MỤC LỤC
Trong bối cảnh nhằm tăng cường hệ thống y tế các nước đang phát triển, năm 2008, Willis - Shattuck cùng cộng sự, đã tiến hành nghiên cứu tại 11 nước Châu Phi và 6 nước Châu Á trong đó có Việt Nam, cho thấy 7 nhóm yếu tố chính giúp tăng cường và duy trì nguồn nhân lực y tể, đó là: Thu nhập (tiền lương hoặc. phụ cấp); Phát triển nghề nghiệp (liên quan đến phát triển chuyên môn hoặc được thăng tiến); Cơ hội học tập; Môi trường làm việc (cơ sở hạ tầng BV); Đáp ứng đủ các trang thiết bị, phương tiện dụng cụ cho công việc; Mối quan hệ với lãnh đạo, quản lý; Sự công nhận, đánh giá đúng vai trò của họ từ phía quản lý, đồng nghiệp [50]. Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 của Lê Thanh Nhuận, kết quả cho thấy có sự thiếu hụt bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực tại tuyến y tế cơ sở huyện Bình Xuyên; BVĐK thiếu 24,5%-35,4%, các trạm y tế xã, thị trấn thiếu 12,8% số biên chế theo quy định [29], việc thiếu hụt cán bộ y tế đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khám chữa bệnh [40], thiếu và mất cân đối nhân lực do các yếu tố như quá tải công việc, yêu cầu sử dụng máy móc cao cũng là nguyên nhân chính đưa đến tình trạng thiếu nhân lực tại bệnh viện [35].
Đẻ thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ NLYT đủ về số lượng, cơ cấu và phân bố cân đối, trong năm 2011 ngành y tế đã ban hành các chính sách về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho cán bộ trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế công lập và các cán bộ phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa khó thu hút cũng như chính sách quy định một sổ chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức viên chức trong các cơ sở y tế công lập. Quy hoạch phát triển NLYT 2012-2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt trong năm 2012 (quyết định 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012), trong đú nờu rừ cỏc nhúm giải phỏp để thực hiện chiến lược, bao gồm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhấn mạnh tới chính sách tuyển dụng và chế độ phụ cấp để thu hút duy trì NLYT; nhóm giải pháp về đào tạo nhân lực nhấn mạnh việc phát triển các cơ sở đào tạo và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; và nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và tài chính [37],.
- Cán bộ tham gia công tác tổ chức của phòng Tổ chức cán bộ, phòng Hành chính tổ chức tại các bệnh viện tuyến tỉnh của tỉnh Long An. BS đại diện từ khoa lâm sàng, cận lâm sàng hoặc phòng chức năng với các mức thâm niên công tác khác nhau: từ 1-3 năm, từ 3-5 năm, hoặc trên 5 năm.
Mỗi đối tượng đã trả lời các câu hỏi bằng hình thức tự điền vào phiếu điều tra, sau một khoảng thời gian nghiên cứu viên xin thu phiếu lại, kiểm tra những thông tin ghi trên phiếu có hợp lệ và đầy đủ không. Nguồn số liệu này do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn và gỡ băng, nghiên cứu viên gặp trực tiếp đại diện lãnh đạo, trưởng phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện đã chọn chủ đích trong nghiên cứu trình bày lý do nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và xin phép được phỏng vấn sâu, trước khi vào nội dung phỏng vấn nghiên cứu viên đọc trang thông tin giới thiệu nghiên cứu, khi cán bộ đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn sâu.
Dùng phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu đế phỏng vấn lãnh đạo phụ trách tổ chức tại bệnh viện, trưởng phòng và nhân viên phòng Tổ chức cán bộ, đại diện bác sĩ các bệnh viện tuyến tỉnh. Địa điểm tùy theo sự lựa chọn của người tham gia nghiên cứu (phòng giao ban khoa, phòng họp hoặc phòng trực,..), đó là những nơi yên tĩnh, chỉ có nghiên cứu viên và những người tham gia nghiên cứu.
Để khai thác hết thông tin và thu nhận những thông tin chính xác của đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu viên đã đưa ra kế hoạch, phương pháp nghiên cứu, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận với ban giám đốc bệnh viện để đạt được sự đồng thuận về chủ đề nghiờn cứu, điều này đó được ghi rừ ràng trong trang thụng tin nghiên cứu và giấy đồng ý tham gia trả lời nghiên cứu nhằm tạo sự thoải mái cho đối tượng nghiên cứu. “Mình đào tạo hàng năm rồi có tổ chức các cuộc thi tay nghề hoặc qua công việc hàng ngày cũng đánh giá được chất lượng học tập của các em ” (PV lãnh đạo_A2). Đánh giá việc thực hiện công việc và duy trì nhân lực. Trong hoạt động này của các bệnh viện thường bao gồm các nội dung như:. môi trường làm việc, quy trình và các tiêu chí trong đánh giá hiệu quả, năng lực công tác của nhân viên, các hình thức thi đua khen thưởng được thực hiện và chiến lược phát triển trong thời gian tới. Môi trường làm việc. Lĩnh vực này bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, quan hệ công việc, đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Ba bệnh viện bao gồm BVĐK tỉnh, BV YHCT và BVĐK KV Cần Giuộc đã chuyển sang hoạt động trên cơ sở mới khang trang, được đầu tư trang thiết bị khá đầy đủ và đạt các tiêu chuẩn đơn vị văn hóa theo quy. BVĐK K.V Hậu Nghĩa đang xây dựng mới. Còn lại BVĐK KV Mộc Hóa và BV Lao BP cơ sở đã cũ, xuống cấp cần đầu tư xây dựng sửa chữa. Cán bộ lãnh đạo bệnh viện đều cho rằng nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, họ được tôn trọng, tin cậy và đối xử công bàng. “Tôi nói là cuối cùng tmi trung thời điểm bây giờ là kinh tế, cải đòn bẩy giúp người ta ở lại với mình, thứ hai nữa là chế độ đối xử, đối xử phải công bằng thân thiện, thứ ba là đoàn kết, thứ tư nữa là làm sao phải được đào tạo, cho người ta đi họCỴỸN lãnh đạo_A2).
