa số các nhân viên có nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng đều đã có nghe về Hiệp ước Basel nhưng chưa có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu do những cách biệt về ngôn ngữ cũng như tính phức tạp ở nội dung của các phương pháp trong Hiệp ước đặc biệt là phương pháp xếp hạng nội bộ IRB vì thế số nhân viên biết đến phương pháp này không nhiều mà phần đông là biết đến phương pháp chuẩn do tính đơn giản hơn và gần giống với cách xác định tài sản có rủi ro hiện hành ở ngân hàng.
Từ việc đi vào thực tế tình hình hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của NHTMCP Đại Á nói chung và PGD Tân Hiệp nói riêng đã cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về chất lượng của công tác này tại NHTMCP Đại Á, thấy được những điều ngân hàng cần phải đáp ứng để có thể ứng dụng những nội dung QTRRTD tiên tiến của Hiệp ước Basel II trong hệ thống của mình để từ đó hoạt động của ngân hàng được tốt hơn, có thể đứng vững trong xu thế phát triển mạnh của lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng như nay.
Bên cạnh đó để tăng độ tin cậy của thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng cũng phải cần có những kết quả đánh giá, xác minh thông tin của những người có liên trong hoạt động kinh doanh của khách hàng đối với khách hàng doanh nghiệp như: Các đối tác trong phương án kinh doanh, các bạn làm ăn trong cùng lĩnh vực, … còn đối với khách hàng cá nhân thì phải có xác nhận từ phía cơ quan công tác, địa phương sinh sống. - Trên cơ sở hệ thống dữ liệu đã có, PGD Tân Hiệp sẽ kiến nghị lên Hội Sở cấp kinh phí đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ cho việc đánh giá các rủi ro tín dụng có thể xảy ra theo sự biến động của các yếu tố như: Lãi suất, thời hạn của hợp đồng tín dụng, tài sản đảm bảo, khả năng tài chính, … để từ đó có thể tính được xác suất vỡ nợ (LGD), các tổn thất dự kiến (EL) và các tổn thất không dự kiến (UL). Các chính sách tín dụng, định hướng tín dụng trong từng thời kỳ phải được hoạch định phân theo từng đối tượng khách hàng, vùng – miền, lĩnh vực hoạt động, kết hợp với việc giám sát, đánh giá những thay đổi về tình hình tài chính của khách hàng cũng như những thay đổi trong các chính sách từ phía Ngân hàng Nhà Nước và Chính phủ để có thể kiểm soát và hạn chế được các rủi ro từ hoạt động tín dụng.
Đầu tư công nghệ hiện đại trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel II mà tại Việt Nam hiện nay Công Ty Giải Pháp Phần Mềm Ngân Hàng Admerex Solutions (Australia) đã có liên kết tài trợ phần mềm quản lý rủi ro tín dụng với Công Ty Đào tạo Và Tư vấn Nghiệp Vụ Ngân Hàng (BTC) cung cấp phần mềm Credit Value Maximizer (CVX) có sự tích hợp linh hoạt giữa các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng theo cả 2 tiêu chuẩn Basel I và Basel II.