Chức năng của Ngân hàng Trung ương và thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam

MỤC LỤC

Các mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ

Để ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ sẽ bị Chính phủ lạm dụng công cụ phát hành tiền để trang trải sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, từ đó dễ gây ra lạm phát. Tuy nhiên ngân hàng trung ương có thể tham vấn với chính phủ về các chính sách của mình, chính phủ cũng có thể tham gia vào các cuộc họp chính sách của ngân hàng nhưng việc thưc hiện hay không phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng trung ương.

Ưu nhược điểm của từng mô hình

Hội đồng ngân hàng: Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam là người đứng đầu của NHNNVN là một thành viên của chính phủ,được thủ tướng chính phủ trình Quốc hội bổ nhiệm.Thống đốc ngân hàng nhà nước là thủ trưởng cơ quan ngang Bộ(Tức là Bộ trưởng)trong chính phủ,Giúp việc có các Phó thống đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ thể(hiện tại là 5 người).Các Phó thống đốc được thủ tướng quyết định bổ nhiệm. Trong tác phẩm “tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” Mishkin viết: CSTT là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định TTTC và ổn định tỷ giá hối đoái.

Bảng 1.2. So sánh NHNN Việt Nam và Fed về cơ cấu tổ chức và bộ máy làm việc Ngân hàng nhà nước Việt NamCục dữ trữ liên bang FED
Bảng 1.2. So sánh NHNN Việt Nam và Fed về cơ cấu tổ chức và bộ máy làm việc Ngân hàng nhà nước Việt NamCục dữ trữ liên bang FED

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ .Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đối ngoại. • Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.

Các quy tắc CSTT

 Mục tiêu lạm phát: Đây cũng là quy tắc được nhiều nhà kinh tế ủng hộ và được sử dụng phổ biến nhất bởi ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới như Anh, Úc, Canada, Thụy Điển,… Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương sẽ công bố một mức mục tiêu đối với tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh cung tiền, do vậy là lãi suất, khi tỉ lệ lạm phát thực tế lệch khỏi tỉ lệ lạm phát mục tiêu. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết quả mong muốn trong dài hạn, việc sử dụng loại quy tắc nào là tùy thuộc điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử của từng quốc gia.

