MỤC LỤC
Với phương thức thanh toán qua ngân hàng, nếu doanh nghiệp có hệ thống KSNB đối với việc ký duyệt các khoản chi hữu hiệu thì sẽ có khả năng kiểm soát tốt luồng tiền ra của doanh nghiệp. Trong đú, cú ghi rừ thẩm quyền của người được ủy quyền, thời hạn có hiệu lực của giấy ủy quyền,… Tuy nhiên, tại một số đơn vị thì việc thu - chi có thể được giao cho các phụ trách bộ phận quyết định với số tiền trong một giới hạn nào đó.
Ngành nghề kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ liên quan đến tiền như: định mức dự trữ quỹ tiền mặt, tỷ suất về khả năng thanh toán, số tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản nợ của khách hàng, mua hàng và thanh toán với nhà cung cấp,…. Sau khi đánh giá ban đầu về trọng yếu đối với BCTC của một công ty khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán căn cứ vào ước lượng đó cùng những hiểu biết ban đầu về khách hàng để phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục hợp thành BCTC.
Do tính trọng yếu của khoản mục và khả năng xảy ra sai sót là rất lớn, nên bất kỳ đánh giá nào của KTV về hệ thống KSNB của khách hàng cũng như kết quả rút ra từ thủ tục phân tích không cho thấy sai phạm tồn tại thì KTV vẫn phải tiến hành kiểm tra chi tiết. Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết với chứng từ thu, chi và chứng từ gốc về nội dung nghiệp vụ, số tiền, ngày tháng ghi sổ, định khoản,… Do các nghiệp vụ bất thường ít xảy ra nên kế toán có khả năng xác định sai định khoản.
Những sự kiện này xảy ra do các nhân tố tác động xảy ra sau ngày lập BCTC nhưng có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của đơn vị sau này và nếu người sử dụng BCTC của đơn vị chỉ căn cứ vào số liệu trên BCTC lập tại thời điểm cuối năm để ra quyết định kinh tế thì không chính xác. Thực hiện đánh giá, KTV căn cứ vào số liệu của các khoản mục, các tài khoản liên quan đến các tỷ suất về khả năng thanh toán, xem xét lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sau điều chỉnh của KTV để tính toán lại các tỷ suất này và thực hiện đánh giá lại.
Đặc biệt trong những năm gần đây, do cơ chế mở cửa nền kinh tế, thêm vào đó là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã tạo điều kiện để Công ty phát triển một trong những dịch vụ chính là dịch vụ định giá tài sản. Để giới thiệu các dịch vụ của Công ty đến khách hàng, Công ty lập và gửi Hồ sơ giới thiệu năng lực đến khách hàng trong đó có giới thiệu các dịch vụ cung cấp, số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV quốc gia, các khách hàng lớn và thường xuyên của Công ty, những kết quả mà Công ty đã đạt được như số lượng hợp đồng đã thực hiện, kết quả kinh doanh của các năm,… Chất lượng dịch vụ thể hiện ở quy trình kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình tiến hành cung cấp dịch vụ.
Nếu hợp đồng dịch vụ hoàn thành trong kỳ thì căn cứ vào BCKT và Bản thanh lý hợp đồng, KTV lập “Giấy yêu cầu phát hành hóa đơn” yêu cầu kế toán lập và phát hành Hóa đơn tài chính. Hệ thống chứng từ, sổ sách, BCTC, hệ thống TK kế toán là theo quy định của nhà nước, ngoài ra có một số điểm khác, chi tiết để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Để thực hiện một cuộc kiểm toán thành công và có hiệu quả, kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán chung và căn cứ vào những hiểu biết ban đầu của Công ty và KTV về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chương trình kiểm toán tại Công ty hướng dẫn thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục: tiền; các khoản đầu tư ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tài sản lưu động khác; chi phí sự nghiệp; tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình và tài sản cố định khác; các khoản đầu tư dài hạn; chi phí XDCB dở dang; ký quỹ, ký cược dài hạn; các khoản phải trả ngắn hạn; các loại thuế; công nợ khác; vay và nợ dài hạn; vốn quỹ và lãi giữ lại; nguồn kinh phí; doanh thu;.
Các Phó Tổng Giám đốc trao đổi với nhóm kiểm toán, trưởng nhóm, trưởng phòng về ý kiến và các quyết định được trình bày trong BCKT. Cuối cùng, trước khi phát hành báo cáo, phòng Hành chính – tổng hợp có trách nhiệm in báo cáo và soát xét về hình thức phát hành báo cáo.
Trong giai đoạn này, KTV cũng yêu cầu BGĐ khách hàng cung cấp thư giải trình khẳng định sổ sách và BCTC lập cho niên độ kế toán 2005 đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo tuân thủ Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. Thu thập, lập và cập nhật các văn bản về hệ thống KSNB (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và qui trình kiểm soát, trình tự viết phiếu thu và phiếu chi, kiểm kê quĩ; trình tự qui trình rút tiền gửi giữa sổ sách với sổ phụ ngân hàng.
