MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện nay, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải dương đáp ứng với yêu cầu thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí TBDH ở các trường THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đề xuất biện pháp quản lí TBDH ở các trường THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018.
Thống kê, xử lý các số liệu thu thập bằng phần mềm SPSS (để thống kê và phân tích kết quả điều tra).
Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quan niệm như sau: “Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, hoạ và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [3, Tr.2]. Ngày nay có sự hỗ trợ của nhiều TBDH hiện đại như máy chiếu projecto, đèn chiếu, máy chiếu phim, cassette, ti vi, camera, máy vi tính, điện thoại thông minh, các phần mềm điện tử: giáo án điện tử/giáo án kỹ thuật số, bài giảng điện tử, bài giảng powerpoint, website học tập, mô hình dạy học điện tử, bản đồ tư duy, phần mềm dạy học, phòng thí nghiệm ảo, thư viện ảo/Thư viện điện tử, (mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng) nhằm giúp học sinh khai thác, tiếp cận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng con đường thực nghiệm.
+ Bảo quản, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa tốt các TBDH đã được trang bị. Trong đó, sử dụng hợp lí, hiệu quả các TBDH nhằm nâng cao chất lượng DH là quan trọng nhất, bên cạnh đó nó còn là mục tiêu cơ bản của công tác quản lý TBDH trong nhà trường. Quản lý sử dụng TBDH thực chất là thức tổ chức cho cán bộ, giáo viên sử dụng TBDH đúng với vai trò, chức năng của nó. Quản lý sử dụng TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhà trường đến các đối tương liên quan nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ đắc lực cho công tác dạy học và giáo dục. Quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng trường THCS là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến phương tiện thiết bị, đến các cá nhân liên quan nhằm làm cho thiết bị dạy học được sử dụng đúng mục đích, phát huy tối đa hiệu quả của nó trong hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Quản lý sử dụng TBDH mục tiêu là đưa TBDH đến gần hơn và liên kết chặt chẽ với GV-HS, với nội dung, chương trình và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mục tiêu Chương trình GDPT 2018 đã vạch ra. Quản lí sử dụng TBDH là một nội dung quan trọng trong quản lí dạy học. Quản lý TBDH là sự tác động có mục đích, có nội dung, có kế hoạch của nhà quản lý giáo dục đến cách thức sử dụng TBDH của GV-NV và học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục chung. Quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở đáp ứng Chương. thực chất, học đi đôi với hành), có mô hình GD hợp lý, gắn với việc toàn xã hội cùng học tập. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc Hội với mục tiêu đổi mới đã quy định: "đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" [19, tr.33].
Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính truyền địa phương, huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và phát triển TBDH. Sự chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lí của nhà trường, giúp nhà trường xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình, đồng thời thông qua công tác kiểm tra, đánh giá của cấp trên giúp nhà trường phát hiện ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời để khắc phục những hạn chế, đưa ra giải pháp thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về quản lý TBDH nói chung và quản lý sử dụng TBDH nói riêng.
UBND huyện chỉ đạo phòng GD&ĐT, các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn và các nhà trường triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch; các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH của huyện liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT và các đề án phát triển giáo dục của huyện và tỉnh; chất lượng giáo dục toàn diện cấp tiểu học (TH) - Trung học cơ sở (THCS), chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi cấp THCS; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia theo mô hình trường học hạnh phúc, trường học thân thiện, kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài chính, ngân sách đảm bảo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kĩ thuật, nhất là các phần mềm tin học trong dạy, học và quản lý giáo dục. Ngành giáo dục chỉ đạo các trường TH, THCS thực hiện tốt nền nếp dạy học; các trường TH, THCS thực hiện quy trình lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 1,2,3,6,7 theo đúng hướng dẫn của Sở GD-ĐT; các trường TH và THCS luôn coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, chọn cử cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) tham gia các lớp bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ điều tra, thu thập những số liệu có liên quan đến hiệu quả sử dụng TBDH, tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng TBDH còn thấp làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH theo định hướng Chương trình GDPT 2018. Đó là việc trả lời cho các câu hỏi: chất lượng của các giờ dạy học có sử dụng TBDH có tốt hơn không; học sinh có dễ hiểu hơn không; học sinh học tích cực hơn không và cuối cùng là chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi hằng năm thông qua dạy học sử dụng TBDH có tăng lên không; có tác động tích cực thúc đẩy đổi mới PPDH theo định hướng Chương trình GDPT 2018 hay không?.
Mặc dù thực tế các nhà trường THCS ở hyện Cẩm Giàng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí, nhưng từ các cấp chính quyền đến nhà trường đã cố gắng đáp ứng như, bố trí sắp xếp phòng học, phòng làm việc để ưu tiên tốt nhất về điều kiện cơ sở vật chất, để dành diện tích, trang thiết bị tối thiểu cho phòng TBDH, sẵn sàng tiếp nhận TBDH mới và đảm bảo điều kiện khai thác và sử dụng thiết bị tốt nhất. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lí vẫn còn nhiều bất cập như việc xây dựng kế hoạch còn sơ sài, không sát thực tiễn, chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết, lâu dài, thậm chí mang tính đối phó, việc chỉ đạo điều hành chưa sát sao, việc kiểm tra đánh giá còn qua loa, hình thức, chưa đồng bộ, hệ thống, chủ yếu kiểm tra trên hồ sơ, sổ sách nên chưa đánh giá đúng thực trạng của việc sử dụng TBDH trên lớp.
Hằng tháng GV, NV phụ trách phải thống kê đánh giá mức độ % việc sử dụng TBDH của GV bộ môn đối chiếu với kế hoạch đăng kí từ đầu năm học để kịp thời đánh giá thực chất hoạt động này, nếu không đạt cần nhắc nhở và có sự điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên khi thực hiện cần căn cứ tình hình cụ thể ở thực tế cơ sở giáo dục và yêu cầu của công tác giáo dục trong từng thời kỳ, thế mạnh riêng của từng đối tượng quản lý, có như vậy các biện pháp mới phát huy hiệu quả cao nhất.
Đó là các biện pháp: Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học phù hợp định hướng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn với thực tiễn kinh tế, xã hội, giáo dục ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho đội ngũ CBQL, GV và NV hướng tới phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018; Quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018, gắn với điều kiện kinh tế địa phương; Quản lí sử dụng TBDH theo định hướng Chương trình GDPT mới; Quản lý xã hội hóa các nguồn lực trong việc đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học; Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH Các biện pháp đều được đa số giáo viên, cán bộ quản lí đánh giá có mức độ cần thiết và khả thi cao. Nếu áp dụng đồng bộ, khoa học sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH không chỉ đối với các trường THCS của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng mà còn cho tất cả các trường học cấp THCS ở những vùng - miền có hoàn cảnh kinh tế tương tự sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV, NV tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ TBDH nhằm khắc phục những vướng mắc để CBGV, NV thường xuyên có cơ hội tiếp cận với những TBDH tiên tiến, hiện đại, khai thác sử dụng nó có hiệu quả, đáp ứng phù hợp với yêu cầu của nội dung Chương trình 2018. Cuối cùng và quan trọng nhất đó là làm chuyển biến căn bản từ nhận thức thành hành động thực tiễn cho đội ngũ CBQL, GV, NV, HS trong nhà trường về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của sử dụng TBDH với công tác đào tạo nguồn nhân lực - vấn đề sống còn của mỗi quốc gia trong thời đại hiện nay.