MỤC LỤC
Từ những điểm tương đồng đó của công nhân hiện đại so với công nhân thế kỷ XIX, có thể khẳng định: Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay. Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời - Nhà nước Xô Viết, giai cấp công nhân và đội tiền phong của mình đã trở thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội: ở Liên Xô và Đông Âu trước đây và ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (Việt Nam, Trung Quốc..). Toàn cầu hóa hiện nay vẫn mang đậm tính chất tư bản chủ nghĩa với những bất công và bất bình đẳng xã hội lại thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên phạm vi thế giới, phấn đấu cho việc xác lập một trật tự xã hội mới công bằng và bình đẳng, đó là từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong kinh tế - xã hội.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chống bất công và bất bình đẳng xã hội; mục tiêu lâu dài là giành chớnh quyền về tay giai cấp cụng nhõn và nhõn dõn lao động, được nờu rừ trong Cương lĩnh chính trị của các Đảng Cộng sản trong các nước tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, nơi các Đảng Cộng sản đã trở thành đảng cầm quyền, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản, giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giáo dục và thực hiện chủ nghĩa quốc tế chânchính của giai cấp công nhân trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chính là nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay về văn hóa tư tưởng.
Nói một cách tổng quan, giai cấp công nhân là những người nắm vững vai trò lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử. Sự phát triển của đại công nghiệp là điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, bên cạnh đó nhân tố chủ quan mang tính quyết định giúp đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là việc thành lập Đảng cộng sản của giai cấp công nhân.
Một là, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai là, phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện.
Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương laị. Giai cấp công nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng trước đây, đa số công nhân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đi đầu, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn. Một số người ‘công nhân tri thức’ nghĩ nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân..; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Một bộ phận cán bộ công đoàn thiếu sâu sát, không nắm được tâm tư, nguyện vọng và không đại diện bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động.Ngoài ra, công đoàn còn lúng túng trong việc đề xuất những giải pháp khắc phục hậu quả về cường độ việc làm,tai nạn lao động, đời sống vật chất của người lao động. Để thiết thực xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục về sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp, đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức này phù hợp với tình hình mới. Trong điều kiện như thế, để giai cấp công nhân có điều kiện khẳng định được vai trò, vị trí của mình cũng như hoàn thành được sứ mệnh lịch sử cao quý của mình cần có một chiến dịch tuyên truyền, vận động rộng khắp trong xã hội nhằm đề cao, tôn vinh người công nhân, sao cho cả xã hội nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời, cũng là nhân tố quyết định xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tập thể cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh, chủ động và tích cực tham gia vào thị trường lao động quốc tế, phát triển cảng biển, hệ thống đường giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng không, xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất mới. Quan trọng hơn là định hướng, quản lí tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của các công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay là một nhiệm vụ rất thiết yếu của bộ phận quản lớ nhằm giỳp giai cấp cụng nhõn hiểu rừ hơn sự giỏ trị và cao cả của của doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng và ảnh hưởng tiêu cực của phân hóa giàu nghèo cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và vai trò của tổ chức Công đoàn như cần quan tâm đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, quan tâm đến những bộ phận công nhân trong các doanh nghiệp và phấn đấu không để công nhân rơi vào nhóm nghèo của xã hội.
“Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo lợi ích chính đáng của công nhân và thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, coi đây là điểm then chốt để thu hút đông đảo người lao động tự nguyện tham gia công đoàn, luôn ủng hộ, gắn bó và tin tưởng vào tổ chức công đoàn.”1.