Câu hỏi ôn tập môn Tố tụng Dân sự phục vụ kỳ thi Đại học Quốc gia Hà Nội

MỤC LỤC

TÌNH HUỐNG

    Để có căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, trước khi khởi kiện B, C ra Tòa án huyện Từ Liêm giải quyết A đã nhờ D (bạn của A) là Thẩm phán của Tòa án huyện Từ Liêm tiến hành thu thập chứng cứ giúp. Hỏi việc thu thập chứng cứ của D trong trường hợp này có phải là hoạt động tố tụng dân sự không? Tại sao?. TL: Việc thu thập chứng cứ của D trong trường hợp này không phải là hoạt động tố tụng dân sự - Căn cứ pháp lý: Điều 198 BLTTDS 2015. - Theo đó Thẩm phán có nhiệm vụ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật này. Việc thu thập chứng cứ được tiến hành ở giai đoạn thụ lý vụ án. - Như vậy D thu thập chứng cứ khi A chưa khởi kiện vụ án nên việc thu thập của D chỉ là sự giúp đỡ thu thập hộ A để A có căn cứ khởi kiện vụ án. B đã dùng số tiền này cho C vay với lãi suất cao hơn. Đến hạn phải trả nợ, C không có tiền trả B vì vậy B cũng không có tiền trả A. Sau nhiều lần đòi nợ B không được, A đã khởi kiện B ra Tòa án yêu cầu trả nợ. Hỏi trong vụ án này Tòa án có phải triệu tập C đến tham gia tố tụng không? Tại sao? Hãy xác định tư cách tố tụng của các đương sự trong vụ án?. Vì lý do đó nên C phải được yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ bên bị đơn. Do không có điều kiện tham gia tố tụng nên A, B đã ủy quyền cho C đại diện cho mình tham gia tố tụng. Hỏi trong một vụ án các đương sự có thể ủy quyền cho nhau tham gia tố tụng được không? Tại sao?. - Theo đó: Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:. a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;. Ông B trước đây là Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh H (là Toà án đang thụ lý giải quyết vụ án này). Hỏi Toà án nhân dân tỉnh H có chấp nhận cho ông B làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty X hay không?. TL: Toà án nhân dân tỉnh H được chấp nhận cho ông B làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty X. Vì không có căn cứ pháp luật nào không cho phép người từng làm thẩm phán trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Ông S là Kiểm sát viên huyện T được ông B uỷ quyền đại diện cho mình tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp về thừa kế tại Toà án nhân dân huyện T. Hỏi việc ông S làm người đại diện theo uỷ quyền của ông B trong vụ án này có trái với quy định của pháp luật hay không?. TL: việc ông S làm người đại diện theo uỷ quyền của ông B trong vụ án này là trái với quy định của pháp luật. Theo đó cần phải thay đổi Kiểm sát viên trong trường hợp họ đồng thời làm người đại diện của đương sự. Ngân hàng BIDV khởi kiện bà Trần Lệ Xuân yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa chi nhánh Đông Anh, Hà Nội của Ngân hàng BIDV với bà Xuân, mục đích cho vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của bà Xuân. Ngân hàng còn yêu cầu: trường hợp bà Xuân không trả nợ, ngân hàng đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bà Xuân tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trên đất có anh Hạnh, chị Phúc là con trai, con dâu của bà Xuân đang sinh sống. a) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và các đương sự trong vụ án. b) Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Biết Ngân hàng BIDV có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bà Xuân cư trú ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại Điều 8 của Hợp đồng tín dụng, 2 bên thỏa thuận Tòa án giải quyết nếu có tranh chấp là Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội. a) Quan hệ xã hội pháp luật tranh chấp:. - Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. - Tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản Các đương sự trong vụ án. - Nguyên đơn: ngân hàng BIDV - Bị đơn: bà Trần Lệ Xuân. - Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: anh Hạnh, chị Phúc là con trai, con dâu của bà Xuân. b) Vì đối tượng tranh chấp là hợp đồng tín dụng nên nếu hai bên có thỏa thuận giải quyết tại tòa án huyện Đông Anh, Hà Nội thì tòa án này sẽ có thẩm quyền giải quyết. Tổng Công ty Bảo hiểm A là nhà bảo hiểm hàng hóa cho các lô hàng gạo đóng bao của Công ty D. Trong quá trình vận chuyển, dỡ hàng và giao hàng, một số bao gạo đã hư hỏng, bị rách vỡ, rơi vãi, không thu hồi được dẫn đến hàng hóa giao bị thiếu. Tổng Công ty bảo hiểm A phải thanh toán cho Công ty D số tiền bảo hiểm. a) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và các đương sự trong vụ án. b) Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tổng Công ty Bảo hiểm A và Công ty B đã tự hòa giải thỏa thuận bồi thường với nhau xong 04 lô hàng theo 4 hợp đồng vận chuyển từ số 01 đến 04. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tổng Công ty Bảo hiểm A thay đổi và rút một phần yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường tổn thất số lượng 60,75 tấn gạo của lô hàng gạo được vận chuyển theo Hợp đồng vận chuyển số 05 với số tiền 679 triệu đồng. Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào?.  Quan hệ pháp luật tranh chấp: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại. - Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công ty D. - Trong quá trình giải quyết vụ việc đương sự có quyền thay đổi chấm dứt yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Và tòa án chỉ giải quyết những yêu cầu của đương sự và giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu. Như vậy hội đồng xét xử sẽ vẫn tiếp tục giải quyết vụ án theo yêu của của đương sự về hợp đồng số 05 và đình chỉ xét xử đối với yêu cầu đã rút. Tổng Công ty Bảo hiểm A là nhà bảo hiểm hàng hóa cho các lô hàng gạo đóng bao của Công ty D. Công ty B đã mua bảo hiểm cho các tàu này tại Tổng Công ty bảo hiểm C. Trong quá trình vận chuyển, dỡ hàng và giao hàng, một số bao gạo đã hư hỏng, bị rách vỡ, rơi vãi, không thu hồi được dẫn đến hàng hóa giao bị thiếu. Tổng Công ty bảo hiểm A phải thanh toán cho Công ty D số tiền bảo hiểm. a) Xác định các đương sự trong vụ án. b) Tại phiên tòa sơ thẩm, Tổng Công ty A có Đơn xin rút yêu cầu bồi thường đối với 4 hợp đồng vận chuyển từ số 01 đến số 04, chỉ giữ lại yêu cầu bồi thường theo hợp đồng vận chuyển số 05, còn Công ty B có đơn đề nghị Tòa án áp dụng thời hiệu để giải quyết tranh chấp đối với Hợp đồng vận chuyển số 05 vì hợp đồng này đến nay hết thời hiệu khởi kiện. Hội đồng xét xử xác định thời hiệu khởi kiện đã hết. Hỏi Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào đối với các đơn đề nghị này của Tổng Công ty A và Công ty B?. - Tòa sẽ giải quyết đơn đề nghị của công ty A theo câu 27. Trường hợp công ty muốn tòa án giải quyết thì có thể nộp đơn khởi kiện lại khi có đủ các điều kiện khởi kiện. Tổng Công ty Bảo hiểm A là nhà bảo hiểm hàng hóa cho các lô hàng gạo đóng bao của Công ty D. Công ty D đã ký kết hợp đồng vận chuyển với Công ty B với nội dung Công ty D thuê Công ty B vận chuyển 01 lô hàng là gạo từ cảng thành phố Hồ Chí Minh đến cảng của Philippines trên tàu X thuộc quyền sở hữu, quản lý, khai thác của Công ty B. Trong quá trình vận chuyển, dỡ hàng và giao hàng, một số bao gạo đã hư hỏng, bị rách vỡ, rơi vãi, không thu hồi được dẫn đến hàng hóa giao bị thiếu. Tổng Công ty bảo hiểm A phải thanh toán cho Công ty D số tiền bảo hiểm. Ngày 02/8/2017, Tổng Công ty Bảo hiểm A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại hàng hóa của lô hàng gạo theo hợp đồng vận chuyển nói trên theo mức giá 522,5 USD/tấn, tương ứng với số tiền 679 triệu đồng. Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A. Công ty B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. a) Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của Tổng Công ty Bảo hiểm A thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Công ty B phải bồi thường thiệt hại theo mức giá 475 USD/tấn, tức là buộc Công ty B phải bồi thường cho Tổng Công ty A số tiền 618 triệu đồng. Hỏi Hội đồng xét xử phúc thẩm giải quyết như thế nào?. - Theo đó bị đơn có quyền yêu cầu phản tố và được hội đồng xét xử chấp nhận việc phản tố của bị đơn. b) Công ty D được Tòa án xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.