MỤC LỤC
Chính sách định giá cao được áp dụng trong rất nhiều trường hợp (1) Khi sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiờu dựng chưa biết rừ chất lượng của nú, chưa cú cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần; (2) Khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dụng giá cao (giá độc quyền ) để thu lợi nhuận độc quyền; (3) Áp dụng với các sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu; (4) Đối với các sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành: A là kênh trực tiếp ngắn, từ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, B là kênh trực tiếp dài ( từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay người tiêu dùng), C là kênh gián tiếp ngắn ( từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và sau cùng đến tay người tiêu dùng).
Nếu doanh nghiệp đầu tư trọng điểm vào việc phát triển nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh sẽ đem lại sự duy trì bền vững trong sản xuất của doanh nghiệp, và giảm phần nào chi phí sản xuất đầu vào trong quá trình sản xuất. Khi số lượng sản phẩm cao su của Việt Nam trên tất cả các thị trường trên thế giới lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh thì đồng nghĩa với sự chiếm lĩnh thị trường của ta đang diễn ra mạnh mẽ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm đang lớn dần.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cao su Thái Lan ( TRA) bao gồm các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu Thái Lan. Hiệp hội này được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đặc biệt đối với khu vực tư nhân. * Về cơ chế và chính sách đối ngoại. Chính phủ Thái Lan chú trọng tạo lập và hoàn thiện môi trường lụât pháp và môi trường kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, thể hiện trên các mặt sau:. - Hệ thống luật pháp và chính sách đồng bộ và nhất quán với các định chế của các tổ chức quốc tế mà Thái Lan tham gia. - Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở ban hành hàng loạt chính sách về ưu đãi đầu tư, ưu đãi xuất khẩu cho các dự án FDI khả thi đủ điều kiện xuất khẩu trên 80% sản phẩm. - Chủ trương mở cửa, hợp tác, tích cực triển khai đàm phán ký kết các hiệp ước, hiệp định song phương và đa biên với các nước trong khu vực và thế giới. Chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế của Thái Lan được cụ thể hoá theo các hướng như sau:. • Ngoài những hiệp định mậu dịch đã được ký kết với Nhật, Mỹ, EU,Indonexia, Malaysia, Hàn Quốc.. Thai Lan kí kết thêm nhiều hiệp định so phương với các thị trường xuất khẩu tiềm năng rộng lớn khác như Trung Quốc, Nam Phi. • Một mặt chính phủ Thái Lan nỗ lực đàm phán ký kết thêm các hiệp định thương mại song biên với các thị trường mới để tăng xuất khẩu nông sản trong đó có cao su, mặt khác thường xuyên cử các phái đoàn của cả nhà nước và doanh nghiệp đi xúc tiến xuất khẩu cao su tại các thị trường truyền thống như Mỹ Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ.. * Về chính sách trong nước hỗ trợ xuất khẩu:. Chính phủ Thái Lan chú trọng tạo dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng, thuận lợi và ổn định nhằm phát triển thị trường và đầu tư trong nước làm nền tảng cho phát triển thị trường nước ngoài và xuất khẩu. - Chính sách đầu tư:. Uỷ ban đầu tư hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư của Thái Lan năm 1977. Uỷ ban đã được uỷ quyền của Chính phủ ban hành một tập hợp hoàn chỉnh các chính sách và biện pháp ưu đãi đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như các chính sách và biện pháp bảo lãnh, bảo hộ, chế tài, thuế khoá và các biện pháp khuyến khích khác. Các chính sách và biện pháp đầu tư của Thái Lan đã đem lại những kết quả khả quan, đáp ứng được các chỉ tiêu như: tăng thu ngoại tệ thông qua phát triển xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực trong nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế các vùng tham gia xuất khẩu, bảo đảm được nguồn năng lực thay thế không phải nhập khẩu, tạo lập và phát triển các ngành cơ bản làm nền tảng cho việc phát triển các ngành khác trong đó có ngành cao su. Bởi chính sách và biện pháp đầu tư tích cực, đã khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt tăng năng lực xuất khẩu như đối với ngành cao su. - Chính sách xúc tiến xuất khẩu. + Cục xúc tiến xuất khẩu thuộc Uỷ ban phát triển xuất khẩu của Thái Lan có vai trò chủ chốt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và hỗ trợ phát triển thị trường ngoài nước. Trên cơ sở các chính sách và biện pháp phát triển thị trường và xuât khẩu do Uỷ ban phát triển xuất khẩu EDC đề ra. Cục xúc tiến xuất khẩu triển khai và điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể là:. 1) xác định các kế hoạch và chiến lựoc xúc tiến xuất khẩu ngắn hạn, dài hạn và các bước liên tục đối với các thị trường mục tiêu cho cao su. nói riêng và hàng hoá nói chung. 2) Phát triển các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường mới cho xuất khẩu cao su. 3) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, triển khai nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. 4) Lập quĩ hỗ trợ thương mại quốc tế. 5) Giảm các thủ tục xuất khẩu và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để tháo gỡ những vướng mắc về xuất khẩu cao su. Khi các dự án nông nghiệp đi vào hoạt động, được Bộ Tài chính chấp thuận, các chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ về khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi v.v.Hơn thế nữa các dự án này còn được hưởng chính sách thuế đặc biệt đối với từng loại cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.
