Phát hiện và sửa chữa sai lầm học sinh trong giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 THPT

MỤC LỤC

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • Hoạt động nhận thức của học sinh [3]; [6]; [7]; [15]

    Phép loại suy có bản chất là dựa vào sự giống nhau (tương tự) của 2 vật thể, hiện tượng về một số dấu hiệu để đi đến kết luận về sự giống nhau của các dấu hiệu khác nên kết luận của chúng chỉ gần đúng, có tính giả thiết nhưng có tác dụng tích cực trong nghiên cứu và học tập hóa học, tạo điều kiện cho học sinh xây dựng giả thuyết dự đoán khoa học trước khi kiểm nghiệm bằng thực nghiệm hóa học. PPDH tích cực có sự phối hợp sử dụng rộng rải các phương tiện DH nhất là những phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu học tập của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển. Đương nhiên là trong cấu trúc tư duy của HS sẽ dần hình thành và tồn tại những hiểu biết sai lệch và bằng những quan niệm này, các em sẽ quan sát và giải thích các sự kiện, hiện tượng theo cách của riêng mình, chắc chắn các sai lầm khi giải bài tập nói chung, giải bài tập hóa học nói riêng cũng xuất hiện theo.

    Trong DH điều đáng quan tâm là tạo điều kiện cho các quan niệm của HS được bộc lộ một cách rỏ nhất, những sai lầm qua trải nghiệm trong điều kiện có thể, từ đó sẽ giúp các em nhận biết vượt qua các quan niệm sai lầm để thu nhận, biến đổi trong nhận thức một cách tích cực, tự giác các tri thức khoa học. Như thế có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, cọ sát giữa hai nguồn tri thức (tri thức khoa học và tri thức đời thường) và sẽ làm cho HS nhận ra chân lí khoa học một cách tích cực, sâu sắc và các em sẽ phải tự điều chỉnh những quan niệm của mình cho phù hợp với bản chất hóa học, hay vứt bỏ những quan niệm sai trái với chân lí khoa học. Quá trình phân tích, tự đánh giá hoạt động học tập của mình mà tự điều chỉnh quá trình học tập của chính mình, sữa chữa những sai lầm trong nhận thức học tập và tự làm biến đổi những nhận thức của chính mình, sửa chữa những sai lầm trong nhận thức học tập của chính mình.

    HS thường mắc sai lầm về các kĩ năng giải BTHH như: kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng sử dụng các PP giải BTHH, kĩ năng viết cân bằng PTHH của các phản ứng, kĩ năng tính toán các phép tính trong chuyển đổi đơn vị, nồng độ, tính theo PTHH với các điều kiện xác định. - Với nhà trường thì sự quản lí và hình thức, cơ chế kiểm tra đánh giá còn chưa thật hợp lí nên chưa động viên được hết năng lực dạy – học của GV và HS trong nhà trường.Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa thật tốt để khuyến khích nâng cao hứng thú học tập HH của HS.

    Tiểu kết chương 1

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP

      Nghiên cứu sự điện li cho phép mở rộng khái niệm về chất (chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu), xem xét bản chất tương tác của các chất trong dung dịch chất điện li (tương tác giữa các ion) theo các cân bằng tạo chất không tan, chất khí bay ra, chất điện li yếu (như nước hoặc ion phức) và làm cơ sở để mở rộng, xem xét đến cân bằng oxi hóa – khử xảy ra trong dung dịch với sự tham gia của môi trường. Sự nghiên cứu sự điện li còn cho phép xem xét, đánh giá quá trình điện li thông qua các giá trị độ điện li, hằng số điện li và nghiên cứu phản ứng của nước (dung môi) với các ion trong dung dịch hình thành khái niệm phản ứng thủy phân và phương pháp đánh giá nồng độ ion H+ trong dung dịch bằng giá trị pH, các chất chỉ thị. Nội dung kiến thức trong chương giúp cho HS có cơ sở để nghiên cứu, giải thích hiện tượng hóa học xảy ra trong dung dịch và vận dụng các PP giải: bảo toàn e, bảo toàn điện tích, dùng phương trình ion thu gọn.

