MỤC LỤC
Tuy nhiên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải đứng trên giác độ những đánh giá của thị trường, đánh giá của khách hàng về ngân hàng: Khách hàng có ưa thích sử dụng sản phẩm không; sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của khách hàng không; các sản phẩm có được phân phối hợp lý đến được với khách hàng không; việc triển khai sản phẩm dịch vụ có nhanh chóng không; hình ảnh của ngân hàng liên quan đến tín dụng ngắn hạn không lòng khách hàng như thế nào…tất cả các câu hỏi thắc mắc đó sẽ phản ảnh trên các chỉ tiêu đánh giá của thị trường về ngân hàng. Với những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn, chưa từng giao dịch với ngân hàng đó bao giờ thì họ sẽ tìm đến sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn của ngân hàng khi họ có nhu cầu khi họ tìm thấy sự phù hợp trong nhu cầu, tiện ích trong giao dịch và có lợi về kinh tế, sự vượt trội về giá trị sản phẩm so với ngân hàng khác…Với những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm tín dụng ngắn hạn hay giao dịch với bất cứ ngân hàng nào thì họ có xu hướng lựa chọn theo số đông những người xung quanh họ lựa chọn ngân hàng nào, hoặc với ngân hàng có vị trí để tiến hành giao dịch thuận lợi nhất cho họ.
Một sản phẩm tín dụng ngắn hạn được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn thâm nhập thị trường( bắt đầu đưa sản phẩm vào thị trường); gian đoạn tăng trưởng – phát triển (ngân hàng mở rộng thị trường tới các nhóm khách hàng tiềm năng, tốc độ tiêu thụ nhanh, lợi nhuận thu được tăng và có thể đạt mức cực đại); giai đoạn chín muồi – bão hoà ( khách hàng không còn ưa thích sử dụng sản phẩm, nhóm khách hàng tiềm năng đã bị khai thác hết); giai đoạn suy thoái (khách hàng không còn sử dụng sản phẩm nữa vì sản phẩm không đáp ứng nhu cầu mong muốn của họ). Tuy nhiên, cùng với việc cho vay, ngân hàng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp này nên vay trong bao lâu, hình thức vay như thế nào, vay loại tiền gì để tránh trường hợp doanh nghiệp vay 30 ngày, nhưng 5 ngày sau khi kí hợp đồng vay thì tiền bán hàng về, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi cho 25 ngày còn lại; hoặc gặp biến động tỷ giá…Sự hỗ trợ tư vấn và giao tiếp khách hàng thực sự có ý nghĩa với khách hàng vì nó giúp khách hàng tránh phát sinh nhiều chi phí, tổn thất mà vẫn không phạm vào những quy định của luật pháp nói chung, luật kinh doanh và luật ngân hàng nói riêng.
Vỡ vậy, việc theo dừi thường xuyờn hoạt động của đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những thông tin quan trọng trong xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, Những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Với sản phẩm tín dụng ngắn hạn, khách hàng luôn tạo cho ngân hàng nhiều sức ép: yêu cầu giảm lãi suất vay, đưa ra các thời hạn vay linh hoạt hơn thuận lợi cho hoạt động của khách hàng; muốn vay được đúng số tiền mà khách hàng cần; điều kiện tín dụng giảm bớt để ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận được khoản vay ngắn hạn của ngân hàng…Nếu ngân hàng không đáp ứng những nhu cầu đó, hoặc không thoả thuận thành công hay đưa ra các hình thức bổ sung khác khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng khác.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt nam.
Lành mạnh hoá tình hình tài chính, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, chất lượng tín dụng được củng cố, có nhiều cải tiến tích cực, an toàn, bền vững hơn, hiệu quả hơn, nợ xấu (phân loại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) chiếm 3% tổng dư nợ, vốn tự có tăng hơn 3 lần và đạt tỷ lệ an toàn vốn là 5,2%; tỷ lệ khả năng sinh lời trên vốn (ROE) đạt 0,5%; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị điều hành đang dần được chuyển đổi phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm tín dụng ngắn hạn có thời hạn hợp đồng ngắn, từ lúc khách hàng đề xuất nguyện vọng vay, cán bộ tín dụng ngắn hạn đưa ra quyết định cho vay đến khi khoant vay đáo hạn là rất nhanh; do đó, nếu thông tin không đầy đủ, việc đưa ra quyết định vay có thể mắc phải sai lầm nóng vội, việc quản lý khoản vay trong quá trình khách hàng sử dụng khoản vay cũng lỏng lẻo, việc đốc thúc trả nợ cũng sẽ khó khăn, thậm chí nếu có phát sinh nợ xấu thì việc giải quyết tài sản đảm bảo cũng không có hiệt quả.
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay tới DNV&N, nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNV&N trong tổng dư nợ nhắm hướng tới một cơ cấu tín dụng ngắn hạn an toàn (dự tính sẽ nâng tỷ trọng này lên 48% trong vòng 5 năm tới). Thường xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược, có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để xác lập mối quan hệ tín dụng ngắn hạn.
Nhưng chủ yếu là các thông tin về thị trường, thông tin về chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng; thông tin về thuế; thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; thông tin về đối thủ cạnh tranh..Những thông tin này thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ Chính phủ, NHNN,các cơ quan có thẩm quyền; từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC); từ bản thân khách hàng; từ đối thủ cạnh tranh; từ các đối tác. Các hoạt động Marketing mà NHCTVN thực hiện chủ yếu là những hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương..còn các chức năng chủ yếu có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trong thực hành Marketing như nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ thì NHCTVN có làm nhưng hoạt động mờ nhạt, kém hiệu quả, đôi khi còn nhận thức chưa đúng những hoạt động đó thuộc hoạt động tổng thể của Marketing ngân hàng.
Các hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh có thể kể đến là: các hành động bôi nhọ danh tiếng của các đối thủ cạnh tranh, phá giá(hạ lãi suất xuống mức quá thấp lôi kéo khách hàng làm phương hại đến thị trường ngân hàng); dùng các thủ đoạn để lôi kéo khách hàng hay lôi kéo các nhân viên xuất sắc của ngân hàng khác, thủ đoạn hòng lấy được thông tin bảo mật của ngân hàng cạnh tranh..Cạnh tranh là để giành được khách hàng, nắm lấy thị phần và chiến thắng đối thủ..do đó, các ngân hàng cũng phải có những bí quyết chiến thắng của mình, song những bí quyết đó khụng đồng nghĩa với thủ đoạn. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của NHCTVN rất cần đến những tác động hỗ trợ của Chính phủ và các ban ngành có liên quan như về định hướng chiến lược phỏt triển rừ ràng, cỏc quy định luật, đặc biệt luật cạnh tranh phải thông thoáng để phát triển nhưng cũng phải chặt chẽ với những trường hợp vi phạm, thành lập các tổ chức hỗ trợ về thông tin..Có được một môi trường hoạt động tốt thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng mới lành mạnh, tạo ra những kết quả tốt cho cả các ngân hàng và cho nền kinh tế.
Giáo trình ngân hàng thương mại – ĐH Kinh tế quốc dân Khoa Ngân hàng-Tài chính – NXB Thống kê – 2004. Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương..34.