Các công cụ của CSTT

    Như vậy có thể hiểu dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW. Các khoản tiền này được tính theo tỷ lệ trên tổng số tiền gửi của ngân hàng và được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trên thực tế, số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTW hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước. Đối với NHTM, một khoản cho vay luôn dù dài hay ngắn hạn đều có thời hạn, thậm chí đến thời hạn cũng chưa chắc đã lấy lại được vì người đi vay có thể không đủ khả năng chi trả. Trong khi đó các khoản tiền gửi của khách hàng lại rất khó kiểm soát thời hạn khi họ có thể rút lúc nào họ muốn. Hơn nữa, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể làm cân bằng thời hạn giữa người gửi tiền và các khoản cho vay mà thực tế, các khoản cho vay thường dài hơn tiền gửi. Chính vì vậy NHTM luôn đứng trước nguy cơ lớn về thanh khoản khi khách hàng rút tiền ồ ạt, thậm chí còn có thể dẫn tới phản ứng bay hơi dây chuyền trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy dự trữ bắt buộc ra đời một cách khách quan như một kho dự trữ lỏng đối với các ngân hàng và đảm bảo an ninh cho hệ thống. Dần dần dự trữ bắt buộc, thông qua ảnh hưởng của nó lên số nhân tiền tệ, trở thành một công cụ đắc lực trong điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW. Các tác động của dự trữ bắt buộc là:. - Tác động đến tiềm năng tín dụng của NHTM. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng chính là làm tăng nguồn vốn khả dụng của các NHTM. Thông qua quá trình tạo tiền tiềm năng tín dụng của cả hệ thống sẽ tăng lên theo số nhân tiền. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. - Tác động đến lãi suất. Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:. Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên. Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân hàng ở NHTW không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng. - Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng. Thông qua thay đổi tiềm năng tín dụng và lãi suất, dự trữ bắt buộc cũng ảnh hưởng tới cung tiền. Đây cũng có thể coi là mục tiêu cao nhất trong số các mục tiêu trung gian của công cụ chính sách tiền tệ này. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới số nhân tiền tệ và thông qua đó gây tác động trực tiếp tới cung tiền. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng số nhân tiền tệ do dự trữ bắt buộc tạo ra chỉ là dự báo, còn số nhân thực tế bị quyết định bởi cả dự trữ dôi dư của NHTM trong các giai đoạn khó khăn. Cơ sở xác định. Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc:. - Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn. - Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi. Về điều này, ta có thể tham khảo yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED. - Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khác nhau. Đánh giá Ưu điểm:. Khác với các công cụ khác, dự trữ bắt buộc là công cụ luôn được khuyến cáo về mức độ tác động cực mạnh của nó - làm thay đổi “số lần” khối lượng tiền cung ứng cho lưu. thông nên phải sử dụng một cách thận trọng. Công cụ dự trữ bắt buộc có thể tác động tới tất cả các ngân hàng cùng một lúc, như nhau và có tác dụng mạnh mẽ đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên chính vì có khả năng tác động mạnh mà công cụ dự trữ bắt buộc không phù hợp trong trường hợp NHTW muốn thực hiện những thay đổi nhỏ. Cho dù có thể thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,01% nhưng chi phí dành cho việc quản lý những thay đổi ấy là rất lớn khiến cho những chiến lược như vậy không mang tính thực tế và thường không được sử dụng. Một điểm bất lợi khác của công cụ này là khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại giảm khả năng thanh toán. Dự trữ bắt buộc tác động như nhau tới các ngân hàng có quy mô, khả năng thanh khoản khác nhau nên các ngân hàng có thanh khoản kém hoặc dự trữ vượt mức thấp sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Và nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc luôn thay đổi, mất tính ổn định thì cũng gây ra sự mất ổn định trong hoạt động thanh toán và hoạt động quản lý của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Một điểm hạn chế nhỏ khác của dự trữ bắt buộc là vấn đề chi phí khi quản lý khoản tiền này. Chính sách tái cấp vốn. Khi tiến hành kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường không phải ngân hàng nào cũng có thể hoạt động một cách trôi chảy do điều kiện cạnh tranh giữa ngân hàng này và ngân hàng khác. Nhiều khi có những biến động bất thường mà các ngân hàng chưa hoặc không thể xoay sở kịp vốn hoặc dự trữ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng lúc đó các ngân hàng này buộc phải đi tìm nguồn vốn bổ sung từ các ngân hàng khác hoặc từ Ngân hàng Trung ương để bảo đảm kinh doanh. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:. a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;. b) Chiết khấu giấy tờ có giá;. c) Các hình thức tái cấp vốn khác.”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa “Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.” (quyết định 12/2008/QĐ-NHNN).

    THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Quy tắc CSTT của NHNN Việt Nam

    Với khả năng hấp thụ và sử dụng vốn kém, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cung tiền quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc lạm phát thực tế vượt xa mức mục tiêu và/hoặc gây ra bong bóng giá trên thị trường tài sản. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

    Thực trạng sử dụng công cụ trong điều hành CSTT ở Việt Nam 1. Kiểm soát hạn mức tín dụng

      Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Với cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận các khách hàng tốt không dám vay vốn, còn các khách hàng chấp nhận được lãi suất cao là những khách hàng đang thực sự khó khăn về tài chính, hoặc có nhu cầu tài trợ cho những dự án có rủi ro rất cao.Vì vậy cơ chế lãi suất thỏa thuận chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho TCTD, nhưng lại tăng thêm các rủi ro do lựa chọn khách hàng, rủi ro tín dụng, tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, tạo ra một danh mục tài sản có rủi ro cao.

      Bảng 3.1. Cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận
      Bảng 3.1. Cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

      Giải pháp cho hệ thống ngân hàng

        Trong 2012, lạm phát giảm xuống nhanh dưới một con số, tăng trưởng tín dụng quá thấp so với mục tiêu, công cụ thị trường mở phải nhằm mục tiêu bơm tiền ra để hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng, nhưng lại mâu thuẫn với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất thấp, các TCTD thừa tiền không cho vay được. Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống NHTM, kiện toàn và củng cố lại, tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển theo định hướng của NH về vai trò chủ đạo của NH quốc doanh, cần thiết phải có thí điểm cổ phần hóa NHTW quốc doanh.

        Giải pháp chính sách tiền tệ

          NHNN đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013 theo sát các chỉ đạo của Chính phủ tạiNghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vàNghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. NHNN đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý, đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát.