MỤC LỤC
Nếu coi tín dụng là việc "tin tưởng" đưa cho khách hàng sử dụng giá trị hiện tại với mong muốn nhận được giá trị tương lai trong một thời gian nhất định thì rủi ro tín dụng chính là khả năng mong muốn đó không được đáp ứng hay nói cách khác đó là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch - đúng hạn nhận được đầy đủ gốc và lãi. Nền kinh tế đang trong tình cảnh khó khăn, khả năng các khoản nợ cho vay các doanh nghiệp đó khó có thể thu hồi, giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các doanh nghiệp sẽ không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản bảo đảm không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại…làm cho hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng xuất hiện.
Năm 2008 là thời điểm cao nhất của cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng với hàng loạt những ngân hàng có tên tuổi trên thế giới sụp đổ, phá sản thì với những bước đi vững chắc, thể hiện những chính sách quản trị rủi ro đúng đắn đã đưa tên tuổi của Ngân hàng Công thương Trung Quốc không những trở thành ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là còn là ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận sau thuế cao nhất thế giới năm 2008 với con số kỷ lục 64.879 tỷ Nhân dân tệ (9,4 tỷ USD); và trong nửa đầu năm 2009 tăng 56,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực hiện các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro một cách kiên quyết và triệt để và có ý thức trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các TCTD trên 3 phương diện: phòng ngừa, đo lường và hạn chế rủi ro dựa trên những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện, thực tế tại Việt nam. Có thể nói rằng, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của các TCTD nhưng đi cùng nó là những rủi ro mà có thể gây tổn thất rất nghiêm trọng cho TCTD, không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của TCTD, đến các doanh nghiệp mà còn có tác dụng lan truyền đến mọi hoạt động kinh tế trong xã hội của mỗi một quốc gia.
Trong năm 2010, hoạt động huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất huy động vốn đột ngột đổi chiều tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, có lúc đỉnh điểm lên đến 18%/năm, giá vàng và tỷ giá VND/USD biến động bất thường và theo xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Thêm vào đó, một văn bản đáng chú ý nhất trong những điều chỉnh chính sách năm 2010 của NHNN, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các Ngân hàng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng - đặc biệt là giới đầu tư là thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng có quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động phải nhỏ hơn 80%, đã buộc các Ngân hàng phải tăng giá trị huy động vốn để thực hiện theo quy định. Điều này là do các Ngân hàng đã vượt trần lãi suất huy động 14%, tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất do tình hình thanh khoản không tốt của một số Ngân hàng, lạm phát tăng cao vượt dự kiến, chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, sự mất giá của Việt Nam đồng,… đã gây ra sự náo loạn trên thị trường.
Điều này là hợp lý trong bối cảnh năm 2011 Chính phủ quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và theo Chỉ thị 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày13 tháng 2 năm 2012. Các khoản cho vay trung và dài hạn thường để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư vào tài sản cố định nhưng lãi suất cho vay vào thời điểm cuối năm 2010 và năm 2011 là rất cao, điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho Chi nhánh nhưng nếu xét về mức độ rủi ro cho Chi nhánh là rất lớn khi các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề của Chi nhánh Hà Nội là kết quả của việc thực hiện chính sách đầu tư cho doanh nghiệp của VPBank: hạn chế mở rộng cho vay đối với ngành nghề kém hiệu quả rủi ro cao như: xây dựng và ưu tiên cấp tín dụng cho ngành nghề có hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế xã hội như: thương mại, dịch vụ, chế biến.
Tín dụng trong lĩnh vực xây dựng giảm dần về tỷ trọng trong 3 năm nhưng tăng đáng kể về giá trị tuyệt đối. Năm 2011, chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hóa hơn về lĩnh vực cho vay khi giải ngân nhiều hơn vào các ngành nông lâm nghiệp cũng như kho bãi, vận tải, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn so với năm 2010. Thực trạng rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội.
- Mặc dù Ngân hàng VPBank - Chi nhánh Hà Nội có xây dựng quy trình tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân một cách cụ thể, tuy nhiên tại Chi nhánh việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng còn chưa được thực hiện nghiêm túc, đôi khi vì có mối quan hệ với khách hàng quy trình được thực hiện rút ngắn nhằm giải ngân nhanh chóng hay nhiều khoản tín dụng phê duyệt một cách vội vàng, được chỉ thị từ cấp trên phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của nhân viên tín dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng không được bảo đảm, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng. Việc thẩm định và quyết định cho vay ở chi nhánh chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao, chưa đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án của người vay, đến nay kinh doanh thua lỗ khó có khả năng trả nợ, ngoài ra trong quá trình xét duyệt cho vay, giải ngân…còn có những vi phạm, sai sót. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ.., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi nhanh chóng chóng 2 quý còn lại để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm tới 5,2%.
Chi nhánh phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và VPBank, cố gắng hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất có thể. - Chi nhánh Hà Nội xác định chủ trương giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không có hiệu quả, sẽ tập trung cho vay các đối tượng là công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh. - Đa dạng hoá hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán lẻ, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân có thu nhập khá, ổn định trên địa bàn Hà Nội.
Ví dụ: Các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình; xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng mà Ngân hàng VPBank - Chi nhánh Hà Nội phối hợp quản lý dòng tiền của khách hàng theo thoả thuận; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn,…Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng VPBank - Chi nhánh Hà Nội kịp thời thu nợ đúng hạn. VPBank – Chi nhỏnh Hà Nội cần cú cơ chế thưởng phạt rừ ràng, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các cán bộ, xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng CBTD một cách có hiệu quả, cụ thể: khuyến khích các CBTD tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, các lớp công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công tác tín dụng, đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng, Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội có thể áp dụng một hoặc kết hợp một trong nhiều biện pháp như: tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận; đề nghị doanh nghiệp quản lý chặt chẽ ngân quỹ chi tiêu, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ.