Mô hình xác định hiệu quả kinh tế trong thị trường biến dạng

MỤC LỤC

Mô hình xác định lợi ích kinh tế trong thị trường biến dạng

Dẫn nhập

Sự hiện diện của chúng làm biến dạng thị trường: giá mà người tiêu dùng phải trả không bằng với giá mà nhà sản xuất nhận được tại đơn vị sản phẩm cuối cùng được mua và cung cấp. Thứ nhất, dù bị biến dạng nhưng thị trường vẫn mang tính cạnh tranh và không có những hạn chế định lượng hay các yếu tố độc quyền.

Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ

    Giá mà các nhà cung cấp rạp chiếu phim tư nhân nhận được không còn là P0 nữa mà giảm còn PS1, nhưng giá mà người xem phim phải thanh toán lên đến PD1. Do đó, lợi ích kinh tế mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” đem lại cũng gồm hai phần: Một là, phần tiết kiệm nguồn lực của khu vực tư -- diện tích QSHE1Q1; Hai là, phần giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng trả, kể cả thuế -- diện tích Q1GFQD. Sử dụng công thức (4.1) mô tả quan hệ giữa sự thay đổi giá làm cân bằng ΔQD và ΔQS trong chương “Phân tích kinh tế trong thị trường không biến dạng”, ta tính mức thay đổi giá cung, ΔPS, như sau.

    Tương tự như trong chương “Phân tích kinh tế trong thị trường không biến dạng”, chúng ta đi tìm công thức đại số để xác định tổng lợi ích kinh tế, ký hiệu là B, do dự án công mang lại. Nếu tổng mức cung của một sản phẩm thay đổi tương đối nhỏ, chúng ta có thể sử dụng giá cung ban đầu PS0 (bằng với giá thị trường ban đầu PM0) và giá cầu ban đầu PD0 thay vì con số trung bình của những giá này trước và sau khi có dự án.

    Trợ giá cho các nhà cung cấp

    Khi đó, đường cung có trợ giá là đường SS, giá trị trường (= giá mà người xem phim phải trả) là PM0 và lượng vé xem phim được cung cấp và đặt mua là Q1. Việc trợ giá của chính quyền địa phương không làm biến dạng giữa giá thị trường PM0 và giá cầu PD0 nhưng tạo ra khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và giá cung của các chủ rạp phim tư nhân, PS0 thể hiện ở độ cao đoạn HI trên hình 5.3. Khi dự án được thực hiện, sẽ có 10.000 chỗ xem phim được cung cấp hàng năm khiến đường cung mới, STS, dịch chuyển song song về phía đông-nam so với đường cung SS.

    Mặc dù khu vực công thường hướng đến các lợi ích cộng đồng hơn lợi nhuận kế toán đơn thuần, song không thể bỏ qua chi phí cơ hội kinh tế của vốn công bởi vì vốn công khi đã sử dụng vào hoạt động hay dự án này thì không còn sử dụng được cho các hoạt động hay dự án. Nên để đảm bảo sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực công theo cách thức xã hội mong muốn6 cần phải xác định và sử dụng chi phí cơ hội kinh tế của vốn công làm suất chiết khấu.

    Dẫn nhập

    Bài này tập trung thảo luận một phương pháp xác định suất chiết khấu hợp lý cho vốn công. Trước hết chúng ta bàn về cơ cấu tài trợ cho một dự án hay chương trình. Tiếp theo là phần điểm qua những cách tiếp cận cơ bản về chi phí cơ hội kinh tế của các tác giả điển hình.

    Phần cuối là phương pháp xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công theo quan điểm của Jenkins và Harberger.

    Những quan điểm về chi phí cơ hội kinh tế của vốn công

    Theo Dasgupta, Marglin, Sen và Feldstein, lợi ích và chi phí của các dự án nên được chiết khấu bằng tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội (society’s time preference in consumption rate -- STPR). Do vậy, lượng cầu về vốn đầu tư chỉ được xã hội đáp ứng nếu tạo ra tỷ suất lợi nhuận phù hợp với mong muốn của xã hội tạm ngưng tiêu dùng hiện tại để tiêu dùng tương lai. Như vậy Harberger không sử dụng duy nhất một tỷ lệ nào trong năng suất biên của vốn, tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian và tỷ suất lợi nhuận kế toán làm suất chiết khẩu mà pha trộn hai trong số chúng với nhau theo tỷ trọng.

    Harberger viết: “Đúng là nguồn tài trợ cho ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều nguồn khác ngoài tiền đi vay, như thuế doanh thu và thuế thu nhập, thuế quan, các loại phí, và có lẽ cả doanh thu hàng hóa và dịch vụ nữa. Chi phí cơ hội kinh tế trung bình của tất cả các nguồn tài chính này kết hợp lại có thể thấp hơn hẳn chi phí cơ hội kinh tế của nguồn tiền vay.” [Jenkins và Harberger, 2005, bản tiếng Việt].

    Nhận diện chi phí cơ hội kinh tế của vốn công

    Trong khuôn khổ quyển sách này, chúng tôi nghiêng về việc sử dụng tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội và năng suất biên của vốn trong khu vực tư làm những căn cứ để xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công. Jenkins và Harberger viết: “Nguyên tắc cơ bản phải theo để đảm bảo rằng các chi tiêu đầu tư của một dự án cuối cùng không cản trở mức sản lượng kinh tế của quốc gia là những dự án đầu tư như vậy phải tạo ra suất sinh lợi ít nhất cũng bằng suất sinh lợi kinh tế của đầu tư và tiêu dùng bị trì hoãn trong các khu vực khác, cộng với chi phí biên xác thực của bất kỳ nguồn vốn bổ sung nào được vay từ nước ngoài, mà việc vay nợ đó là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp của dự án này. Để hình thành một tiêu chuẩn về chi phí cơ hội kinh tế của vốn cho một quốc gia, chúng ta phải đánh giá “các nguồn” xác thực mà từ đó vốn được lấy ra và gắn một “chi phí kinh tế xác thực” phù hợp cho mỗi nguồn”.11.

    Độ lớn của số vốn dự án bằng đoạn (QS – QI), trong đó (QI – Q0) là lượng vốn của các nhà đầu tư khác bị trì hoãn vì chính phủ đang hút lượng vốn hiện có trên thị trường bơm vào dự án và (QS – Q0) là số tiền lẽ ra đem tiêu dùng nhưng do lãi suất thị trường lên cao nên bị trì hoãn tiêu dùng để gửi tiết kiệm. Chi phí cơ hội này bao gồm hai phần: (1) Phần mất mát của lợi nhuận sau thuế có thể sinh ra từ khoản đầu tư bị trì hoãn, được đo bằng đường D’1; (2) Phần thất thu của các khoản thuế liên quan đến các khoản đầu tư này.

    Hình 1: Lượng cung tiền tiết kiệm và cầu về vốn  đầu tư tại các mức lãi suất, tỷ suất  lợi nhuận trước và sau các loại thuế thu nhập
    Hình 1: Lượng cung tiền tiết kiệm và cầu về vốn đầu tư tại các mức lãi suất, tỷ suất lợi nhuận trước và sau các loại thuế thu nhập

    Công thức xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công

    - Một lượng vốn đầu tư tạm thời ngừng lại (đầu tư bị trì hoãn), hậu quả là (i) nền kinh tế -- cụ thể là chủ nhân của các khoản đầu tư bị trì hoãn, sẽ bị mất đi một phần lợi nhuận sau thuế có thể sinh ra từ khối vốn này; (ii) chính phủ sẽ bị thất thu những khoản thuế liên quan đến vốn đầu tư -- thuế tài sản đánh vào tài sản hình thành từ vốn đầu tư và thuế thu nhập công ty đánh vào lợi nhuận sinh ra từ vốn đầu tư. Khi đó chi phí cơ hội kinh tế của vốn công, rp, sẽ được tính bằng con số bình quân giữa năng suất biên của vốn trong khu vực tư, p, và tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội, r, theo tỷ trọng biến động của chúng. Nhằm phản ánh chính xác các hệ số co giãn cầu đầu tư và cung tiết kiệm chúng ta phải xác định (i) hệ số co giãn cầu của từng nhóm các nhà đầu tư và hệ số co giãn cung của những người gửi tiết kiệm, và (ii) xác định tỷ trọng của lượng cầu đầu tư trong tổng cầu đầu tư cũng như tỷ trọng lượng cung tiền kiệm trong tổng của tiết kiệm, rồi sau đó (iii) tính các hệ số co giãn bình quân theo tỷ trọng.

    Trong công thức này, lãi suất cân bằng thị trường gồm lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp đạt được cộng thêm phần thuế thu nhập tính trên lãi vay danh nghĩa ngân hàng mà người đi vay trả cho ngân hàng để ngân hàng nộp thuế thu nhập. Ví dụ, nếu lãi suất cân bằng trên thị trường là 12%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% và tỷ lệ lạm phát bằng 8% thì năng suất biên gộp thuế của vốn trong khu vực tư được xác định qua công thức dưới đây. Việc chính phủ huy động vốn cho đầu tư công không chỉ thu hút tiền gửi tiết kiệm trong nước (trì hoãn tiêu dùng) và “hất ra” vốn đầu tư của khu vực tư mà còn phát tín hiệu hấp dẫn tiền gửi từ nước ngoài.

    Lượng cung về vốn nước ngoài ban đầu là Sf, lượng cầu vốn vay nước ngoài ban đầu là Df, và số vốn vay nước ngoài ban đầu là Q0 tại lãi suất cân bằng if chưa tính đến gánh nặng tài chính phụ trội đối với các khoản vay hiện hành.