MỤC LỤC
Với thực tế là cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn lạc hậu về nhiều mặt, cả về đất đai, kỹ thuất canh tác, trình độ của người lao động, .Hơn nữa cơ sở hạ tầng, vốn và thị trường cũng còn là những cản trở rất lớn vì vậy trong những năm tới mục tiêu của huyện là đưa sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực. Càng thoả mãn được nhu cầu của thị trường thì càng đem lại lợi nhuận lên bấy nhiêu đó là vấn đề xuyên suốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện sao cho phù hợp.
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai của vùng, điều kiện khí hậu như: thời tiết, nhiệt độ,…nguồn tài nguyên của vùng lãnh thổ như : nguồn nước, rừng, khoáng sản,…Vì đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bởi vậy phải khai thác những mặt tích cực trong tự nhiên, khắc phục những mặt hạn chế có như thế mới hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý trong các vùng, các quốc gia trên thế giới.
Chức năng chủ yếu của kinh tế vĩ mụ là tạo động lực kinh tế mà cốt lừi là lợi ích kinh tế cá nhân từ đó tiến hành hoạt động kinh tế phù hợp với định hướng của nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở bản đảm các yếu tố thị trường phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Khu vực nào có cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì sự chuyển dịch diễn ra nhanh chóng, hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng thuận lợi cho công việc sản xuất, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống tưới tiêu được chủ động không gây ảnh hưởng đến sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc kịp thời, thường xuyên sẽ giúp nông dân nắm bắt các yêu cầu của thị trường.
Thị trường: Là lĩnh vực trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo một giá cả nhất định và tại thời điểm nhất định thực hiện giá trị của sản phẩm. Thị trường điều tiết sản xuất, người sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng phải lựa chọn bố trí những cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Mục đích của việc hình thành trang trại này là khuyến khích người dân tập trung đầu tư sản xuất để nâng cao tỷ suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường thông qua các cơ chế chính sách để hỗ trợ người dân về vốn, khoa học, các giống cây con mới,. Bên cạnh đó huyện đã khuyến khích nhiều cách thức sản xuất mới có giá trị kinh tế cao như việc chuyển đổi diện tích trồng hoa màu sang trồng hoa với giá trị kinh tế cao hơn.
Từ những thành công mà Trung Quốc và Thái Lan đạt được cho thấy Trung Quốc và Thái Lan luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm vừa giảm bớt rủi ro vừa tạo ra nhiều mặt hàng nông sản cung cấp trên thị trường. Để quá trình sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường thì cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ suất hàng hoá, hình thành nhiều vùng chuyên môn và chuyên canh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng khu vực.
- Trên địa bàn của huyện có 6 hồ chứa nước, 28 trạm bơm ở các xã và 42 kênh tạo nguồn tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Có hệ thống điện ngày càng được đầu tư, nâng cấp, độ ngũ cán bộ ngày càng dồi dào là điều kiện để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Nguồn điện từ quốc gia cung cấp thường không ổn định nên dù huyện có đầu tư nhiều về trang thiết bị của ngành điện những vẫn xảy ra hiện tượng mất điện cụ bộ ở một số vùng trên địa bàn huyện nên người dân vẫn gặp khó khăn trong sinh hoạt, trong các sưởng sản xuất, chế biến của gia đình. - Giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là huyện đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng trọt sang sử dụng vào các mục đích khác như: Nuôi trồng thủy sản, xây dưng nhà cửa, đường xá,…Nếu năm 2004 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 279280,0 triệu đồng chiếm 68,5% tổng giá trị nông, lâm, thủy sản.
2,92%.Việc tăng nhanh về giá trị trong cơ cấu của nông, lâm, thủy sản là do huyện đã có chủ trương là tăng giá trị của ngành thủy sản thông qua các chính sách cụ thể như : Chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng không hiệu quả sang đào ao thả cá, tích cực tìm tòi và áp dụng nuôi trồng các loại cá mới có giá trị kinh tế cao. Ví dụ như với những diện tích trồng trọt trũng thường có năng suất thấp thì huyện chủ động khuyến khích người dân chuyển đổi sang đào ao thả cá, kết hợp giữa nuôi cá + chăn nuôi thuỷ cầm, nuôi cá + nuôi gia cầm hoặc nuôi cá kết hợp với trồng lúa,…Một số diện tích khác thì chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh,…bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Đối với các cây công nghiệp khác như : Vừng, thầu dầu, chè,…diện tích gieo trồng có xu hướng tăng vì các loại cây này là thành phần không thể thiếu để cấu thành các sản phẩm trong công nghiệp nhất là các loại cây có hương vị đặc trưng, nó bảo đảm hương vị cho sản phẩm công nghiệp hoặc tiếp tục là yếu tố đầu vào cho các ngành khác.
Vùng đồi gò, núi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị trên thị trường, vùng trũng tập trung để nuôi trồng thủy sản và kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với các loại hình chăn nuôi khác như: trồng lúa + nuôi cá, nuôi cá + thả các loại thủy cầm lấy trứng, thịt,…Vùng đất bằng phẳng thì triển tập trung chủ yếu là chăn nuôi và dịch vụ, ngành trồng trọt có xu hướng giảm để chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn như : trồng Dưa, trồng hoa, nuôi cá, nuôi vịt,….
Việc khuyến khích hình thành kinh tế trang trại vừa và nhở ở địa phương là chủ trương đúng đắn của đảng bộ huyện vì trên địa bàn có nhiều thuận lợi để phát triêm kinh tế trang trại. Với sự phát triển của kinh tế hộ và kinh tế trang trại đã giải quyết vấn đề thu nhập, công ăn việc làm cho nhiều người dân trong huyện, từng bước nâng cao đời sống tình thần vật chất cho nhân dân trong huyện. - Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan là chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang các diện tích khác để tạo tiền đề năng suất cao hơn, đem lại thu nhập cho người nông dân trên mỗi đơn vị diện tích của mình.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng đáp ứng về số lượng và chất lượng, năng suất đất và các loại cây trồng ngày càng tăng lên tạo một số lượng sản phẩm ổn định cho huyện và toàn tỉnh. - Sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính quảng canh chưa xây dựng được các vùng chuyên môn hoá, chưa đầu tư đúng mức trên mỗi đơn vị diện tích nên năng suất không đạt cao, không bảo đảm được đời sống của người nông dân.
- Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, một số trang trại muốn thâm canh nhưng thiếu vốn, thiếu thiết bị, thiếu giống. - Thời tiết những năm gần đây diễn biến phúc tạp gây khó khăn cho việc bảo quản nông sản sau thu hoạch. - Lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thiếu kinh nghiệm, thiếu sức khoẻ, tập trung chủ yếu là phụ nữ.