Tuy nhiên phát triển cao su trong thời gian qua còn một số hạn chế: quy hoạch phát triển cao su chưa được rà soát và điều chỉnh kịp thời, một số nơi phát triển tự phát không theo quy hoạch; kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa cao; tiềm năng đất đai một số vùng chưa được nghiên cứu, khai thác sử dụng tốt cho phát triển cây cao su. Hiện nay, thế giới đang có sự chuyển dịch đáng kể đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, tuy nhiên ngành công nghiệp ô tô thế giới đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ - 2 bạn hàng lớn của Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh bởi vậy nhu cầu sử dụng lốp xe rất lớn, trong khi cao su là nguyên liệu chính để sản xuất lốp xe.
Những năm qua, các công ty và nông trường cũng đã liên tục đưa vào ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nước, đa dạng hóa giống, kỹ thuật canh tác, kể cả chế độ chính sách để kích thích người trồng quan tâm hơn đến vườn cây, đặc biệt tăng cường đưa ra các biện pháp kỹ thuật mới nên đã đảm bảo tính ổn định về năng suất, nâng cao được năng suất khai thác. So sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cao su trên thế giới thông qua các số liệu tổng hợp của hiệp hội cao su thế giới (IRSG) cựng với cỏc xếp hạng về năng suất khai thỏc mủ cao su ta thấy rừ thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam về năng suất lao động.
Nguồn: Niêm giám thống kê Bên cạnh đó, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á ( hình 2.17), với cùng điều kiện tự nhiên khí hậu để phát triển cây cao su, thì hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong những năm 2002 – 2008 có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Qua nghiên cứu, giá cao su trên thế giới biến động vô cùng mạnh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như sự biến động của cung cầu, chi phí sản xuất, sự cạnh tranh của cao su tổng hợp, mức độ độc quyền trên thị trường, sự biến động của tỷ giá hối đoái, mức độ và biện pháp xử lý cao su tồn kho tại nước sản xuất và tiêu thụ v.v.
Cho đến nay kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt đến hơn 1 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và ở vị trí thứ 4 trong số các nước sản xuất và xuất khẩu hàng cao su tự nhiên trên thế giới. Thị trường xuất khẩu từ chỗ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, đến nay đã mở rộng ở khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản.
Cùng với những lo ngại tình trạng ảm đạm trong năm tới của các nền kinh tế lớn và kinh tế thế giới nói chung, các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Maylaysia, Indonesia đã tuyên bố sẽ cắt giảm 215 nghìn tấn cao su trong năm 2009 tới. Sau đây là một số giải pháp quan trọng đưa ra nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu ở chương 3 “ Quan điểm, Mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới “.
Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung. Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, Xu hướng tái cấu trúc phát triển thị trường phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến, việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết.
Thứ hai, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn hộ nông dân, các trang trại chuyển nhượng, tích tụ đất trồng cây cao su theo chính sách khuyến khích của Nhà nước hiện nay nhằm tạo tiền đề tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, hóa chất, đến khâu trực tiếp sản xuất như trồng, chăm sóc, thu hoạch v.v.và các hoạt động dịch vụ đầu ra như thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ như quy luật chung của sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thế giới. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cao su và lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành Cao su Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường..Không những vậy, biện pháp này sẽ giúp hoạt động khai thác chế biến cao su tự nhiên đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng.
Đồng thời xúc tiến xây dựng thương hiệu mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Cần tăng cường hơn nữa, việc đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các kì triển lãm hội chợ tại thị trường một số nước trọng điểm có tiềm năng phát triển lớn, nhu cầu cao.
Để tăng tính cạnh tranh bằng doanh thu, trước hết các doanh nghiệp cao su cần cố gắng tăng sản lượng sản xuất cao su tự nhiên, giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Theo đánh giá của nhiều nhiều chuyên gia, đây là một quy trình mới khá tiến bộ vì việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cao su thu hồi vốn nhanh, nâng sản lượng gỗ, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như thay giống cũ bằng các giống cao sản, việc ứng dụng các chất kích thích, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả v.v.Việc áp dụng bộ quy trình mới này mở ra triển vọng đưa năng suất khai thác mủ cao su lên 1,8-2 tấn/ha/năm.