      Các nguyên tố này được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết của thuyết electron và cấu tạo chất lí thuyết về phản ứng hóa học (phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học) và lí thuyết sự điện li. Các lí thuyết này giúp HS nghiên cứu tính chất của các nguyên tố này cùng các hợp chất của nó một cách đầy đủ, sâu sắc hơn trên cơ sở mối quan hệ: Thành phần cấu tạo chất ƒ Tính chất của chất ƒ Ứng dụng và điều chế chất. Sự vận dụng các kiến thức này trong quá trình giải BTHH đòi hỏi HS phải xem xét một cách toàn diện các kiến thức có liên quan đến các cân bằng, bản chất của quá trình thông qua sự tương tác các ion trong dung dịch.

      Vì vậy việc nghiên cứu phát hiện những sai lầm trong quá trình giải BTHH và đề xuất các biện pháp khắc phục sai lầm đó là một trong các nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của người GV hóa học. Đồng thời HS cũng còn có kĩ năng nghiên cứu bảng tính tan, và chỉ sử dụng các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li, sự bảo toàn điện tích ion trong dung dịch trong quá trình giải BT cụ thể.

      THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

        Từ cơ sờ lí luận và thực tiễn về những sai lầm HS thường mắc phải trong quá trình giải BTHH phần hóa vô cơ lớp 11 THPT. Để kiểm nghiệm tính đúng đắn của 3 biện pháp đề ra chúng tôi tiến hành TNSP ở một số trường THPT tỉnh Đồng Tháp. - Các lớp TN và ĐC được chọn có kết quả điểm tuyển sinh môn hóa của năm học trước tương đương nhau và cùng GV dạy.

        - Các trường TN có cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ hoạt động dạy và có đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Chúng tôi đã trao đổi với GV trực tiếp giảng dạy và tham khảo ý kiến của các GV trong tổ bộ môn về nội dung các bài dạy TNSP. Thống nhất nội dung 3 bài luyện tập (dạy TNSP) có sử dụng các biện pháp sửa chữa sai lầm của HS khi giải BTHH phần hóa vô cơ lớp 11 đã đề xuất ở trên.

        + Ở các lớp TN: GV sử dụng giáo án bài dạy có sử dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm của HS (như đã thống nhất với GV). (Giáo án bài dạy TN, bài. tập tham khảo sau bài luyện tập, đề bài kiểm tra và đáp án được trình bày ở phần phụ lục). Chúng tôi quan tâm tỉ lệ mắc phải sai lầm của HS với tần số tương đối cao và kết quả thực nghiệm, đối chứng thông qua 4 bài kiểm tra.

        - Để so sánh mức độ phân tán của các số liệu trong trường hợp 2 bản số liệu có giá trị trung bình cộng giữa các nhóm. - Khi 2 bảng số liệu có giá trị X bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S nhóm nào có giá trị S nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn. - Khi 2 bảng số liệu có giá trị X khác nhau thì so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V.

        - Để so sánh kết quả các bài kiểm tra của nhóm lớp TN và ĐC chúng tôi lập bảng tần số, tần suất, tần suất lũy tích và vẽ đồ thị đường lũy tích cho từng bài kiểm tra giữa nhóm TN và ĐC. Nếu đường lũy tích của lớp tương ứng càng ở bên phải và phía dưới thì càng có chất lượng tốt hơn và ngược lại. - Để phân loại chất lượng học tập của HS chúng tôi phân loại kết quả bài kiểm tra + Với loại giỏi: HS đạt điểm 9 – 10.

        Bảng 1. Trường và lớp TNSP.
        Bảng 1. Trường và lớp TNSP.