MỤC LỤC
- QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể QL lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống, sử dụng tối ưu các tiềm năng, cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được tính chất nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái về chất”.
Giáo dục đạo đức là công việc của toàn xã hội, song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò định hướng, đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển nhân cách cho người học, hình thành chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, qua đó hình thành, phát triển ý thức, tình cảm niềm tin và thói quen đạo đức theo yêu cầu xã hội. Phòng CTHS – SV giúp Hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra nhằm đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, qua đó xác định các việc đã làm được và phát hiện các việc chưa làm được để, những sai sót, lệch lạc và các vấn đề phát sinh, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý tiếp theo và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để đạt hiệu quả cao hơn về giáo dục đạo đức cho sinh viên.
- Về hoạt động học tập: đòi hỏi SV phải có tính năng động cao, tính độc lập, đòi hỏi tư duy lý luận cao hơn, học tập nghiên cứu gắn liền với vấn đề nghề nghiệp, vị trí trong xã hội sau này, động cơ học tập mang tính thực tiễn cao hơn, công ăn việc làm, khẳng định vị thế trong xã hội, có nhiều sinh viên học tập nghiên cứu, say mê tìm tòi sáng tạo. - Sự hình thành thế giới quan: đã có sự hứng thú nhận thức các vấn đề tự nhiên, xã hội, quan tâm nhiều đến vấn đề con người, vai trò của con người trong lịch sử, các mối quan hệ xã hội, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bạn bè… Tuy nhiên, sự đánh giá các vấn đề xã hội, quan niệm đúng sai, thiện ác,.
+ Phối hợp với Y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên hệ chính quy khi mới vào trường, giữa khoá học và cuối khoá học theo hướng dẫn của Thông tư liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước, của Trường đối với sinh viên: học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác liên quan đến sinh viên.
13 Pháp luật, quy chế nhà trường chưa nghiêm 33 50.8 Từ bảng kết quả trên cho thấy: nhìn chung các yếu tố trên đều là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm đạo đức của SV; trong đó cần chú ý đến các nguyên nhân có ảnh hưởng, tác động lớn đến đạo đức sinh viên như: Tác động tiêu cực của xã hội (69.2%), Ảnh hưởng bùng nổ của thông tin truyền thông (67.7%),. Nếu xét ở góc độ quản lý, Phòng CTHS – SV cần chú ý các nguyên nhân như: Nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực, Quản lý giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ, Pháp luật và quy chế nhà trường chưa nghiêm, Sự phối hợp giáo dục đạo đức chưa tốt… để nghiên cứu xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Nhìn vào bảng ta thấy, mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức của phòng Công tác học sinh – sinh viên là chưa cao (tốt 52%, tương đối tốt 33.3%), đồng thời khi so sánh với bảng 2.7, ta thấy còn chưa có sự thống nhất giữa nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục đạo đức (100% ý kiến cho là quan trọng và rất quan trọng) với mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức (có 85.3% cho là thực hiện tốt và tương đối tốt). Điều này chứng tỏ, việc giáo dục đạo đức được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động thực tiễn gắn kết với các hoạt động thiết thực của sinh viên; phòng CTHS – SV chú trọng đến việc duy trì các nề nếp sinh hoạt, phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; lao động giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm hình thành tác phong và ý thức lao động cho sinh viên.
Từ thực trạng trên, bên cạnh làm tốt việc xây dựng và triển khai kế hoạch cả năm học, Phòng CTHS – SV cần phải có kế hoạch giáo dục đạo đức cho sinh viên một cách tích cực, cụ thể hơn trong thời gian ngắn là theo tháng và theo tuần để mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức cao trong tình hình xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, tiêu cực, thay đổi từng ngày, từng giờ. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho sinh viên nếu được chú trọng thực hiện đúng mức thì đó sẽ là một biện pháp rất tốt, giỳp Phũng Cụng tỏc học sinh – sinh viờn theo dừi, nắm bắt cỏc nội dung liờn quan đến việc rèn luyện cho sinh viên để qua đó kịp thời ngăn chặn các vụ việc tiêu cực, đồng thời để giáo dục đạo đức cho sinh viên.
- Phòng CTHS – SV và Đoàn thanh niên chưa có những hoạt động thực sự toàn diện, hiệu quả, lối cuốn được các sinh viên tích cực tham gia; do phần lớn GVCN, cán bộ Phòng CTHS – SV mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục vì trường mới được thành lập chưa lâu. Nhờ chú trọng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức sinh viên của phòng Công tác học sinh – sinh viên nên kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên trong những năm qua cũng đạt được một số kết quả khá tốt, được thể hiện qua: Kết quả xếp loại học tập của SV (bảng 2.1); Kết quả sinh viên lên lớp, lưu ban, bỏ học (bảng 2.2) và Kết quả xếp loại đạo đức của sinh viên (bảng 2.3).
Giáo dục đạo đức cho SV góp phần đạt được mục tiêu của nên giáo dục nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngành GD&ĐT hay của bất cứ một cơ sở giáo dục nào, đó là đào tạo con người phát triển toàn diện. Vì vậy mà khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phải đảm bảo tính toàn diện.
- Thường xuyên tổ chức, tập huấn những chuyên đề có liên quan đến giáo dục đạo đức cho giảng viên tại trường và khuyến khích những giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu những môn học nghiên cứu về con người (tâm lý học, Giáo dục học, Lí luận dạy học bộ môn.) và các môn học Khoa học cơ bản liên quan đến việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho sinh viên (Triết học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Đảng cộng sản, Chính trị học.), nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho giảng viên, góp phần tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho SV. Phòng CTHS – SV đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị trong nhà trường để có sự trao đổi mọi diễn biến về học tập và rèn luyện của SV, cung cấp các nội dung cần thiết để phòng CTHS – SV tập hợp kết quả rèn luyện, xếp loại đạo đức cho SV; cập nhật các thông tin tổng hợp về SV để bổ sung vào hồ sơ SV, tổ chức gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh nhất là các trường hợp cá biệt.
Cơ chế thị trường với tác động tiêu cực của nó hàng ngày, hàng giờ tác động tới SV, những diễn biến phức tạp, cần có sự điều chỉnh hoạt động giáo dục đạo đức kịp thời, do đó, biện pháp 3 “Phối hợp với các lực lượng giáo dục đạo đức để giáo dục đạo đức cho sinh viên” phải được quan tâm đúng mức, v.v… Các biện pháp trên đều có sự bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Từ sự thống nhất về nhận thực và hành động sẽ giúp cho mỗi cán bộ, giảng viên và nhân viên, sinh viên trên phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công làm tốt nhiệm trách nhiệm được giao tạo nên sự thống nhất, đồng bộ hoạt động của cả hệ thống giáo dục đạo đức trong toàn trường.
- Tỷ lệ đánh giá ở cả 6 biện pháp cho là khả thi và rất khả thi là tương đối cao (thấp nhất là 93.5%), điều này cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá là mang tính khả thi. - Đánh giá tính cần thiết là tương đương với tính khả thi ở biện pháp thứ 3 bởi vì, việc phối hợp với các lực lượng giáo dục là cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được.
- Ban giám hiệu nhà trường cần triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Bộ GD&ĐT một cách cụ thể trong thực tế của nhà trường nhằm định hướng cho các hoạt động GD của các Khoa, Phòng ban chức năng. - Phải thống nhất về mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên giữa các cấp quản lý, chủ thể quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường để tạo nên sự tác động đồng bộ, hệ thống đến lĩnh vực đạo đức SV trong quá trình đào tạo của trường.