Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng thương mại

Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có có thể thanh toán ngay trên tài sản nợ phải thanh toán ngay), khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh toán nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của Hội đồng quản trị đối với Ban giám đốc cũng như Hội đồng quản trị đối với việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng; chính sách tiền lương và thu nhập đối với ban giám đốc; số lượng, chất lượng và hiệu lực thực hiện của các chiến lược, chính sách và quy trình kinh doanh cũng như quy trình quản lý rủi ro, kiểm toán kiểm soát nội bộ.

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn này cần đảm bảo lớn hơn một lượng vốn tối thiểu theo quy định của của pháp luật nhằm mục đích: thứ nhất, bù đắp những khoản thua lỗ trong kinh doanh, thứ hai dùng để tăng trưởng và mở rộng hoạt động của ngân hàng trong tương lai, thứ ba là để bảo vệ người gửi tiền và các nhà đầu tư, thứ tư là để chi cho cơ sở hạ tầng của ngân hàng (xây dựng trụ sở, mua sắm tài sản cố định…). Vai trò của Chính phủ thể hiện nhưng không giới hạn ở những nội dung: sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiệu lực thi hành của các quy định pháp luật, các chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu, con nợ, chủ nợ của các ngân hàng thương mại, hiệu quả của các chính sách, các biện pháp ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực liên quan…. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của các ngân hàng thương mại cũng như các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại của một nước như trình bày ở trên đã thể hiện tương đối toàn diện năng lực cạnh tranh hiện tại cũng như khả năng duy trì và phát triển trong tương lai của các ngân hàng thương mại.

TẾ QUỐC TẾ

Thực trạng năng lực cạnh tranh của VP Bank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

    Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cấp hạn mức tín chấp cho VP Bank 200 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam cấp hạn mức 300 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp hạn mức 5 triệu USD (tương đương 80 tỷ đồng)… Nguồn vốn huy động được trên thị trường liên ngân hàng đã giúp VP Bank tạo nguồn thanh khoản dồi dào và tận dụng các cơ hội kinh doanh hưởng chênh lệch tỷ giá, chênh lệch lãi suất, đóng góp thu nhập không nhỏ cho VP Bank trong năm 2005. Đối với VP Bank, tuy trong điều kiện khó khăn nhưng bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị, quảng bá hình ảnh của VP Bank nên đã đạt được mức tăng trưởng khá khả quan. Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của VP Bank cần dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá như đã trình bày ở chương I, đó là các chỉ tiêu: tiềm lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp.

    Trong năm 2005, VP Bank lấy lại được niềm tin của khách hàng cũng như các ngân hàng bạn, được nhiều TCTD cấp hạn mức tín chấp, tạo nguồn thanh khoản dồi dào, đồng thời trong năm ngân hàng cũng thu hút được nhiều nguồn tiền gửi ngắn hạn qua các đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, nên tỷ lệ này giảm hẳn so với năm 2004. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cung cấp những thiết bị tối thiểu cho các cán bộ, nhân viên của mình, các nhân viên được trang bị máy tính, số máy ở các chi nhánh cấp I đảm bảo 1người/ 1máy, ở các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch tuy chưa đáp ứng được như vậy nhưng đối với các phòng và nghiệp vụ đòi hỏi phải có máy (phòng kế toán) thì ngân hàng cũng cung cấp đầy đủ 1 người/ máy.

    Bảng 3: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam
    Bảng 3: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

    Đánh giá năng lực cạnh tranh của VP Bank

      Trong năm 2005, VP Bank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động 8 chi nhánh cấp I (Chi nhánh Hà Nội, CN Huế, CN Sài Gòn, CN Cần Thơ, CN Quảng Ninh, CN Vĩnh Phúc, CN Thăng Long, CN Bắc Giang), 3 chi nhánh cấp II (CN Tân Phú tại TP Hồ Chí Minh, CN Thanh Xuân, CN Cầu Giấy tại Hà Nội); 1 phòng giao dịch (phòng giao dịch Lê Chân tại TP Hải Phòng). Đặc biệt, VP Bank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn như chương trình “Khởi nghiệp” trên VTV3, chương trình “Tìm hiểu những mốc son Thăng Long” trên Hà Nội TV, đây là những chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, chương trình “Khởi nghiệp” còn có ý nghĩa hết sức thiết thực, qua đó để lựa chọn ra những nhà kinh doanh tương lai, và tài trợ cho dự án của họ. Ngoài ra, VP Bank còn tài trợ cho chương trình “Nhà ngân hàng trẻ” của sinh viên Học viện Ngân hàng, tạp chí “Cẩm nang mua sắm”… Hàng năm, VP Bank còn tổ chức giao lưu và tuyển sinh viên thực tập tại hai trường: Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế quốc dân, điều này đã tạo cơ hội cho nhiều sinh viên được thực tập, tìm hiều thực tế tại VP Bank, đồng thời với hoạt động này, VP Bank có điều kiện để tìm ra những sinh viên có trình độ, năng lực thực sự để tuyển dụng ngay từ khi họ chưa tốt nghiệp.

      NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

      • Cơ hội , thách thức đối với VP Bank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
        • Định hướng phát triển của VP Bank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
          • Một số kiến nghị

            Vì vậy, bằng việc hợp tác, kinh doanh trực tiếp với các ngân hàng này, VP Bank có điều kiện tiếp cận và sử dụng những tiện ích của ngân hàng hiện đại, có điều kiện tranh thủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, dịch vụ ngân hàng tiên tiến của các nước phát triển cao, từ đó giảm được chi phí, những dịch vụ ngân hàng đem lại lợi ích cho khách hàng, hiện đại hóa những dịch vụ ngân hàng, mở rộng cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thu hút khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ tiên tiến của ngân hàng và mở rộng đầu tư tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài những nghiệp vụ ngân hàng và phi tín dụng truyền thống, ngân hàng nước ngoài còn phát triển rất mạnh những dịch vụ mới như: tư vấn kỹ thuật về phát hành thẻ và lắp đặt ATM, tư vấn tài chính, ngân hàng đầu tư, ngân hàng trên mạng, lưu kí chứng khoán, mở L/C dự phòng, các nghiệp vụ swap tiền tệ… Chính vì vậy, tỉ lệ phí/thu nhập từ lãi suất của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ở mức gần 0,52 so với các ngân hàng Việt Nam ở mức gần 0,14 (tại các nước phát triển, tỷ lệ này vào khoảng trên 0,50). Theo đó, mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là “nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005”.

            - Quán triệt quan điểm và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng hòa nhập vào thị trường tài chính quốc tế và khu vực. - Lộ trình mở cửa thị trường tài chính phải được tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực mà chính phủ Việt Nam đã cam kết, việc xóa bỏ bảo hộ và sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước phải đi trước một bước so với cơ chế tự do hóa áp dụng với các định chế tài chính nước ngoài; việc mở cửa.

            Bảng 5: Các mục tiêu hoạt động năm 2006
            Bảng 5: Các mục tiêu hoạt động năm 2006