MỤC LỤC
Theo đuổi chính sách hội nhập một cách thận trọng và khôn khéo sẽ góp phần nâng cao trình độ, chuẩn mực về hoạch định chính sách, tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời duy trì được mức bảo hộ hợp lý cho các ngành kinh tế, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được với công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến cũng như tham gia vào mạng lưới sản xuất kinh doanh quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. - Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu thật thấu đáo về quy định của WTO, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh theo kiểu gặp đâu làm đó, không có chiến lược thị trường, chưa có hướng đầu tư phát triển cụ thể, chưa chuẩn bị đội ngũ nhân lực với những hiểu biết cần thiết khi hội nhập… Như vậy, khó tránh khỏi sự đào thải tất yếu của quy luật cạnh tranh.
-Theo ý kiến về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp do Giáo sư Michael Porter - Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đề xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố: 1) Các điều kiện về cầu; 2) Các điều kiện về yếu tố sản xuất; 3) Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh; 4) Các ngành liên quan và sự hỗ trợ. - Việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp mà là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cơ quan chính quyền và của toàn xã hội, là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, chương trình phát triển Du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác hành lang Ðông - Tây, hợp tác du lịch sông Mê Kông - sông Hằng,. Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội; tính năng động và nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực Châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS,…); nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức thương mại thế giới (WTO),…;. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hoá các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước ta trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Tổng cục Du lịch sẽ hướng dẫn cụ thể những cam kết thực hiện lộ trình WTO theo các kết quả đàm phán để các doanh nghiệp biết và chủ động chuẩn bị, điều chỉnh phương hướng kinh doanh, phát triển; phối hợp các địa phương, các doanh nghiệp, nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo đảm một môi trường du lịch lành mạnh, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, thúc đẩy việc xây dựng các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường một cỏch chuyờn nghiệp để khai thỏc và mở rộng thị trường.
Trong tình hình hiện nay, nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao, mà Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng với thiên nhiên ưu đãi, có thế mạnh về du lịch sinh thái và văn hóa cồng chiêng của dân tộc K’Ho, thế nhưng lượng khách những năm gần đây đến Lâm Đồng không tăng đáng kể so với xu thế chung. Mặc dù Ngành du lịch thương mại tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp kích cầu như tổ chức festival hoa, khai thông các con đường nối với các tỉnh kế cận, sửa chữa lại sân bay,… Nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư nên các doanh nghiệp du lịch tại Lâm Đồng còn hoạt động một cách nhỏ lẻ, tự phát; các khu du lịch chưa có sản phẩm gì đặc sắc tạo phong cách riêng, du khách đi tham quan chỗ nào cũng gặp những sản phẩm trùng lặp như hoa, đặc sản,… Chính quyền địa phương chưa có quy hoạch chung tổng thể cho các doanh nghiệp. Những khó khăn của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập - Các doanh nghiệp du lịch thương mại của tỉnh Lâm Đồng đa phần là doanh nghiệp nhỏ lẻ, không có một doanh nghiệp nào của Lâm Đồng được được Hiệp hội du lịch Việt Nam trao tặng danh hiệu doanh nghiệp lữ hành và khách sạn hàng đầu Việt Nam (20 doanh nghiệp lữ hành và khách sạn hàng đầu Việt Nam, gồm: 10 công ty lữ hành hàng đầu gồm Công ty Liên doanh Du lịch Hồ Gươm - Diethelm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Liên doanh Du lịch Apex Việt Nam, Công ty Liên doanh Du lịch Exotissimo, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định (Fiditourist), Công ty Du lịch Việt tại Tp.HCM, Công ty Du lịch Hòa Bình và Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Và 10 khách sạn gồm New World, Caravelle, Bến Thành, Đồng Khởi và Đệ Nhất tại Tp.HCM, khách sạn Hà Nội, Melia và Sofitel Plaza tại thành phố Hà Nội và khách sạn Hương Giang tại Thừa Thiên Huế cùng khách sạn Ana Mandara Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa).
- Du lịch và dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và tụt hậu so với một số địa phương, trong khi Đà Lạt được xem là đô thị du lịch trong nước; tuy lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng cao qua các năm và một số sản phẩm du lịch chất lượng cao có bước phát triển, song so với các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Quảng Ninh… thì lượng khách đến Lâm Đồng vẫn còn ít, khách quốc tế chỉ chiếm dưới 10% trong tổng lượt khách, các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít.
- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ phục vụ trong ngành du lịch chưa được quan tâm. - Cơ sở hạ tầng của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng còn rất kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chúng và du lịch nói riêng, nhất là yêu cầu hội nhập sau khi gia nhập WTO. Đặc biệt, thiếu sự liên doanh, liên kết cần thiết để tạo sự thống nhất, sự thuận lợi, tin tưởng cho du khách và tạo ra sức hấp dẫn du khách quay lại.
Chính vì vậy cạnh tranh không lành mạnh ngay trong nội bộ ngành du lịch thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Lâm Đồng và giảm doanh thu, giảm lượng khách.
Sau khi có nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VIII, đã xác định du lịch là thế mạnh của tỉnh, chiến lược phỏt triển du lịch của tỉnh đó được xỏc định rừ hơn, cụ thể hơn. Thực tế cho thấy, sau khi có chủ trương cổ phần hóa, các công ty du lịch của nhà nước chuyển thành công ty cổ phần mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì bộ máy quản lý vẫn giữ lề lối làm việc cũ nên gần như không có thay đổi gì so với trước khi cổ phần, đến khi tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ còn dưới 50%, các cổ đông mới có quyền tham gia điều hành, quản lý công ty với ý thức làm chủ đồng vốn của mình thì nhiều công ty du lịch đã phát triển nhảy vọt, năng động và có lãi ngày càng lớn. Một số cơ sở du lịch tại Đà Lạt, qua nhiều năm thua lỗ, khi chuyển nhượng cho những chủ nhân khác (chủ nhân người nước ngoài hoặc người thành phố Hồ Chí Minh) có phương pháp quản lý hiện đại thì làm ăn có lãi và ngày càng phát triển.
Khi các cơ sở được chuyển quyền sử dụng sang các chủ nhân khác, cơ sở lập tức được đầu tư thay đổi, nâng cấp và có cách kinh doanh hoàn toàn mới, đã thay đổi toàn bộ bộ mặt cơ sở du lịch, ngày càng thu hút khách.