Trong giai đoạn bắt đầu tiến hành kiểm toán khoản mục tiền, việc tìm hiểu về hệ thống KSNB được tiến hành chủ yếu qua phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng, kế toán tiền mặt; qua thu thập bổ sung các quy chế tài chính cụ thể liên quan đến thu chi trong doanh nghiệp. Tài khoản tiền gửi vãng lai (Current Account). Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng và khẳng định tính đúng đắn của số dư tiền ngoại tệ cuối kỳ, KTV kiểm tra việc đánh giá số dư đó vào cuối kỳ. Tại công ty XYX, KTV nhận thấy cuối kỳ, kế toán chưa tiến hàng đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền gửi ngân hàng theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2005. Tờ đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM. Subject / Nội dung: Kiểm tra chi tiết TK112 Previewed by / Người soát xét : Date:. Chứng từ Nội dung TK. PS Nợ PS Có Ghi chú. Thu tiền hàng công ty PĐ Thu tiền hàng công ty NT Trả nợ gốc khế ước 54. Thu ký quỹ giải tỏa ký quỹ. Note: a: Hóa đơn tài chính Trong đó:. c: Hạch toán đúng Không. Tờ tổng hợp số liệu khoản mục tiền sau kiểm toán CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM. Số theo sổ sách. Số đánh giá theo tỷ giá. Cuối kỳ, kế toán đơn vị chưa tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ liên ngân hàng, khiến cho số dư ngoại tệ của đơn vị tăng 2.709.424 đồng so với thực tế. CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM. Số điều chỉnh, phân loại. Note: Số liệu lấy từ BCĐKT đã đối chiếu khớp đúng với sổ Cái tài khoản. Số dư đầu kỳ đã đối chiếu khớp đúng với số kiểm toán năm trước. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. Kết thúc giai đoạn làm việc ở khách hàng, KTV đã thu thập được những bằng chứng đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của KTV về đối tượng kiểm toán. Để đưa ra kiến đánh giá, KTV và công ty kiểm toán còn phải tổng hợp và đánh giá những bằng chứng đã thu thập. Giai đoạn này bao gồm các công việc tổng hợp bút toán điều chỉnh và những vấn đề tồn tại;. kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên; lập Thư quản lý; và phát hành Báo cáo kiểm toán. Kết thúc cuộc kiểm toán, một KTV có kinh nghiệm được giao trách nhiệm tổng hợp vấn đề phát hiện và hoàn thành Hồ sơ kiểm toán. Đối với khoản mục tiền, bút toán điều chỉnh, phân loại lại tiền chỉ có bút toán điều chỉnh giảm số dư tiền gửi ngân hàng do cuối kỳ kế toán chưa tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và phân loại CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY. TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH VÀ PHÂN LOẠI NĂM 2005. Bút toán điều chỉnh:. Sau khi tổng hợp các vấn đề tồn tại và sai phạm phát hiện được, KTV lập dự thảo BCKT trình cho các cấp soát xét. Tại công ty, BCKT phải qua 4 cấp soát xét trước khi gửi đến khách hàng xem xét và phản hồi ý kiến nếu có. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Công việc soát xét này trước tiên do Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện. Sau khi Chủ nhiệm kiểm toán soát xét giấy tờ, chuyển hồ sơ kiểm toán cùng báo cáo dự thảo đến Trưởng phòng soát xét. Cấp soát xét cuối cùng là BGĐ Công ty. Lập Thư quản lý gửi cho BGĐ khách hàng. Việc lập thư quản lý trong trường hợp KTV phát hiện nhiều vấn đề tồn tại ở doanh nghiệp mà cần phải khắc phục. Thông thường, Thư quản lý chỉ được lập đối với những cuộc kiểm toán có phí kiểm toán tương đối lớn, còn đối với những cuộc kiểm toán có phí kiểm toán thấp thì Công ty ít khi lập. Phát hành Báo cáo kiểm toán là công việc cuối cùng đánh dấu cuộc kiểm toán hoàn tất. Ý kiến kiểm toán trên BCKT đối với cuộc kiểm toán BCTC của Công ty XYX cho năm tài chính 2005. Trích Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty XYX. BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2005 CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH XYX. Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty Liên doanh XYX. Chúng tôi đã tiến hành cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các hướng dẫn thực hành Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong BCTC. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quy định trọng yếu của BGĐ trong quá trình lập BCTC này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không. Chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để đạt được các thông tin và sự giải trình mà chúng tôi thấy cần thiết, qua đó cung cấp các bằng chứng xác thực cho chúng tôi để có được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có các sai sót trọng yếu. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đã đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên BCTC. Chúng tôi tin rằng, công việc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi. * Hạn chế kiểm toán. Theo ý kiến chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu và ngoại trừ các giới hạn kiểm toán nêu trên, BCTC của Công ty Liên doanh XYX cho năm tài chính 2005:. a) Đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài sản, công nợ và nguồn vốn. chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2005 cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty; và. b) Phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân viên khi vào mùa vụ kiểm toán, Công ty cũng cần tuyển thêm nhân viên mới và tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng những người chưa có kinh nghiệm để khi thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng được đảm bảo, tăng uy tín của Công ty. Để tạo được uy tín và thương hiệu riêng cho mình, mỗi công ty kiểm toán đều phải tự mình đề ra chiến lược về nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó nâng cao chất lượng KTV và hoàn thiện chương trình kiểm toán và soát xét chất lượng dịch vụ cung cấp là những nhiệm vụ trọng tâm.