MỤC LỤC
Đề tài đóng góp thêm bằng chứng từ nghiên cứu thực tiễn một góc nhìn khác trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bằng mô hình ước lượng GMM thông qua phương pháp ước lượng 2 giai đoạn 2SLS so sánh với các phương pháp ước lượng tĩnh truyền thống OLS, REM, FEM. Thứ nhất: dựa trên cơ sở các lý thuyết nền tảng để xác định mức độ tác động của RRTK được đo lường bằng các phương pháp khác nhau và các nhân tố nội bộ riêng của ngân hàng cũng như các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thứ hai: dựa trên mô hình ước lượng tổng quát SGMM và so sánh với các mô hình khác nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của RRTK đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, chương 2 cũng sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về khả năng sinh lời của ngân hàng, từ đó so sánh những điểm khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước.
Một số nghiên cứu khác tiếp cận sử dụng các tỷ lệ dựa trên các báo cáo tài chính như tỷ lệ tài sản thanh khoản/Tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn nhằm phân tích chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng từ đó kết luận rằng nếu ngân hàng nắm giữ những tài sản thanh khoản có chất lượng càng lớn thì sẽ có cấu trúc thanh khoản cao từ đó RRTK giảm xuống và ngược lại. Rủi ro thanh khoản chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, … Arif và Nauman Anees, 2012 cho rằng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đa phần các tài sản sẽ được tài trợ bởi các khoản tiền gửi vãng lai mà nó có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào do đó tạo ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Osborne và cộng sự, 2012, ở thời kỳ khủng hoảng, rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lời của các ngân hàng có mối hệ cùng chiều, hay thực tế, vào thời điểm đó, để cải thiện khả năng sinh lời buộc các ngân hàng phải cố gắng gia tăng thanh khoản. Pruteanu-Podpiera, Weill và Schobert (2016) là tác giả của lý thuyết này, họ lập luận rằng ngành ngân hàng có một số đặc thù so với các ngành khác bởi có sự tồn tại của thông tin bất cân xứng trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Nghiên cứu đã kiểm nghiệm mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng thông thường ở Pakistan bằng phương pháp hồi quy và phân tích tương quan giữa từng biến độc lập đại diện cho rủi ro thanh khoản là tỷ lệ tiền gửi/ tiền vay (LTD) và tỷ lệ tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn (CR) tác động và có tác động như thế nào đến khả năng sinh lời ngân hàng, đại diện là ROA và ROE. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố đại diện cho rủi ro thanh khoản, được đo lường bằng 3 phương pháp tính khác nhau (LOTD, FGAP và LITL) và các yếu tố mang những nét riêng nhất của ngân hàng (quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tái sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tiền gửi trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi, chi phí hoạt động) và yếu tố tập trung ngành CR3 và các yếu tố vĩ mô (tỷ lệ lạm phát (INF) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), cung tiền (M2)).
Shen và cộng sự, 2018 cho rằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng dư nợ tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời bởi vì thông thường các ngân hàng thương mại có năng lực tốt về việc kiểm soát trạng thái thanh khoản và nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng vì vậy, khả năng sinh lời cao hơn và ngược lại (Lee và Hsieh,2013; Shen và cộng sự, 2009) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng có thể được kỳ vọng là có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời, ví dụ trong trường hợp chi phí chi trả cao cho nguồn nhân lực trình độ có thể giúp nâng cao năng suất lao động (Molyneux và Thornton, 1992), có nghĩa là việc trả lương cao cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ nhân lực có trình độ cao có thể giúp họ có thêm động lực làm việc được hiệu quả hơn, giúp ngân hàng thương mại có thể gia tăng lợi nhuận. Francis (2013) đưa ra kết luận trong danh mục tài sản của ngân hàng, cho vay là hoạt động nằm trong danh mục tài sản có tính thanh khoản thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động cho vay lại cao hơn các tài sản an toàn khác, vì vậy khoản chênh lệch giữa cho vay và huy động càng tăng sẽ làm gia tăng thêm khả năng sinh lời của ngân hàng từ đó cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa FGAP đến ROA.
Trên cơ sở lý thuyết và kết luận của các nghiên cứu trước, luận văn đưa ra giả thuyết Tài sản thanh khoản/Tổng dư nợ (LITL) có tác động ngược chiều với KNSL. Bảng 3.4.1 Tổng hợp các biến đưa vào mô hình nghiên cứu. hiệu Tên Biến Đo lường Tác giả nghiên cứu trước. dấu Biến phụ thuộc. ROA Khả năng. Rủi ro thanh khoản. Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi)/TTS. Sys – GMM (SGMM) và Dif – GMM (DGMM) được thiết kế dựa trên các giả định về tiến trình tạo ra dữ liệu: là tiến trình động với biến phụ thuộc chịu tác động của nó trong quá khứ; một vài biến bị nội sinh; bị nhiễu đặc dị (Idiosyncratic Disturbances) có thể có mô hình đặc trưng cá nhân của phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity) và tự tương quan (Serial Correlation); nhiễu đặc dịkhông tương quan với các cá thể ( Individuals); bảng là T nhỏ, N lớn.
Từ các phân tích và kiểm định trên cho thấy mô hình FEM và REM là không phù hợp bởi vi phạm các giả định hồi quy như có hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi của các biến phụ thuộc, vì vậy làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các tham số trong mô hình, cho nên để khắc phục hiện tượng trên, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS nhằm khắc phục được các nhược điểm của mô hình FEM và REM. Mặc dù, mô hình hồi quy FGLS đã giải quyết được các vấn đề khuyết tật về phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan của mô hình hồi quy bằng phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), nhưng khi chúng ta sử dụng thêm biến trễ của biến phụ thuộc (L.ROA) để trở thành một biến độc lập trong ước lượng dữ liệu bảng khi đó các sai số chuẩn sẽ tăng lên và nó dẫn đến một sự sai lệch trong ước lượng hệ số biến trễ của biến phụ thuộc (Nickell, 1981). Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM đối với mô hình sử dụng biến LOTD đại diện cho rủi ro thanh khoản cho ra kết quả tác động dương đến KNSL của các NHTM tại Việt Nam tại mức ý nghĩa 5% và chiều hướng tác động này là đúng như kỳ vọng của tác giả cũng như giống với các kết luận của những nghiên cứu trước như nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự, 2005 hay bài nghiên cứu của Shen và cộng sự, 2009.
Dựa vào bộ dữ liệu nghiên cứu và hình ảnh mô phỏng trên cho thấy, đặc trưng của các biến kinh tế luôn luôn có độ trễ, cụ thể là biến tỷ lệ LOTD và ROA, sau cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008- 2010 thì việc huy động và cho vay cũng dần khó khăn hơn sau giai đoạn khủng hoảng, vì vậy các chỉ số LOTD giảm dần từ năm 2010 đến năm 2014 làm cho khả năng sinh lời cũng giảm tương tự. Ngân hàng cần chú trọng và quan tâm đặc biệt đển hoạt động kiểm soát chỉ tiêu FGAP: việc tính toán được FGAP sẽ giúp ngân hàng xác định được mức tăng giảm của lượng tiền gửi trung bình để đánh giá mức độ huy động nguồn vốn của ngân hàng đang ở mức nào và có thể phát hiện được sự sụt giảm đột ngột của lượng tiền gửi để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.