MỤC LỤC
Tại ĐH IX, Đảng ta đã khẳng định đường lối kinh tế nước ta là “đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng XHCN, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạnh kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Việc thay đổi đột ngột các dòng hải lưu, các luồng cá, và sự xuất hiện của các loài sinh vật lạ trong vùng khai thác hải sản không chỉ ảnh hưởng về sản lượng khai thác mà còn ảnh hưởng về chất lượng hải sản.Điều này đã gây khó khăn đáng kể cho một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong thời gian vừa qua.
Những thất thường của thời tiết, sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ, mực nước, sự kéo dài của một mùa… làm giảm sản lượng, tăng giá nguyên liệu, thiếu nguyên liệu sản xuất… đã làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Quốc gia tham gia vào liên minh và hiệp định thương mại thường phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc, tuy nhiên đây lại là nhân tố thúc đẩy phát triển xuất khẩu của quốc gia đó bởi việc có thể có được những mối quan hệ thân thiết hơn so với các nước khác không tham gia ký kết hiệp định hay hiệp ước. Chiến tranh hay những bất ổn về chính trị, sự suy thoái về kinh tế của một số quốc gia đang là bạn hàng của nước ta trong lĩnh vực thủy sản đã làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, tức là làm giảm kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.
Bên cạnh những nhân tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh như vật tư, tiền vốn, công nghê, nhân tố quản trị …nhân tố con người được coi là quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Trong khai thác hải sản có khoảng 550 nghìn người, trong NTTS có khoảng 850 nghìn người, trong chế biến thủy sản có khoảng 120 nghìn người và trong lao động thương mại, hậu cần, dịch vụ, cơ khí sửa chữa có khoảng 2500 người.
Từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể, mặc dù phải đối mặt với những cuộc điều tra chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP thủy sản nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Trình độ công nghệ trong khai thác hải sản như việc trang bị tàu cá, các thiết bị đánh bắt đồng thời các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với tốc độ chậm, không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng khai thác nhằm tăng sản lượng chế biến xuất khẩu khi thị trường đang có xu hướng tăng nhu cầu về mặt hàng thủy sản. Thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy quảng bá vào thị trường này, rồi nâng cao chất lượng sản phẩm, thế nhưng kết quả thực tế mang lại vẫn chưa cao do chất lượng sản phẩm xuất khẩu liên tục vi phạm quy định của Nhật Bản nên kim ngạch giảm sút.
Hơn nữa, thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nên để thắng phải xác định tạo được sức cạnh tranh mạnh ở bình diện cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia. Như vậy chúng ta có thể nhận định là việc phát triển xuất khẩu thủy sản đã được các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ quan tâm và có những chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Nói sâu hơn về vấn đề này, chính do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, sự chủ quan của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khi không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sự ham lợi trước mắt của các cơ sở khi nuôi trồng, bảo quản sau khai thác mà chúng ta phải trả giá khi mất đi một số thị trường và mất đi uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này có thể cho chúng ta thấy, thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi thường các cảnh báo về dư lượng của các nước nhập khẩu; thứ hai, các doanh nghiệp vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng thủy sản có dư lượng; thứ ba, không loại trừ tình trạng các doanh nghiệp chế biến vì lợi ích trước mắt của mình đã sử dụng quá mức hoặc cố tình sử dụng các loại kháng sinh, các phụ gia không được phép. Mặc dù công tác đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu, sản phẩm thủy sản chế biến đã được chú trọng, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về vấn đề này, tuy nhiên những vi phạm, sai phạm vẫn còn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Một bài học đắt giá cho việc không đảm bảo VSATTP thủy sản của nước ta trong thời gian vừa qua đặt ra yêu cầu cần phải có quy chế buộc tất cả các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt, vận chuyển, chế biến thủy sản xuất khẩu phải cam kết đảm bảo VSATTP, và có những quy chế với những hình thức xử phạt nặng với các cơ sở vi phạm. Về công tác giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường và xâm nhập vào các thị trường mới, bài học cho các doanh nghiệp nhỏ đó là việc khai thác hợp lý nguồn thông tin, trực tiếp tiếp xúc cũng như mở trang thông tin điện tử riêng của doanh nghiệp, kết nối với kênh thông tin thế giới, trong nước, liên hệ với khách hàng, nhà phân phối, các doanh nghiệp khác.
Thực hiện chiến lược sản phẩm thủy sản “sạch” từ ao nuôi tới bàn ăn.
Đồng thời các hiệp hội phải thay mặt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp, thực hiện tốt vai trò phối hợp, tập hợp doanh nghiệp hành động theo một chiến lược và kế hoạch phát triển chung, hạn chế hoạt động theo kiểu tự phát. Đồng thời phải có sự hỗ trợ liên hòan từ các cơ quan chức năng, biến những chính sách vẫn nằm trên bàn giấy vào thực tiễn.Đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ, chính sách được coi là hợp lý nhất đó là phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác sử dụng tốt mọi tiềm năng đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;áp dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất thủy sản, tăng cường xuất khẩu thủy sản. - Chú trọng đúng mức tới việc triển khai và áp dụng các công nghệ khi thác biển tiên tiến, hiệu quả, các giải pháp khoa học cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho công tác dịch vụ hậu cần, thông tin quản lý hoạt động thủy sản trên biển để khai thác tốt nhất tiềm năng hải sản trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, quản lý tốt nhất tàu thuyền khai thác trên biển.
Đồng thời có những hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của mặt hàng thủy sản xuất khẩu như bơm chích tạp chất, các thủ thuật nhằm tăng khối lượng và kớch cỡ, nhập khẩu nguyờn liệu thủy sản khụng rừ nguồn gốc, sử dụng lẫn mã số doanh nghiệp được cấp của cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản. - Doanh nghiệp cần thống kê đầy đủ các điều kiện, năng lực chế biến xuất khẩu, các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm đã và đang sản xuất, xuất khẩu cũng như sản phẩm nuôi trồng sẽ thu hoạch, từ đó có tính toán cân đối làm tốt các khâu dịch vụ bảo đảm tăng hiệu quả, hạ giá thành, bớt rủi ro cho sản xuất, bảo đảm nâng cao giá trị tăng thêm cho xuất khẩu thủy sản. - Đặc biệt trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện về chống bán phá giá, kiện về sản phẩm thủy sản không đủ tiêu chuẩn VSATTP… Và các biện pháp trong thời gian tới, ngoài những biện pháp về nguyên liệu, về VSATTP, về chế biến, các doanh nghiệp cần có những nghiên cứu kỹ về thị trường nhập khẩu, thực hiện tốt công tác vận động hành lang thông qua nhiều nguồn như: Các nhóm, các tổ chức chính trị, thông qua các Doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đồng minh với mình,… để người ta tác động ngược lại đến các cơ quan Nhà nước hay các nhóm chính trị khác ở quốc gia sở tại.
- Tiếp tục có quy định về sử dụng chất tăng trọng trong sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu, kiểm tra tăng cường về tạp chất trong nguyên liệu để loại bỏ tình trạng tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu và việc lạm dụng hóa chất tăng trọng quá mức cho phép, đóng gói thiếu trọng lượng, thiếu quy cỡ, ghi nhãn hàng hóa sai và xuất xứ không đúng với quy định.