Các ý kiến trả lời PVS rằng bệnh viện làm tốt công tác định hướng đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nhân viên thông qua việc rà soát yêu cầu phát triền chuyên môn hiện tại và hướng tới của bệnh viện, làm tốt công tác quy hoạch dự nguồn trên cơ sở biến động nhân lực của bệnh viện hàng năm, các ý kiến trả lời của BS đại diện 06 bệnh viện cho thấy nhu cầu đào tạo còn rất cao, đặc biệt là ở nhóm đối tượng trẻ 30 tuổi trở xuống, vấn đề đào tạo thật sự là mối quan tâm của tất cả lãnh đạo bệnh viện để chuẩn bị dự nguồn thay thế cho cán bộ về hưu bởi vì độ tuổi cán bộ trên 50 của cả 06 bệnh viện khá cao từ 9% đến 28%. Riêng BV Lao và BP không thực hiện được thi đua hằng tháng vì không có nguồn thu để khen thưởng cho nhân viên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy tại 05 bệnh viện công tác thi đua khen thưởng có thực hiện nhưng giá trị khen thưởng không cao chỉ mang tính động viên là chính, việc đánh giá phân loại còn mang hình thức chung chung chưa thật sự thuyết phục do vậy phần lớn BS được phỏng vấn không đánh giá cao về lĩnh vực này, đa số cho ràng thu nhập hiện tại ở mức trung bình và thấp, có sự chênh lệch giữa các khoa phòng và bộ phận, bộ phận chuyên môn thu nhập luôn cao hơn thu nhập của khối hành chánh.
Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNLYT của bệnh viện tỉnh Long An với số lượng 23 cán bộ hiện tại không đáp ứng về số lượng và chuẩn về chất lượng cũng không đạt, họ được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau và đa số không liên quan đến QLNL, điều này cho thấy chuyên ngành về quản lý NLYT còn rất hạn hẹp và cơ sở đào tạo chuyên về Quản lý bệnh viện đặc biệt là QLNLYT trên cả nước còn rất ít. Mặt khác công tác QLNLYT chưa được các cấp lãnh đạo bệnh viện nhìn nhận và quan tâm đúng mực và chưa coi trọng vai trò của bộ phận QLNL, chưa thấy hết sự cần thiết của bộ phận nhân sự cho toàn bệnh viện và những hoạt động khó khăn phức tạp của công tác QLNLYT với qui mô từng bệnh viện, vấn đề này nếu không có giải pháp phù hợp thì khả năng dẫn đến khủng hoảng về cán bộ QLNLYT không những hiện tại mà kéo dài trong những năm tiếp theo.
Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhân lực tại bệnh viện.
Một số khó khăn: khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý NLYT mà các bệnh viện gặp phải là thiếu nhân lực, không tuyển được người có trình độ, nhân lực hiện tại chưa qua trường lớp đào tạo một cách bài bản về quản lý nhân lực. Cụ thể ở tất cả bệnh viện tuyến tỉnh đều thiếu cán bộ chuyên trách, không có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý NLYT, cán bộ của phòng tổ chức được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau hoặc được điều động đến từ những khoa phòng khác nên xảy ra hiện tượng chuyên môn bị chồng chéo.
Sử dụng như thế nào trong các công việc (tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc)? Có hiệu quả không? Tại sao?. - Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu hút NLYT của bệnh viện là gì? Tại sao? Cán bộ phòng TCCB thực hiện các công việc thu hút và tuyển dụng nhân lực hiệu quả không? Như thế nào? Tại sao? Có khuyến nghị gì để nâng cao hiệu quả công tác thu hút, tuyển dụng cán bộ không? Như thế nào?. về đào tạo phát triển. - BV có kế hoạch định hướng đào tạo nâng cao trình độ cho BS và cho nhân viên của bệnh viện không? Thực hiện như thế nào? Có thực hiện theo kế hoạch không? Có được hỗ trợ gì không? Tại sao?. - Anh/chỊ có được tham gia những chương trình đào tạo nào không? Như thế nào? Tại sao?. - Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn, huấn luyện bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên như thế nào? Có đáp ứng nhu cầu đào tạo của BS không? Tại sao?. - Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực cán bộ của bệnh viện là gì? Tại sao? Cán bộ phòng TCCB thực hiện các công việc này có hiệu quả không? Như thế nào? Tại sao? Có khuyến nghị gì để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực cán bộ không?. Như thế nào?. ai thực hiện, ai điều phối, ai chịu trách nhiệm)?. Những yếu tố tác động khiến cho việc thực hiện công tác QLNL không được như mong muốn (CB không gắn bó, thiếu người có trình độ, thiếu công cụ đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, khó khăn tuyển người có trình độ, thiếu kinh phí, không hài lòng, cạnh tranh của các cơ quan tư nhân và tuyến trên, không có kế hoạch chiến lược, năng lực phòng TCCB hạn chế).