Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà

MỤC LỤC

Phân loại vốn kinh doanh

Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên cùng một thời điểm vốn lưu động thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các giai đoạn vận động của vốn được đan xen và các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại. - Nợ phải trả: Là số vốn doanh nghiệp được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định bao gồm những khoản vốn phát sinh một cách tự động và các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: Nợ tiền vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, nợ phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.

Nguồn hình thành vốn kinh doanh

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các thành phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá, vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, cùng với giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng nằm trong phân mục này trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu chính là: vòng quay toàn bộ vốn; tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn, ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Các nhân tố khách quan

Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm…từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

THỰC TRẠNG HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

    So với mức giá cách đây khoảng 1 năm, giá phiếu hiện hành đã sụt giảm khoảng 50%, một mức giảm giá rất mạnh và khiến các cổ đông của Công ty gánh chịu thiệt hại lớn. Giá cổ phiếu thấp cho thấy nhà đầu tư thiếu niềm tin, đánh giá thấp hiệu quả kinh doanh của Công ty và sẽ gây nhiều khó khăn cho Công ty nếu muốn thực hiện huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu trong tương lai gần. Bên cạnh đó, Công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức thấp, điều này cho thấy Công ty chú trọng ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư để đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu cho quá trình phát triển.

    Báo cáo thực hiện xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và Sơn Hà vinh dự xếp hạng AA, được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định, triển vọng phát triển cao và rủi ro thấp. Phòng kinh doanh đặt mục tiêu doanh số cao nhưng không có sự thông báo điều chỉnh mặc dù kết quả đạt được thấp hơn so với kế hoạch. Đơn cử là việc đầu tư vào bất động sản không phải là thế mạnh của Công ty nhưng chạy theo xu thế, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào một số dự án gây đọng vốn, dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất phải đi vay với lãi suất cao.

    Bốn là: Mặc dù có sự cải thiện về vòng quay nợ phải thu, tuy nhiên, nợ phải thu tiềm ẩn những rủi ro khi có quy mô lớn và có xu hướng gia tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm là: lưu chuyển tiền tệ chưa lành mạnh, có biểu hiện của tăng trưởng quá nóng thiếu bền vững khi phụ thuộc quá nhiều vào vay nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của Công ty giảm mạnh, đặc biệt đáng lo ngại trong bối cảnh hệ số nợ hiện tại đang ở mức cao. Những hạn chế trên đây cùng với những khó khó khăn khách quan của nền kinh tế đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của Công ty sụt giảm mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu giảm sâu và gây thiệt hại lớn cho các cổ đông của Công ty.

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

    • ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
      • CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ
        • NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

          Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, nếu có sự tái cơ cấu mạnh mẽ từ Chính phủ, từ các doanh nghiệp, các tiềm năng về tài nguyên, lao động …được phát huy thì nền kinh tế Việt nam có thể tiến tới ổn định khoảng 2 năm sắp tới rồi tiếp tục tăng trưởng ở mức độ bền vững hơn. Do đó, Công ty vẫn cần có những biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý nợ phải thu thông qua các biện pháp như: xem xét đánh giá lại tiêu chí tín dụng thương mại, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng mua chịu, xác định điều kiện thanh toán phù hợp với từng giai đoạn nhất là giai đoạn hiện nay nền kinh tế gặp khó khăn mà số lượng khách hàng của Công ty rất lớn, trải từ Bắc vào Nam là hơn 500 nhà phân phối và hơn 5.000 đại lý. - Thứ nhất, chủ động lập kế hoạch cân đối các khoản thu chi bằng tiền cho từng tháng, quý, năm trên cơ sở dự toán các khoản thu chi có khả năng phát sinh để từ đó tìm nguồn tài trợ nếu thâm hụt ngân quỹ hoặc có biện pháp đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục đích sinh lợi.

          Công ty cần nghiên cứu và xem xét thêm những phương pháp và cách tính khấu hao hơp lý hơn để nhanh chóng thu hồi giá trị hao mòn tạo điều kiện đổi mới máy móc thiết bị, góp phần sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, quản lý tốt nhiên liệu sử dụng cho máy móc để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Có nhiều phương pháp xác định nhu cầu VLĐ như: phương pháp hồi qui, phương pháp dựa vào các chỉ tiêu đặc trưng của bảng cân đối kế toán…Qua nghiên cứu đặ thù trong hoạt động SXKD của công ty, chúng tôi nhận thấy Công ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ kế hoạch. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là đi xác định tính quy luật về mối quan hệ giữa tài sản lưu động so với doanh thu của các năm trước để làm cơ sở dự báo nhu cầu vốn lưu động của năm sau trên cơ sở doanh thu năm sau, sau khi đã loại bỏ số vốn có thể chiếm dụng được của nhà cung cấp.

          Trong năm tới, Công ty cần kết hợp tổ chức tốt công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ để hạn chế các khoản phải thu, đồng thời tăng cường uy tín của Công ty trong quá trình thanh toán tiền hàng đối với nhà cung cấp và khuyến khích khách hàng thanh toán trước một phần giá trị hàng hoá cho Công ty nhằm tiến tới tăng khoản vốn chiếm dụng từ khách hàng. Công ty cần phân loại đúng đắn các khoản nợ: Nợ trong hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn để có kế hoạch chi trả theo từng đợt làm giảm bớt gánh nặng tài chính trong cùng một lúc.Thực hiện tốt việc này sẽ củng cố niềm tin với bạn hàng, là cơ sở để mua chịu với khối lượng cần thiết. - Nhà nước có chính chính sách kiểm soát thanh toán trong phạm vi toàn quốc để xác định các khoản nợ đến hạn thanh toán, đặc biệt là các khoản thu khó đòi thông qua chế tài để buộc các doanh nghiệp mắc nợ thanh toán nhằm lành mạnh hoá nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển cũng như tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hoặc có nguy cơ không đòi được vốn.