MỤC LỤC
Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có hai chức năng: Chức năng phân phối của cải dưới hình thức giá trị (gọi tắt là chức năng phân phối) và chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với quá trình phân phối (gọi tắt là chức năng giám đốc). - Chức năng phân phối của tài chính là một chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu những lợi ích khác nhau của xã hội. Phân phối của tài chính mang những đặc điểm sau:. +) Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị. +) Phân phối của tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. +) Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Trong đó phân phối lại có phạm vi rộng lớn và mang tính chất chủ yếu. - Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. Chức năng giám đốc có các đặc điểm sau:. +) Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền nhưng nó không đồng nhất với mọi loại giám đốc bằng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính. được thực hiện đối với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhưng không phải với tất cả các chức năng của tiền tệ mà chủ yếu với các chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền mà thôi. +) Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Trong thực tiễn công tác giám đốc - kiểm tra tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hoạt động phân phối, mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể thực hiện sau khi hành động phân phối đã kết thúc.
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó. Là các khâu tài chính độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và có vai trò đặc điểm không giống nhau, nhưng các khâu tài chính kể trên lại có những sự giống nhau căn bản, đó là cùng bản chất, chức năng và có mối liên hệ hữu cơ, ràng buộc với nhau trong quá trình vận động của các nguồn tài chính, trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi lĩnh vực, mỗi chủ thể do đó chúng lại không thể tách rời nhau và cùng hợp thành hệ thống tài chính thống nhất ở mỗi quốc gia.
- NSNN đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập… tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp GD. - Thông qua định mức chi hàng năm cho GDPT đã góp phần định hướng, sắp xếp cơ cấu mạng lưới trường lớp nhằm phát huy tiềm lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất của mỗi trường và toàn hệ thống tạo ra chất lượng cao và hiệu quả lớn của hệ thống GDPT.
Vì vậy cần khai thác mọi khả năng tiềm tàng có thể khai thác được trong xã hội, ở từng vùng, từng cộng đồng, ở các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và gia đình, cá nhân để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực GD ở các trường. Hơn thế nữa, các trường phải đẩy mạnh công cuộc vận động xã hội hoá sự nghiệp GD lên một bước mới, phát huy sức mạnh của phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời phải cố gắng nổ lực để Nhà nước tăng dần tỷ trọng chi NSNN và nguồn vốn khai thác được ngoài NSNN, cùng với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thì chúng ta.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ. Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo tiền đề phát triển các giai đoạn tiếp theo. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến đầu tư vào tỉnh Bắc Giang nâng tổng số vốn đến năm 2005 là 44 triệu USD. Tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao. +) Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Bắc Giang có thế mạnh về sản xuất phân bón hoá chất, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế tạo cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ,. Toàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp và 9 cụm công nghiệp tập trung, ngoài ra đã quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác đến năm 2020, nâng tổng diện tích sử dụng cho công nghiệp trên 2.000 ha. Sản lượng lương thực đạt 550 ngàn tấn/năm; đã hình thành vườn cây ăn quả tập trung lớn nhất Miền Bắc gồm: vải thiều, dứa, nhãn, hồng, na,… với diện tích đạt 3,5 vạn ha. Bắc Giang có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, vừng, thuốc lá,. +) Về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: lợi thế vị trí và giao thông giúp cho Bắc Giang có điều kiện giao lưu mở rộng và buôn bán với các vùng lân cận trong nước và nước ngoài. Sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã đạt kết quả quan trọng về quy mô trường, lớp và số học sinh các cấp học; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất kỹ thuật trường học; công tác XHH GD; chất lượng giáo dục đặc biệt là GDPT.
Công tác xây dựng CSVC trường học, kiên cố hoá trường lớp được quan tâm, chỉ đạo, tăng cường: Công tác xây dựng trường chuẩn được tập trung chỉ đạo có những kết quả mới số trường đạt chuẩn đã tăng lên nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn đầu tư cho GDPT hàng năm chiếm khoảng 15% tổng chi NSNN tỉnh, thể hiện tầm coi trọng của tỉnh Bắc Giang trong việc đầu tư cho GDPT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà và xu hướng hội nhập của đất nước.
Phối hợp với các ngành có liên quan và các huyện chỉ đạo và đôn đốc thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học theo quyết định 159/2002/TTg ngày 15/11/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ. Hoàn thành dự án phát triển giáo dục THPT (ADB) cho 3 trường THPT (Bố Lạc, Lục Nam,, Cấp 2-3 Tân Sơn), Triển khai dự án xây dựng phòng học bộ môn cho trường THCS Ngô Sỹ Liên trong khuôn khổ dự án ADB THCS pha II.
Ngân sách nhà nước cấp chủ yếu để chi trả chế độ tiền lương, phụ cấp, ngoài ra cũng đảm bảo một phần chi phí các hoạt động của nhà trường. Nhận thấy cơ cấu chi thanh toán cá nhân giảm xuống còn 84,8% và tăng các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, chi khác tăng lên đã nâng cao chất lượng dạy và học phần nào tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy và học.
Đối với các trường phổ thông chi hoạt động chuyên môn phần lớn là chi mua sắm thiết bị chuyên dùng không phải là tài sản cố định, mua sách giáo khoa, chi cho việc tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, chi tham gia các hội thi hội khoẻ Phù Đổng …Ngoài ra còn chi các chế độ công tác phí, hội họp, văn phòng phẩm, điện nước cho cán bộ giáo viên của nhà trường, sách báo tài liệu tham khảo…. Việc đưa các hoạt động phong phú với các sân chơi bổ ích, các hình thức câu lạc bộ phòng chống ma tuý…vào trường học là nhằm mục đích giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, rèn luyện nhân cách cho các em, làm lành mạnh môi trường, đẩy lùi nạn ma tuý trong học sinh.
Toàn ngành đã coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách trong nhà trường, giáo dục sâu sắc mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Cần phải có sự tìm hiểu thực tế tại cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên cho từng công trình, tránh tình trạng đầu tư dàn trải không theo đúng trọng tâm và xem xét kỹ lưỡng yếu tố giá cả thị trường trong từng giai đoạn thi công tránh lãng phí trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa.
Theo thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV của liên bộ tài chính- Bộ GD&ĐT - Bộ Nội Vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở GD đào tạo công lập hoạt động có thu thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. *)Các loại phí lệ phí hiện hành theo quy định:. - Thu học phí của người học thuộc các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy trong phạm vi mức thu do Nhà nước quy định. Học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ giáo dục quốc dân là các khoản đóng góp của các hộ gia đình, bản thân học sinh để cùng với nhà nước đảm bảo các hoạt động giáo dục và đào tạo. - Thu từ phí dịch vụ đào tạo mức thu do thủ trưởng đơn vị quyết định phù hợp khả năng của người hưởng dịch vụ. - Thu phí lệ phí tuyển sinh theo quy định của pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. *)Các khoản gắn với hoạt động của đơn vị. - Thu từ dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước. - Thu từ hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng của trường,… từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. - Thu từ hợp đồng khoa học và công nghệ đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Thu do giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ từ bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị. - Các khoản thu hợp pháp khác được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước. Mức thu đối với các khoản thu trên do thủ trưởng đơn vị thoả thuận theo hợp đồng với bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo bù đắp chi phí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ. *)Thu đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩm quyền. *) Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung, tỷ lệ trích do thủ trưởng đơn vị quyết định. *) Các khoản khác theo quy định như tiền lãi ngân hàng, các khoản từ cung ứng dịch vụ…. Là khoản tiền đóng góp của thí sinh (hoặc gia đình thí sinh) tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo luật định phải tổ chức thi tuyển, để đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến công tác tuyển sinh của các cơ quan đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân).
Sáu là, hầu hết các trường PTTH của tỉnh đã được trao quyền tự chủ về tài chính nhưng thực chất chưa thực hiện cơ chế này, chưa đơn vị nào thực hiện việc tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên từ nguồn khai thác thêm và sử dụng tiết kiệm được, điều này chứng tỏ năng lực khai thác các hoạt động để tăng nguồn tài chính của các hiệu trưởng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhấ là chủ trương chưa được triển khai bằng các cơ chế thực sự để các đơn vị thực hiện, vẫn khống chế bởi nhiều chế độ khác. Tóm lại, toàn bộ những tồn tại về tình hình huy động quản lý và sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho GDPT tỉnh Bắc Giang thời gian qua cần phải khắc phục để khai thác và huy động tốt hơn các nguồn tài chính, đồng thời quản lý và sử dụng nó có hiệu quả, đảm bảo cung cấp nguồn tài chính cho GDPT tỉnh Bắc Giang không ngừng được mở rộng và đạt chất lượng cao.
Tám là, điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, đời sống nhân dân lao động trong tỉnh tuy có được cải thiện nhưng nhìn chung còn khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao nên việc huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học còn nhiều hạn chế. - Xã hội hoá GD: Phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tranh thủ vốn viện trợ, vốn vay và mở rộng quan hệ quốc tế trong việc xây dựng cơ sở GD&ĐT, đào tạo nguồn nhân lực.
Vì vậy củng cố và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính tại các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo cần chú trọng đến việc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nói chung, công tác kế toán nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán ở các cơ sở. Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư cho phát triển giáo dục, có thể thực hiện liên kết với các trường bạn, tranh thủ các nguồn tài trợ của dự án GD THPT của bộ GD&ĐT theo chương trình dự án ADB, phấn đấu đưa số trường được hưởng dự án từ 3 trường hiện nay đến 5 trường vào năm 2010.
Đẩy mạnh xã hội hoá GD là làm cho nhân dân hiểu được vai trò vị trí của GD&ĐT đối với cá nhân, gia đình và xã hội; phát động được các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước cùng nêu cao trách nhiệm đóng góp sức người sức của vào sự nghiệp chấn hưng GD, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho thế hệ trẻ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Một lần nữa, em xin trân thành cảm ơn thầy giáo - TS Phạm Văn Khoan cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Quản Lý Tài Chính Công, khoa Quản Lý Tài Chính Công Học Viện Tài Chính và các cán bộ trong bộ phòng Hành Chính Sự Nghiệp -Sở Tài Chính tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.